Mỹ tung trừng phạt nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc
Động thái này thể hiện quyết tâm của Mỹ trong việc chặn đứng tham vọng mở rộng của ngành công nghệ bán dẫn Trung Quốc.
Cụ thể, chính quyền Washington đã ra lệnh hạn chế xuất khẩu đối với Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế ( SMIC) của Trung Quốc. Theo Bộ Thương mại Mỹ, các nhà cung cấp phải xin giấy phép xuất khẩu từ chính phủ liên bang nếu muốn tiếp tục làm ăn với tập đoàn Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ cho rằng có khả năng SMIC sử dụng các thiết bị, vật liệu mua từ nước ngoài trong các dự án quân sự của chính phủ Trung Quốc và đó là “rủi ro không thể chấp nhận được”.
Lệnh cấm vận của Mỹ là cú đòn giáng thẳng vào tham vọng phát triển ngành bán dẫn Trung Quốc, trong đó SMIC được xem là một phần quan trọng trong chiến lược này, đồng thời sẽ khiến sự phát triển của công ty này bị đình trệ trong vài năm, theo CNBC.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt này còn ảnh hưởng trực tiếp đến hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là Huawei. Trước đó, Mỹ đã yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài phải xin giấy phép để bán bán dẫn cho Huawei. Huawei, nhà sản xuất thiết bị cơ sở hạ tầng 5G lớn nhất thế giới, hiện là khách hàng lớn nhất của SMIC và chiếm 18,7% doanh thu hàng năm của nhà sản xuất chip. Huawei dành khoảng 1% chi phí đầu tư mỗi năm để mua sản phẩm từ SMIC.
Về phần mình, SMIC khẳng định “không có bất kỳ quan hệ gì với quân đội Trung Quốc và không hề sản xuất vì mục đích quân sự hoặc phục vụ quân đội”. Theo thống kê, 13 trong 38 khách hàng lớn nhất của SMIC nằm tại Trung Quốc, chiếm 38%, và mang về khoảng 20% doanh thu cho SMIC tính đến giữa tháng 8 năm nay.
SMIC là công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc hiện nay, chỉ đứng sau TSMC của Đài Loan, đồng thời sở hữu một trong những xưởng đúc hiếm hoi tại Trung Quốc có thể sản xuất vi xử lý trên quy trình 14 nm.
Học tập Huawei, SMIC đã tích trữ thiết bị từ nhiều tháng nay
Từ đầu năm nay, SMIC đã đặt hàng một lượng lớn máy móc, thiết bị sản xuất chip để chuẩn bị với tình huống gặp phải lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính phủ Mỹ.
SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đã trở thành mục tiêu tiếp theo trong danh sách hạn chế xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹ. Nhưng các nguồn tin từ Nikkei cho biết, từ nhiều tháng nay, hãng này đã tích trữ một lượng lớn linh kiện và máy móc sản xuất chip cũng như các bộ phận quan trọng khác để giảm thiểu ảnh hưởng từ các lệnh hạn chế xuất khẩu này.
Nhiều nguồn tin trong ngành cho biết, lượng đặt hàng của SMIC đối với các nhà cung cấp tại châu Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã tăng vọt từ đầu năm nay, vượt quá nhu cầu của công ty trong năm 2020.
Lượng hàng họ đặt mua bao gồm các máy móc liên quan đến sản xuất chip như máy khắc axit, máy quang khắc, máy rửa tấm wafer và máy kiểm tra chip. Bên cạnh đó, họ còn đặt mua một lượng lớn linh kiện hao mòn đủ dùng trong một năm, nhằm thay thế định kỳ cho các máy móc đang chạy hoặc việc hoạt động thường kỳ. Thậm chí nhiều nguồn tin cho biết, SMIC còn hợp tác với các nhà sản xuất chip khác của Trung Quốc để tạo ra kho dự trữ chung cho các bộ phận như vậy.
Dường như SMIC đã học tập khách hàng của họ, Huawei. Người khổng lồ viễn thông này từng nỗ lực tích trữ chip khi có các dấu hiệu cho thấy Washington sẽ bắt đầu siết chặt các hạn chế xuất khẩu công nghệ đối với nhà sản xuất smartphone Trung Quốc này.
" Ngay đầu năm nay, SMIC đã ở trong trạng thái cảnh giác cao độ, khi cả ngành công nghiệp đều nhận ra rằng Mỹ có thể siết chặt hơn nữa việc các nhà cung cấp ngoài nước Mỹ của Huawei sử dụng công nghệ Mỹ, điều cuối cùng đã xảy ra vào tháng Năm năm nay." Một trong các nguồn tin của Nikkei cho biết. " Họ đang vội vàng thu mua nhiều linh kiện rời dành cho các máy sản xuất chip hiện tại, nhằm duy trì lượng cung cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục trong bất kỳ trường hợp nào."
Một nguồn tin từ nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip Mỹ cho biết SMIC đã vội vàng tích trữ máy móc. " Công ty đã đặt hàng nhiều máy móc hơn họ cần cho kế hoạch mở rộng hiện tại của mình... Chúng tôi đã xuất xưởng một số máy móc, nhưng vẫn còn nhiều cỗ máy trong đơn đặt hàng phải được gửi đi trước cuối năm nay." Nguồn tin cho biết. " Giờ chúng tôi không chắc liệu mình có thể kịp gửi chúng đi hay không, nhưng chúng tôi biết SMIC đang liên lạc với chính phủ Mỹ từ đầu năm đến nay."
Trước đó, CEO SMIC, Zhao Haijun đã phủ nhận việc công ty đang tăng cường mua sắm để chuẩn bị đối mặt với lệnh cấm từ chính phủ Mỹ, cho dù báo cáo tài chính cho thấy, chi phí vốn theo kế hoạch tăng vọt lên 6,7 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu ban đầu 3,1 tỷ USD.
Cho dù là nhà sản xuất chip lớn nhất và hiện đại nhất Trung Quốc hiện nay, cũng như được xem là một trong những yếu tố quan trọng đối với nỗ lực tự chủ công nghệ của nước này, nhưng hãng này vẫn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt đến từ Mỹ. Các nhà cung cấp lớn nhất và quan trọng nhất của SMIC bao gồm các hãng như Applied Materials, Lam Research, KLA và Taradyne của Mỹ, hãng ASML của Hà Lan và hãng Tokyo Electron của Nhật Bản.
Thậm chí vào cuối năm ngoái, nhiều nguồn tin cho rằng chính phủ Mỹ đã gây áp lực buộc ASML hoãn xuất xưởng máy quang khắc chip cao cấp bằng tia EUV cho SMIC. Cỗ máy này có thể giúp SMIC sản xuất được các chip với tiến trình công nghệ nhỏ hơn.
Hiện SMIC vẫn đang tập trung sản xuất các chip tiến trình 28nm và các tiến trình cũ hơn nữa. Công ty mới chỉ sản xuất trên quy mô nhỏ chip 14nm, tiến trình công nghệ cao cấp nhất do Trung Quốc tự sản xuất, và chỉ kém hơn từ 1 đến 2 thế hệ so với những người dẫn đầu thế giới như TSMC và Samsung. Mục tiêu của công ty là sẽ loại bỏ toàn bộ thiết bị của Mỹ ra khỏi dây chuyền sản xuất chip 40nm vào cuối năm nay và tiến tới là dây chuyền 28nm trong vòng 3 năm nữa. Mặc dù vậy đây đều là các công nghệ chip khá cũ so với các chip hiện đại ngày nay.
Trừng phạt SMIC, Mỹ tung đòn chí mạng vào "Giấc mơ Trung Hoa" Với các lệnh hạn chế xuất khẩu mới, kế hoạch mở rộng sản xuất chip của SMIC cũng như Trung Quốc sẽ bị trì hoãn một thời gian nữa. Cuối tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ chính thức thông báo các hạn chế xuất khẩu công nghệ đối với nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation)....