Mỹ, Ukraine và Romania tập trận ở Biển Đen
Cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của các tàu đổ bộ, máy bay trinh sát và các thiết bị khác.
Mỹ và một số nước chuẩn bị tiến hành tập trận ở Biển Đen trong bối cảnh xung đột ở Ukraine tiếp diễn. Ảnh: kyivpost.com
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn thông báo của Hải quân Romania cho biết, nước này cùng với Mỹ, Ukraine và các đồng minh khác sẽ tổ chức tập trận ở Biển Đen và khu vực đồng bằng sông Danube từ ngày 11 – 15/9/2023.
Cuộc tập trận mang tên Sea Breeze 23.3 cũng có sự tham gia của các lực lượng đến từ Bulgaria, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp.
Thông báo của Hải quân Romania nêu rõ: “Mục tiêu chính của Sea Breeze 23.3 là tăng cường phối hợp tác chiến và chiến thuật giữa các quốc gia tham gia trong việc đối phó với các thiết bị nổ, đặc biệt là thủy lôi, nhằm đảm bảo tự do hàng hải”.
Video đang HOT
Theo thông báo, cuộc diễn tập chung cũng sẽ góp phần phát triển tầm nhìn đồng bộ nhằm đảm bảo an ninh ở khu vực Biển Đen và an ninh trên biển.
Hải quân Romania sẽ cử tàu Sublocotenent Alexandru Axente, tàu tốc độ cao Posada, tàu đổ bộ, tàu tấn công và các tàu khác, cùng nhiều nhân viên quân sự tham gia.
Mỹ sẽ triển khai máy bay tuần tra hải quân Poseidon, đặc công nước cùng tàu cao tốc và phương tiện đặc biệt, trong khi các nước khác cử chuyên gia xử lý chất nổ và sĩ quan tham mưu tham gia diễn tập.
Cuộc tập trận được tiến hành trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra và mối nguy hiểm do thủy lôi gây ra.
Xuất hiện "người đua mới" chinh phục Mặt trăng
Với việc tuyên bố phóng tàu đổ bộ thành công ngày 7/9, Nhật Bản đứng trước cơ hội hiện thực hóa tham vọng trở thành quốc gia thứ 5 hạ cánh thành công tàu vũ trụ lên Mặt trăng, Japan Times đưa tin.
Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, tên lửa đẩy H2-A đã được phóng từ trung tâm vũ trụ Tanegashima lúc 8h42 phút (giờ địa phương) mang theo Tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt Trăng (SLIM) và Vệ tinh Sứ mệnh quang phổ và hình ảnh tia X (XRISM) vào không gian.
Được mệnh danh là "tay bắn tỉa mặt trăng", Nhật Bản đặt mục tiêu hạ cánh Tàu đổ bộ SLIM trong phạm vi 100m tính từ địa điểm mục tiêu trên bề mặt Mặt trăng. Tàu đổ bộ trị giá 100 triệu USD dự kiến sẽ bắt đầu hạ cánh vào tháng 2 năm sau sau một quỹ đạo tiếp cận dài và tiết kiệm nhiên liệu.
Vụ phóng được thực hiện tại trung tâm vũ trụ Tanegashima. Ảnh: Reuters
"Bằng cách tạo ra tàu đổ bộ SLIM, con người sẽ thực hiện một sự thay đổi chất lượng, theo hướng ta có thể hạ cánh ở nơi chúng ta muốn chứ không chỉ ở nơi dễ hạ cánh như trước đây", JAXA chia sẻ, nói thêm rằng điều này sẽ giúp đẩy nhanh việc nghiên cứu Mặt trăng và các hành tinh bằng cách sử dụng các hệ thống thám hiểm nhẹ hơn.
Vài giờ sau khi phóng, JAXA cho biết họ nhận được tín hiệu từ SLIM cho thấy tàu đang hoạt động bình thường.
Vụ phóng diễn ra hai tuần sau khi Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh thành công tàu vũ trụ lên mặt trăng với sứ mệnh Chandrayaan-3. Nếu cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của SLIM diễn ra thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới làm được điều này.
Tên lửa đẩy H2-A mang theo Tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt Trăng (SLIM) và Vệ tinh Sứ mệnh quang phổ và hình ảnh tia X (XRISM). Ảnh: Reuters
Hai nỗ lực chinh phục Mặt trăng trước đó của Nhật Bản đã thất bại vào năm ngoái. JAXA đã mất liên lạc với tàu đổ bộ OMOTENASHI và hủy bỏ nỗ lực hạ cánh vào tháng 11. Tàu đổ bộ Hakuto-R Mission 1 đã bị rơi vào tháng 4 khi cố gắng đáp xuống bề mặt Mặt trăng.
Tên lửa được phóng ngày 7/9 cũng mang theo vệ tinh XRISM, một dự án chung của JAXA, NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. JAXA cho biết các trạm mặt đất ở Hawaii và Nhật Bản đã nhận được tín hiệu từ XRISM ngay sau vụ phóng xác nhận rằng các tấm pin mặt trời của vệ tinh đã được triển khai thành công.
Ukraine tung chiến thuật mới, phóng tên lửa "thủy thần" hạ mục tiêu tầm xa Ukraine được cho là đã hoán cải các tên lửa chống hạm Neptune do nước này sản xuất để tăng cường khả năng tấn công tầm xa vào các mục tiêu của Nga. Tên lửa Neptune được phóng thử năm 2019 (Ảnh: Business Insider). Theo Ian Williams, phó giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược...