Mỹ và đồng minh tấn công Syria: Vì sao Nga không đáp trả?
Cả Nga và Mỹ đều kiềm chế vì biết rõ đụng độ quân sự trực diện ở Syria sẽ khiến tình hình mất kiểm soát
“Thế chiến thứ ba có thể bắt đầu từ Syria” – nhiều chuyên gia đã lo sợ điều này sẽ xảy ra nếu Mỹ và đồng minh không kích Syria với lý do “đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma gần thủ đô Damascus của Syria cuối tuần trước”.
Kịch bản này có vẻ không thành hiện thực nếu nhìn vào cách Mỹ tấn công rạng sáng 14-4 và cách Nga phản ứng. Mỹ và đồng minh chọn không kích 3 mục tiêu. Đây được xem là trọng tâm của chương trình vũ khí hóa học Syria nhưng mặt khác, đánh vào đây lại giảm thiểu thiệt hại vì không gây thương vong cho cả dân thường lẫn binh lính Nga, theo đài BBC.
Báo New York Times cũng cho rằng dù Tổng thống Donald Trump tuyên bố rất mạnh miệng nhưng hành động của Mỹ đã được tính toán cẩn thận để không làm Nga và Iran trả đũa, từ đó tránh dẫn đến một cuộc xung đột sâu rộng. “Các mục tiêu bị đánh trúng liên quan đến vũ khí hóa học, không phải các căn cứ của Nga và Iran” – ông Dennis Ross, chuyên gia về Trung Đông, nhận định.
Theo tờ New York Times, trong một cuộc họp của quân đội Mỹ trước cuộc không kích, nhiều quan chức lo ngại Nga có thể phản ứng nếu các cơ sở của Syria bị tấn công. Họ thậm chí lên kế hoạch bảo vệ các tàu khu trục của hải quân Mỹ trong trường hợp phía Nga phản công. Nhưng có vẻ Nga và Iran không chọn cách đáp trả trực tiếp quân đội Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, hàng đầu) và Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái, hàng đầu) tại căn cứ không quân Khmeimim cuối năm 2017 Ảnh: ĐIỆN KREMLIN
Giữa những bất ổn, chỉ có một điều chắc chắn: Các cuộc không kích mới nhất của Mỹ và đồng minh sẽ không thay đổi được cục diện quân sự hiện nay ở Syria. Dội tên lửa các cơ sở hóa học của Syria chỉ là hành động mang tính biểu tượng thay vì một chiến lược và rõ ràng không thể đem đến kết thúc cho cuộc nội chiến đã bước vào năm thứ 8 ở quốc gia Trung Đông này.
Thiếu một chiến lược dài hạn khiến hoạt động của Mỹ ở Syria sau cuộc không kích ngày 14-4 tiếp tục là chuỗi mơ hồ. Trong lúc vẫn muốn rút quân về thì ông Trump lại khơi mào cuộc tấn công tiềm ẩn rủi ro mở rộng xung đột. Mỹ thực sự muốn gì – Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi hay chỉ đơn giản là củng cố “lằn ranh đỏ” đối với việc sử dụng vũ khí hóa học? Trong khi ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh vế sau thì đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, lại khẳng định “không có giải pháp chính trị ở Syria một khi ông Assad còn tại vị”.
Video đang HOT
Thật ra, ảnh hưởng lớn nhất của các cuộc không kích là khoét sâu hơn mối quan hệ lạnh lẽo giữa Mỹ và Nga. Cả hai nước đều kiềm chế vì biết rõ đụng độ quân sự trực diện ở Syria sẽ khiến tình hình mất kiểm soát. Dù vậy, một số chuyên gia dự đoán Nga có thể đáp trả bằng cách không can thiệp nếu các lực lượng Iran trả đũa hàng ngàn binh sĩ Mỹ đang đóng ở Syria và Iraq, đặc biệt là khu vực phía Đông sông Euphrates (của Syria) và dọc biên giới Iraq – Syria. Nga cũng có thể không kiềm chế các tay súng do Iran hậu thuẫn ở miền Nam Syria trong việc khiêu khích Israel.
Ngoài ra, khả năng đáp trả của Moscow và Tehran còn nằm ở sức mạnh trên không gian mạng của họ. Chỉ mới vài tuần trước, Bộ An ninh nội địa Mỹ cảnh báo có các phần mềm độc hại “cài cắm” trong lưới điện của Mỹ và cho rằng chúng có nguồn gốc từ Nga.
Theo Hải Ngọc (Người lao động)
"Át chủ bài" giúp Nga bảo vệ Syria trước cuộc tấn công của Mỹ
Hệ thống phòng không S-400, biệt danh "Rồng lửa", được xem là giải pháp then chốt giúp Nga đối phó với các tên lửa hiện đại của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa các bên liên quan tới vấn đề Syria chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga (Ảnh: TASS)
Tổng thống Donald Trump ngày 11/4 cảnh báo Nga hãy "sẵn sàng" đối phó với các tên lửa "mới, đẹp và thông minh" của Mỹ sau khi Moscow tuyên bố bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Washington bắn tới Syria. Căng thẳng giữa Nga và Mỹ bắt đầu tăng nhiệt sau khi chính quyền Mỹ cáo buộc lực lượng chính phủ Syria, với sự hậu thuẫn của Nga, đã gây ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học khiến ít nhất 70 người thiệt mạng tại thị trấn Douma ở Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus hôm 7/4.
Trong bối cảnh căng thẳng, hệ thống phòng không "Rồng lửa" S-400 của Nga được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Syria trước các cuộc tấn công bằng tên lửa có thể xảy ra từ Mỹ. Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ rút bớt lực lượng ra khỏi chiến trường Syria sau khi cuộc chiến chống khủng bố thành công. Tuy nhiên, S-400 vẫn tiếp tục được giữ lại căn cứ của Syria. Moscow cho biết các hệ thống này sẽ đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ cho các máy bay chiến đấu cùng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga.
S-400 Triumf, hay SA-21 Growler theo cách gọi của NATO, là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa thế hệ 4 được Nga bắt đầu phát triển từ năm 1993. Là thế hệ kế cận của hệ thống phòng không S-200 và S-300, S-400 được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2007. (Ảnh: CSIS)
S-400 có khả năng tiêu diệt các máy bay, thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối. (Ảnh: CSIS)
Là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga, S-400 bắt đầu được Moscow triển khai tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria từ năm 2015. (Ảnh: CSIS)
Tầm hoạt động của hệ thống S-400 từ 240-400 km. Theo hãng sản xuất Almaz Antey, một hệ thống S-400 có thể tấn công 36 mục tiêu cùng lúc. (Ảnh: CSIS)
Ở tầm xa, hệ thống phòng không S-400 sử dụng tên lửa 48N6 có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo trong bán kính 60 km. (Ảnh: CSIS)
Ở tầm cực xa, S-400 sử dụng các tên lửa 40N6. Hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 600 km. (Ảnh: CSIS)
Nga hiện triển khai S-400 tại Kaliningrad, Syria và Crimea. Nga cũng đang lên kế hoạch chế tạo hệ thống S-500 mới trong bối cảnh nhu cầu các nước đặt mua S-400 tăng vọt. (Ảnh: National Interest)
Ngoài Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đang chờ Nga vận chuyển và lắp đặt S-400, Qatar, Ả-rập Xê-út, Ấn Độ cũng đang thương lượng để có thể mang S-400 về tăng cường hệ thống phòng thủ. (Ảnh: CSIS)
Thành Đạt
Theo Dantri
Hình ảnh nghi vấn đầu tiên về cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Syria Một số người dùng mạng xã hội đã đăng các video được cho là các tên lửa phòng không của Syria bắn về phía các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ trên bầu trời thủ đô Damascus sau khi Tổng thống Donald Trump phát lệnh tấn công Syria. Theo RT, những hình ảnh và video đầu tiên đã xuất hiện trên mạng...