Mỹ tung chiến thuật ‘khó dự đoán’ ở Biển Đông
Hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer đã thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông vào ngày 29.4. Đây là một phần trong chiến thuật “khó dự đoán” của quân đội Mỹ.
Hai máy bay ném bom B-1B tiếp cận máy bay tiếp nhiêu liệu KC-135 khi thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông ngày 29.4 . Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Hai máy bay ném bom B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota (Mỹ), thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông rồi quay trở lại căn cứ, theo trang Pacific Air Forces ngày 30.4. Chuyến bay này kéo dài 32 giờ.
Hồi tuần rồi, một máy bay ném bom B-1B hôm 22.4 đã thực hiện chuyến bay kéo dài 29 giờ tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để bay diễn tập cùng 6 máy bay chiến đấu F-16 (Mỹ) và các chiến đấu cơ F-2, F-15 của Nhật Bản ở ngoài khơi Nhật Bản rồi quay trở lại căn cứ.
“Đây là nhiệm vụ nhằm đảm bảo cam kết với đồng minh và ngăn chặn đối thủ, cùng lúc thực hiện mô hình triển khai lực lượng linh động”, ông Lincoln Coleman, chỉ huy Phi đội ném bom thứ 37, cho biết.
Chiến thuật mới của Mỹ
Trả lời phỏng vấn đài CNN, ông Timothy Heath, chuyên gia quốc phòng của tổ chức nghiên cứu chính sách Rand Corp (Mỹ), cho biết các nhiệm vụ liên tiếp và bất ngờ là một phần chiến thuật “không thể đoán trước được hoạt động” của Lầu Năm Góc hay còn gọi là mô hình triển khai lực lượng linh động. Mục tiêu của chiến thuật mới là không để cho đối thủ dự đoán được việc triển khai lực lượng cố định hoặc luân phiên.
Ông Heath chỉ ra một động thái tương tự hôm 17.4, khi đó Không quân Mỹ bất ngờ rút các máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52 khỏi đảo Guam ở Thái Bình dương. Động thái này chấm dứt chương trình Máy bay ném bom hiện diện thường trực ở Guam.
Tuy nhiên, năm ngày sau đó, máy bay ném bom B-1B bất ngờ quay trở lại Thái Bình Dương, diễn tập với chiến đấu cơ Nhật Bản ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. “Như vậy, dù máy bay ném bom không còn hiện diện ở Guam nhưng luôn sẵn sàng xuất kích. Tương tự, các lực lượng của Mỹ cũng có khả năng thực hiện những nhiệm vụ liên tiếp và bất ngờ ở Biển Đông, không giống mô hình trước đây vốn có thể dự đoán được”, chuyên gia Heath nói.
Video đang HOT
Hai máy bay ném bom B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota (Mỹ) ngày 28.4 . Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Nhà phân tích Carl Schuster, cựu đại tá Hải quân Mỹ, cho biết chiến thuật “khó dự đoán” cũng thể hiện rõ khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry hôm 28.4 bất ngờ thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải gần các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã triển khai lực lượng để cảnh báo và xua đuổi khu trục hạm Mỹ USS Barry khỏi vùng biển gần Hoàng Sa ngày 28.4. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau (tức 29.4), Trung Quốc chắc chắn rất bất ngờ khi hai máy bay ném bom chiến lược B-1B xuất hiện ở Biển Đông và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill thì tuần tra gần Trường Sa, theo ông Schuster.
Điều này cho thấy sự thay đổi chiến thuật của Mỹ, với những cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải được thực hiện liên tiếp ở Biển Đông. Trước đây, những cuộc tuần tra như thế này thường xảy ra cách nhau vài tuần hoặc hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 23.4 đã lên án Trung Quốc lợi dụng thế giới tập trung ứng phó đại dịch Covid-19 để tiếp tục thực hiện hành vi khiêu khích ở Biển Đông.
Ông Pompeo đã chỉ rõ những hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông trong tháng 4, bao gồm: thành lập hai đơn vị hành chính cấp quận – huyện bất hợp pháp để kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam; xây trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi ở Trường Sa; điều đội tàu dọa dẫm và ngăn chặn láng giềng thăm dò, khai thác tài nguyên ngoài khơi.
Chiến hạm mang 130 tên lửa của Mỹ vừa áp sát Trường Sa
Tuần dương hạm USS Bunker Hill mang theo 130 tên lửa các loại, đem lại khả năng tác chiến vượt trội vừa thực hiện nhiệm vụ tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa.
Hạm đội 7 hôm 29/4 cho biết tuần dương hạm USS Bunker Hill (DDG-52) đã di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.
"Bunker Hill được triển khai đến Hạm đội 7 hỗ trợ các hoạt động an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", thông báo trên tài khoản Hạm đội 7 bổ sung, không tiết lộ cụ thể thời điểm và vị trí hoạt động của tàu. Ảnh: Hải quân Mỹ.
USS Bunker Hill cùng với tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Barry (DDG-52), tàu đổ bộ tấn công USS Ameria (LHA-6) đang hoạt động ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông và gần đảo Đài Loan. Ảnh: Hải quân Mỹ.
USS Bunker Hill là tàu hộ tống chính trong nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71). Trước khi Bunker Hill áp sát Trường Sa, tàu khu trục USS Barry cũng đã áp sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Bunker Hill là tàu thứ 6 thuộc tuần dương hạm lớp Ticonderoga và là tàu đầu tiên trong lớp được trang bị hệ thống phóng thắng đứng Mk41, thay thế cho hệ thống phóng kiểu cánh tay Mk26, giúp cải thiện tính linh hoạt, nâng cao sức mạnh hỏa lực bằng cách cho phép bắn tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hệ thống Mk41 được bố trí thành 2 cụm với 61 ống phóng ở mũi tàu và 61 ở đuôi tàu. Mk41 là loại ống phóng đa năng, chúng có thể bắn tên lửa Tomahawk, tên lửa hải đối không SM-2, SM-6, ESSM, tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC. Ảnh: Thuận Thắng.
Tàu được trang bị 2 pháo 127 mm, một ở mũi tàu và một ở đuôi tàu. Pháo có tầm bắn hiệu quả khoảng 24-37 km tùy phiên bản. Nó có thể tấn công mục tiêu mặt nước, pháo kích bờ biển và phòng không. Ảnh: Thuận Thắng.
Ngoài ra trên tàu còn được vũ trang 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon. Đây là loại tên lửa chống hạm phổ biến nhất của Mỹ và NATO. Tên lửa có tầm bắn từ 130-280 km tùy phiên bản, mang theo đầu đạn nặng 221 kg. Ảnh: Thuận Thắng.
Hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx, gồm 1 pháo 6 nòng, cỡ nòng 20 mm. Nó có tốc độ bắn tới 5.000 viên/phút, được sử dụng cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa và vũ khí dẫn đường của đối phương nhắm vào tàu chiến. Nó cũng có thể phòng không tầm gần và tấn công các mục tiêu nhỏ trên mặt nước. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trái tim sức mạnh của tàu là hệ thống chiến đấu tối tân Aegis, với cảm biến chính là radar AN/SPY-1B. Nó là một trong những radar hàng hải tốt nhất thế giới. Radar hoạt động ở băng tần S, có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng gofl ở cự ly 165 km, phát hiện tên lửa đạn đạo ở cự ly 300 km. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu được trang bị 4 động cơ tuabin khí LM25000, tổng công suất 100.000 mã lực truyền động cho chân vịt 2 trục. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 6.000 hải lý. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Phần boong sau của tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng MH-60 Seahawk. Tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn 300 người, trong đó có 30 sĩ quan. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Mỹ bác tin tàu khu trục USS Barry bị Trung Quốc 'xua đuổi' gần quần đảo Hoàng Sa Mỹ khẳng định khu trục hạm của họ vẫn triển khai hoạt động tự do hàng hải theo đúng kế hoạch tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hải quân Mỹ hôm 28/4 xác nhận tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trong khu vực gần quần...