Mỹ từng bí mật thử nghiệm “bom sóng thần”
Cơn sóng thần ập vào vùng đông bắc Nhật vào ngày 11.3.2011 – Ảnh: Reuters
Mỹ và New Zealand từng bí mật thử nghiệm loại “ bom sóng thần” có khả năng tàn phá các thành phố duyên hải bằng cách gây ra các vụ nổ dưới nước để tạo ra các cơn sóng hủy diệt.
Những vụ thử nghiệm được tiến hành tại các vùng biển xung quanh quần đảo New Caledonia (Pháp) và Auckland (New Zealand) trong Thế chiến Thứ hai, theo tờ Telegraph hôm 1.1.
Loại vũ khí này được chứng tỏ là khả thi và một loạt 10 vụ nổ lớn ở ngoài khơi có khả năng gây ra cơn sóng thần cao 10 mét để nhấn chìm các thành phố nhỏ.
Kế hoạch bí mật có mật danh Project Seal (Dự án Seal) đã cho nổ khoảng 3.700 quả bom trong các cuộc thử nghiệm ở New Caledonia và bán đảo Whangaparaoa, gần thành phố Auckland.
Video đang HOT
Kế hoạch được đưa ra ánh sáng nhờ cuộc nghiên cứu của nhà làm phim người New Zealand, Ray Waru, người lục lọi các hồ sơ quân đội chôn vùi trong thư viện quốc gia.
“Câu chuyện cực kỳ lạ lùng. Trước tiên, có người nảy ra ý tưởng phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa trên sóng thần… và New Zealand dường như đã phát triển thành công nó ở mức độ có thể phát huy tác dụng. Dự án được khởi động vào tháng 6.1944 sau khi một sĩ quan Mỹ tên E A Gibson lưu ý rằng hoạt động gây nổ để dọn các vỉa san hô xung quanh những hòn đảo ở Thái Bình Dương đôi khi sinh ra một cơn sóng lớn, mở ra khả năng tạo bom sóng thần”, ông Waru nói.
Ông Waru cho hay việc thử nghiệm ban đầu có kết quả tích cực song dự án cuối cùng được gác lại vào đầu năm 1945 mặc dù nhà chức trách New Zealand vẫn tiếp tục soạn các báo cáo về thí nghiệm trong thập niên 1950.
Bốn mươi năm sau các cuộc thử nghiệm chung, quan hệ an ninh giữa New Zealand và Mỹ đã sứt mẻ sau khi New Zealand cấm các tàu vũ trang hạt nhân của Mỹ đi vào lãnh hải của họ trong thập niên 1980.
Vụ hục hặc này dẫn đến việc Mỹ hạ cấp mối quan hệ với New Zealand từ “đồng minh” xuống thành “bạn bè”.
Trong cuốn sách mới Secrets and Treasures (tạm dịch: Bí mật và Của cải), ông Waru còn tiết lộ các khám phá bất thường từ bảo tàng quốc gia New Zealand, bao gồm các hồ sơ của Bộ Quốc phòng về hàng ngàn vụ nhìn thấy UFO (vật thể bay không xác định) của dân chúng, quân nhân và phi công.
Một số hồ sơ tường thuật về các luồng sáng di động trên bầu trời bao gồm cả hình vẽ các đĩa bay, những mô tả về người ngoài hành tinh mang mặt nạ “pharaoh” và những văn bản được cho là mẫu chữ viết của người ngoài hành tinh.
Theo TNO
Những quả bom thông minh có cánh
Quân đội Australia sẽ là lực lượng vũ trang đầu tiên sử dụng phiên bản bom vạn năng thông minh tiên tiến nhất do tập đoàn Boeing chế tạo.
Hình minh họa một quả bom JDAM-ER. Ảnh: Boeing.
Nếu xem lại những bộ phim tài liệu cũ về các chiến dịch ném bom trong Thế chiến thứ hai, bạn sẽ thấy máy bay thả bom từ "bụng" của chúng. Điều nghịch lý là những quả bom đó không nhằm vào bất kỳ mục tiêu nào. Phi công nhấn nút để chúng rơi xuống với hy vọng chúng sẽ rơi trúng mục tiêu nào đó. Vị trí rơi của bom phụ thuộc vào lực hấp dẫn của trái đất và gió. Người ta hay gọi chúng là "bom ngu". Dù phi công muốn thả bom vào một mục tiêu lớn (như hồ chứa nước chẳng hạn), việc bom rơi đúng vị trí mà họ muốn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào may mắn.
Bom được dẫn hướng đã ra đời trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhờ sự hỗ trợ của camera, tia laser, hệ thống điều khiển bằng sóng radio và các thiết bị khác. Khả năng rơi trúng mục tiêu của loại bom này cao hơn so với bom trong Thế chiến thứ hai, song chi phí sản xuất chúng cũng lớn hơn. Dù độ chính xác tăng, khả năng tiêu diệt mục tiêu của chúng cũng vẫn phụ thuộc vào may mắn. Vì thế, từ sau Thế chiến thứ hai tới tận Chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991, phần lớn bom vẫn được gọi là "bom ngu".
Sau Chiến tranh vùng Vịnh, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn chế tạo một loại vũ khí không đối đất có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình. Trong vòng một thập kỷ sau đó, nhiều tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu loại bom theo yêu cầu của Lầu Năm Góc. Tập đoàn Boeing chế tạo một loại bom vạn năng mang tên Joint Direct Attack Munition (JDAM). Đây không phải là một loại bom mới. Trên thực tế Boeing chỉ tìm cách tăng "trí thông minh" cho những loại bom đã tồn tại bằng cách lắp cánh và trang bị thêm bộ điều khiển ở đuôi của bom. Quá trình điều khiển được thực hiện bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị toàn cầu và hệ dẫn quán tính ba trục.
Nếu mang theo bom JDAM, máy bay có thể ném từ độ cao 8 tới 24 km - khoảng cách khá an toàn đối với phi công. Ngoài ra phi công còn có thể ném bom khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên. Bom JDAM có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi có bán kính 13 m tính từ vị trí chạm đất của nó. Do chi phí sản xuất bom JDAM khá thấp (27.000 USD/quả) nên 26 nước đã sử dụng loại bom này và 238.000 bộ điều khiển đã được sản xuất.
Phiên bản mới nhất của bom JDAM là JDAM-ER (viết tắt của JDAM Extended Range) do Boeing thiết kế. Loại bom này có khối lượng gần 227 kg và sẽ được sản xuất tại Australia. Không quân Australia sẽ là lực lượng đầu tiên sử dụng chúng. Điểm khác biệt của nó so với những phiên bản trước là cánh bom sẽ chỉ mở ra sau khi bom được ném từ máy bay. Với JDAM-ER, người ta có thể làm tăng độ chính xác của nó bằng các trang bị thêm cảm biến laser, thiết bị chống nhiễu cho hệ thống định vị toàn cầu, cảm biến radar có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Boeing đã thử nghiệm thành công bộ dẫn hướng dành cho bom JDAM-ER trong các đường hầm từ tháng 9 năm nay.
"Nhờ sử dụng bom JDAM-ER, không quân Australia sẽ có thể giảm nguy cơ thương vong đối với phi công, cho phép các máy bay tấn công mục tiêu từ độ cao mà các loại pháo phòng không của đối phương không thể tiêu diệt. Với bom mới, không quân của chúng tôi có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu những lại giảm số lần xuất kích", Jason Clare, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, tuyên bố.
Theo VNE
Chủ tịch Thượng viện tạm quyền của Mỹ từ trần Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đại diện bang Hawaii Daniel Inouye, một trong những thành viên phục vụ lâu đời nhất của Quốc hội Mỹ và là Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, đã từ trần ở tuổi 88 vào hôm 17.12. Ông Inouye, người giữ chức Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách đầy quyền lực, đã từ trần vì...