Mỹ tuyên bố về việc giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan ngày 1/12 cho biết, Mỹ không cân nhắc giao cho Ukraine số vũ khí hạt nhân mà Kiev đã từ bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Hầm chứa tên lửa SS-24 của Ukraine vào năm 1998 sau khi nó bị phá hủy như một phần trong nỗ lực chung nhằm giải tán kho vũ khí hạt nhân của Ukraine. Ảnh: Sky News
Theo ABC News và RT, ông Sullivan bình luận như vậy khi được hỏi về thông tin tờ The New York Times đưa hồi tháng trước rằng, một số quan chức phương Tây giấu tên nói Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể trao cho Ukraine vũ khí hạt nhân trước khi rời nhiệm sở.
Ông Sullivan nói: “Điều đó không được cân nhắc, không. Những gì chúng tôi đang làm là tăng cường năng lực thông thường cho Ukraine để họ có thể tự vệ hiệu quả và chiến đấu với người Nga, chứ không phải năng lực hạt nhân”.
Khi Ukraine độc lập vào năm 1991, nước này nắm giữ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, có khoảng 1.900 đầu đạn, 176 tên lửa đạn đạo liên lục địa và 44 máy bay ném bom chiến lược được đặt tại Ukraine. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm, Ukraine đã trả lại tất cả cho Nga để đổi lấy sự hỗ trợ kinh tế và đảm bảo an ninh từ Washington, London và Moscow.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tỏ ra hối tiếc về việc Ukraine giao nộp vũ khí hạt nhân. Năm 2022, nhà lãnh đạo này tuyên bố Kiev có mọi quyền để đảo ngược quyết định trên. Tháng 10, ông Zelensky tuyên bố rằng chỉ có hai lựa chọn để đảm bảo an ninh của Ukraine: gia nhập NATO hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trước đó cảnh báo, “việc chuyển giao những vũ khí như vậy có thể được coi là hành động phát động một cuộc tấn công vào Nga” theo học thuyết hạt nhân mới được sửa đổi gần đây của nước này.
Học thuyết hạt nhân của Nga cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử trong trường hợp nước này bị tấn công hạt nhân hoặc khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa nghiêm trọng bằng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường. Phiên bản học thuyết mới nhất cũng cho phép Moscow coi cuộc tấn công của một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn tương đương với hành động gây hấn hạt nhân trực tiếp.
Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine
Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân.
"Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu Nga không có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ có mặt ở Ukraine và đuổi họ ra ngoài", đô đốc Rob Bauer, đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO sắp mãn nhiệm, nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng Prague IISS ở Cộng hòa Czech hôm 10.11, theo báo Newsweek.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ đứng thứ hai. Tổng cộng, Moscow và Washington kiểm soát khoảng 90% vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Trong NATO, Mỹ, Anh và Pháp có vũ khí hạt nhân, nhưng một số căn cứ khác ở châu Âu cũng có vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ.
Kịch bản quân NATO chiến đấu cho Ukraine phần lớn đã không còn được đưa ra thảo luận, dù đã có người nước ngoài gia nhập lực lượng Ukraine với tư cách là những người tình nguyện.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars được phóng trong một cuộc thử nghiệm từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở vùng Bắc Arkhangelsk của Nga, trong ảnh từ video được phát hành ngày 29.10. ẢNH: REUTERS
Vào tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không loại trừ khả năng gửi binh sĩ phương Tây đến Ukraine. Tuy nhiên, khả năng này đã nhanh chóng bị các nước NATO khác bác bỏ. Tổng thư ký NATO khi đó Jens Stoltenberg nhấn mạnh họ không cân nhắc việc gửi quân đến chiến trường. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã liên tục tuyên bố rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ nào được triển khai tới Ukraine.
NATO đã tuyên bố rằng họ ủng hộ Ukraine, nhưng không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Nhiều nước NATO đã đưa quân đến Afghanistan và Iraq trong nhiều năm vào đầu thập niên 2000, nhưng không sẵn sàng đề cập vấn đề triển khai bộ binh của riêng họ tới Ukraine. Kyiv đã tuyên bố họ không yêu cầu những nước ủng hộ mình cung cấp binh sĩ, mà chỉ muốn được viện trợ quân sự.
Theo đô đốc Bauer, chiến đấu ở Afghanistan không giống như chiến đấu chống lại lực lượng Nga ở Ukraine vì Taliban không có vũ khí hạt nhân. "Có một sự khác biệt lớn giữa Afghanistan và Ukraine", ông Bauer nhấn mạnh.
Thủ tướng Hungary: Ông Trump sẽ 'từ bỏ' xung đột ở Ukraine, châu Âu khó viện trợ đủ
Khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của nước này vào tình trạng báo động cao. Vài tháng sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng nguy cơ xung đột hạt nhân đã trở nên "đáng kể".
Cách đây hơn một tháng, Tổng thống Putin ngày 25.9 tuyên bố Nga cần cập nhật học thuyết hạt nhân của mình để xác định những vấn đề có thể khiến Moscow tiến hành cuộc tấn công hạt nhân, theo Đài RT.
Ông Putin khi đó nhấn mạnh Moscow cũng sẽ "nhanh chóng" phản ứng hạt nhân nếu nhận được "thông tin đáng tin cậy" về một cuộc tấn công bằng tên lửa do một quốc gia khác tiến hành vào Nga hoặc đồng minh thân cận nhất của Nga là Belarus.
Tổng thống Putin: Nga không cho phép Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân! Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow không cho phép Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào, cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh nếu Kiev theo đuổi vũ khí hạt nhân. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: GettyImages Thông tấn Nga Interfax hôm nay (19/10) dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Moscow coi...