Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để ‘đáp trả phương Tây’
Sau khi Nga thông báo sẽ tập trận dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật để “đáp trả đe dọa từ phương Tây”, Tổng thống Đức lẫn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ và người phát ngôn Lầu Năm Góc đều đã lên tiếng phản ứng.
Tổng thống Đức Olaf Scholz cho rằng: “Về cuộc tập trận hạt nhân do Nga công bố: Điều quan trọng là phải đảm bảo vũ khí hạt nhân sẽ không được sử dụng trong cuộc chiến này (xung đột ở Ukraine)”. Ảnh chụp màn hình/X
Viết trên mạng xã hội X vào 11 giờ 50 phút tối 6/5, theo giờ địa phương, Tổng thống Đức Olaf Scholz cho rằng: “Về cuộc tập trận hạt nhân do Nga công bố: Điều quan trọng là phải đảm bảo vũ khí hạt nhân sẽ không được sử dụng trong cuộc chiến này (hàm ý xung đột ở Ukraine)”.
Về phía Mỹ, những tin tức về cuộc tập trận hạt nhân sắp tới của phía Nga đã vấp phải sự chỉ trích ở Washington.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố: “Lời lẽ hùng biện của Nga – lời lẽ hùng biện về hạt nhân của họ – là liều lĩnh và vô trách nhiệm trong suốt cuộc xung đột này”.
Theo Newsweek, khi nói với các phóng viên hôm 6/5, ông Miller cho rằng việc Nga tổ chức tập trận hạt nhân cho thấy Mỹ “không thấy bất kỳ lý do nào để điều chỉnh vị thế hạt nhân của mình”.
Tuy nhiên, theo ông Miller, “không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine”.
Video đang HOT
Về phần mình, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Không quân Pat Ryder cũng chỉ trích tuyên bố tập trận hạt nhân của phía Nga, gọi đây là “một ví dụ về kiểu hùng biện vô trách nhiệm” đã thấy từ Nga trong quá khứ.
Tướng Ryder nhấn mạnh: “Điều đó hoàn toàn không phù hợp với tình hình an ninh hiện tại” và cho biết thêm rằng phía Mỹ chưa thấy bất cứ thay đổi nào về tư thế của lực lượng chiến lược Nga. Tuy nhiên, theo tướng Ryder, phía Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi.
Người phát ngôn Lầu Năm góc, tướng Ryder. Ảnh tư liệu: CNN/TTXVN
Trước đó vào ngày 6/5, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga ra thông cáo cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã lệnh cho Bộ tổng tham mưu quân đội Nga chuẩn bị tiến hành diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga có đoạn:”Các đơn vị tên lửa thuộc Quân khu miền Nam sẽ tiến hành diễn tập, nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng và năng lực chiến đấu của lực lượng hạt nhân phi chiến lược. Cuộc diễn tập sẽ diễn ra trong tương lai gần, có sự tham gia của không quân và hải quân”.
Quân đội Nga khẳng định cuộc diễn tập nhằm bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời nói rằng đây là “biện pháp phản ứng với những tuyên bố khiêu khích và lời đe dọa nhằm vào Nga từ một số quan chức phương Tây”.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga mô tả cuộc tập trận tên lửa hạt nhân chiến thuật sắp tới là nỗ lực của Moskva nhằm “hạ nhiệt những cái đầu nóng” ở các nước phương Tây về việc đe dọa triển khai bộ binh tới Ukraine và thực hiện các bước đi khác có nguy cơ leo thang cuộc chiến ở Ukraine thành một cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và NATO.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Cuộc tập trận phải được xem xét trong bối cảnh những tuyên bố gây hấn gần đây của các quan chức phương Tây và hành động gây bất ổn mạnh mẽ được một số nước NATO thực hiện nhằm gây áp lực với Nga bằng vũ lực và tạo thêm mối đe dọa đối với an ninh của đất nước chúng ta liên quan đến cuộc xung đột trong và xung quanh Ukraine”.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, cuộc tập trận sẽ giúp NATO nhận ra những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra do những rủi ro chiến lược mà họ tạo ra, đồng thời ngăn chặn họ vừa hỗ trợ chính quyền Kiev trong các hành động tấn công vừa bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp với Nga.
Ông Kim Jong-un xem phóng 'siêu hỏa tiễn', chỉ đạo sẵn sàng đánh đầu não đối thủ
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc tập trận có sự tham gia của các tổ hợp pháo phản lực siêu lớn và kêu gọi sẵn sàng đánh sập thủ đô của đối phương bằng 'phương tiện tấn công cốt lõi'.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 19.3 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã giám sát và chỉ đạo cuộc diễn tập của các đơn vị pháo binh tại miền tây Triều Tiên. Các hệ thống pháo phản lực phóng loạt siêu lớn với đường kính nòng lên đến 600 mm được sử dụng trong cuộc diễn tập.
Những quả rốc két siêu lớn được phóng trong cuộc tập trận ngày 18.3. Ảnh AFP
Trước đó, quân đội Hàn Quốc trong ngày 18.3 thông báo đã phát hiện nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn được phóng từ các khu vực gần Bình Nhưỡng và bay khoảng 300 km về phía vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Giới chuyên gia cho rằng đó có thể là rốc két bắn từ pháo phản lực siêu lớn KN-25.
Ông Kim Jong-un gọi các hệ thống này là "phương tiện tấn công cốt lõi" của quân đội, có vai trò quan trọng trong sự chuẩn bị chiến tranh của đất nước. Nhà lãnh đạo cho rằng cần gây ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa để đối phương hiểu rằng nếu một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, họ sẽ không tránh khỏi thảm họa.
Hình ảnh từ cuộc diễn tập. Ảnh REUTERS
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (trái) theo dõi cuộc diễn tập. Ảnh AFP
Pháo phản lực phóng loạt siêu lớn của Triều Tiên được xếp vào loại tên lửa tầm ngắn, có thể đặt toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc trong tầm bắn. Triều Tiên tuyên bố có thể gắn đầu đạn hạt nhân chiến thuật lên vũ khí như vậy.
"Phương tiện tấn công hủy diệt mà quân đội ta sở hữu nên hoàn thành triệt để hơn nhiệm vụ ngăn chặn và chế áp khả năng xảy ra chiến tranh với sự chuẩn bị hoàn hảo liên tục nhằm đánh sập thủ đô và cấu trúc lực lượng quân sự của kẻ thù", ông Kim nói.
Hồi tháng 1, ông Kim Jong-un kêu gọi sửa đổi hiến pháp để coi Hàn Quốc là "kẻ thù chính" và đưa vào luật cam kết khuất phục lãnh thổ kẻ thù trong trường hợp chiến tranh.
Azerbaijan lần đầu tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi kiểm soát hoàn toàn Nagorny-Karabakh Ngày 23/10, Azerbaijan cho biết một loạt cuộc diễn tập quân sự chung với đồng minh thân cận Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu. Azerbaijan lần đầu tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi kiểm soát hoàn toàn Nagorny-Karabakh. Ảnh: azerbaycan24 Theo hãng tin Reuters của Anh, đây là cuộc tập trận đầu tiên kể từ khi Baku giành quyền kiểm soát...