Mỹ từng âm mưu “đánh bật” Hạm đội Biển Đen khỏi Crimea
Ý tưởng về việc Mỹ thông qua các sự kiện ở quảng trường Maidan của Ukraine để lên kế hoạch giành quyền kiểm soát Crimea và từ đó “xóa sổ” Hạm đội Biển Đen của Nga đã được nhà báo Italy Maurizio Blondet chỉ ra thông qua những bình luận dưới đây.
“Vụ đảo chính ở Kiev diễn ra vào tháng 2 vừa qua đã cho thấy một mục tiêu cụ thể: Vô hiệu hóa Hạm đội Biển Đen của Nga đóng ở Sevastopol và thay vào đó là Hải quân Mỹ”, Blondet nhận xét.
Tàu chiến USS Donald Cook của Mỹ hiện diện ở Biển Đen.
Theo ông Blondet, ngày 22/2, ngày mà cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ, một nhóm tàu chiến của Mỹ đã “vội vàng” đến Biển Đen thông qua eo biển Bosporus (của Thổ Nhĩ Kỳ). Dự kiến hạm đội này sẽ thế chỗ Hạm đội Biển Đen của Nga tại các căn cứ ở Crimea. Điều này đặt ra mối đe dọa đối với những lợi ích của Moskva, và đó là lý do tại sao Tổng thống Putin nhanh chóng sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Nhà báo trên cũng cho rằng người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Valentyn Nalyvaychenko là một công dân Mỹ.
Trước đó, ngày 13/2, một trong số 4 nhóm tàu hải quân Mỹ do tàu sân bay George W. Bush (CSG-2) dẫn đầu đã rời khỏi căn cứ hải quân ở Norfolk và tiến về biển Aegea (Êgiê). Tàu George W. Bush có trọng tải hơn 100.000 tấn, khả năng mang theo 90 máy bay chiến đấu và trực thăng. Đi kèm với nó là 16 tàu chiến, bao gồm cả tàu tuần dương USS Philippine Sea, tàu khu trục Truxtun, Roosevelt và ba tàu ngầm hạt nhân. Ngày 22/2, nhóm tàu trên của Mỹ vội vàng đi vào Biển Đen qua eo biển Bosporus (Thổ Nhĩ Kỳ). Đây là một sự vi phạm trực tiếp của Hiệp ước Montreux năm 1936, trong đó chỉ cho phép những tàu chiến có trọng tải dưới 45.000 tấn vượt qua eo biển này.
Tuy nhiên, theo tạp chí Hurriyet trích dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Ankara đã đồng ý cho hạm đội trên của Mỹ đi qua bằng “một con đường bí mật” để nhanh chóng kiểm soát các căn cứ thuộc Hạm đội Biển Đen – Nga ở Crimea, với dự kiến rằng bán đảo này sẽ lựa chọn “dân chủ” và vui mừng khi đón các tàu chiến Mỹ. Nhưng kịch bản đã không diễn ra như vậy, người dân Crimea lựa chọn trở về với đất mẹ Nga. Điều này đã làm đảo lộn kế hoạch của Mỹ.
Ngày 5/3, tuyến hành trình ban đầu của tàu sân bay George Bush đã bị hủy. Theo mệnh lệnh mới, nó cơ động từ thành phố Piraeus đến Antalya của Hy Lạp, sau đó đến các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ và đợi ở đó. Chỉ có tàu khu trục USS Truxtun, USS Donald Cook và USS Taylor được phái đến bờ biển Crimea để thăm dò từ ngày 7 – 22/3 với lý do tập trận chung với Bulgaria và Romania.
Video đang HOT
Tàu chiến Nga ở Sevastopol.
Sau đó, Không quân Nga tuyên bố rằng việc tàu USS Donald Cook đến khu vực này đã làm gián đoạn hoạt động của ăng-ten kết nối với Trung tâm Vũ trụ cho hạm đội Biển Đen và một mạng lưới các vệ tinh quân sự ELINT, hoạt động trong quang phổ điện từ. Hệ thống hiện đại tinh vi này cho phép nhận dữ liệu radar giám sát điện tử ở Crimea và hệ thống định vị của máy bay Hải quân Mỹ trên tàu và các phương tiện phóng. Máy bay quân sự của Nga đã buộc phải ngăn chặn hành động này bằng 2 máy bay Su-24MR với 11 lần xuất kích (!)
Theo đó, các máy bay Nga đã bay trên các tàu chiến Mỹ ở độ cao thấp nhất có thể và sử dụng hệ thống khóa trên máy bay trong tần số từ 8-12Hz để vô hiệu hóa các hệ thống radar trên tàu tuần dương Mỹ. Bên cạnh đó, các đơn vị đặc biệt của Nga đảm bảo rằng sẵn sàng ngăn chặn 6 nhóm biệt kích Mỹ, mỗi nhóm 16 người, trên tàu USS Donald Cook nếu họ tiếp cận bờ để thực hiện hành vi phá hoại ở Crimea và tạo một bầu không khí hoảng loạn trong dân chúng địa phương.
Tuy nhiên, sau khi cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea diễn ra, các tàu chiến Mỹ đã nhận được lệnh hạn chế tối đa các hoạt động. “Dựa trên kết quả của cuộc trưng cầu ở Crimea (96,77% cử tri đã bỏ phiếu chọn sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga), hạm đội Mỹ được dẫn đầu bởi tàu sân bay George W. Bush đã nhận được lệnh ngừng nhiệm vụ của mình, rời biển Aegea và đến Bahrain. Rõ ràng, mọi người có thể nhận ra rằng, với Mỹ, căn cứ quân sự Nga tại Sevastopol là điều quan trọng nhất”, ông Blondet kết luận.
Theo Công Thuận
Tin tức/Theo I.I.S
Tàu ngầm Trung Quốc đối phó với "mắt thần" của P-8A Poisedon
Được ca ngợi là "hung thần tàu ngầm Trung Quốc", tuy nhiên thời gian tới P-8A Poisedon có lẽ sẽ phải vất vả để dò tìm tàu ngầm Trung Quốc.
Để đối phó với hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đang gia tăng, Hải quân Mỹ đã điều động 6 máy bay tuần biển và săn ngầm hiện đại nhất P-8A Poseidon đến căn cứ Kadena (Nhật Bản), theo dõi nhất cử nhất động của tàu ngầm Trung Quốc.
Một chiếc P-8 có thể mang đến 64 phao chìm gắn thiết bị dò tìm sonar dưới lòng biển, gấp đôi P-3. Máy bay P-8 có tầm hoạt động đến 1.200 hải lý (2.200 km), nhiều hơn P-3 Orion đến 300 hải lý (550 km), và có thể bay quần thảo trên khu vực mục tiêu đến 4 giờ mới quay về căn cứ.
P-8A Poseidon sẽ phải vất vả hơn khi dò tìm tàu ngầm Trung Quốc trong tương lai
"Điều này cho phép chúng tôi bay đến những khu vực phía nam của Biển Đông, và chúng tôi làm điều đó khá thường xuyên", Đại uý Mike Parker, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm 72 của Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm trinh sát biển ở châu Á, cho WSJ biết.
Ông còn tự hào nói rằng "Chúng tôi có thể xác định vị trí các tàu ngầm, và nếu cần thiết sẽ cho họ biết rằng chúng ta biết họ đang ở đâu".
Máy bay tuần biển P-8 làm việc với các vệ tinh có nhiệm vụ giám sát các căn cứ tàu ngầm, và thả các máy nghe dưới lòng biển để nghe tiếng tàu ngầm di chuyển, phối hợp với các tàu mặt nước có thiết bị sonar dò tìm dưới nước.
Một khi xác định được mục tiêu tiềm tàng, chiếc P-8 liền thả các phao chìm mang thiết bị dò tìm sonar, sau đó bay vòng vòng trên khu vực này để nhận tín hiệu từ phao chìm truyền lên.
Những tín hiệu này sẽ hiện lên màn hình trên máy bay và được các chuyên gia như Robert Pillars, người được đào tạo để nhận ra các ký âm của tàu ngầm Trung Quốc. Anh nói rằng nếu có một tàu ngầm và đang ở trong tầm hoạt động của phao chìm, anh sẽ bắt được nó.
Cho đến gần đây, việc dò tìm tàu ngầm của Trung Quốc là tương đối dễ dàng. Phần lớn tàu ngầm Trung Quốc là loại tàu dùng động cơ điện - diesel cũ, khi lặn thì cứ vài giờ phải nổi lên lấy không khí chạy động cơ để sạc pin điện. Các lò phản ứng trên các tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc thậm chí còn ồn ào hơn cả tàu ngầm diesel, theo các sĩ quan hải quân phương Tây.
Tuy nhiên, thời gian tới có lẽ P-8A Poisedon sẽ phải vất vả hơn nhiều trong việc dò tìm tàu ngầm Trung Quốc. Theo các chuyên gia, P-8 hiện đại, bay nhanh và bay xa, nhưng công nghệ dò tìm tàu ngầm vẫn lệ thuộc vào công nghệ thời... chiến tranh lạnh. Vệ tinh và radar không thể phát hiện các vật thể dưới nước. Cách hiệu quả nhất để dò tìm một tàu ngầm là sử dụng thiết bị sonar để nghe được tiếng động cơ của tàu ngầm, hoặc bắt tín hiệu âm thanh dội lại (tiếng ping) khi sóng sonar chạm vào thân kim loại của tàu ngầm.
Còn tàu ngầm thì tìm cách lẩn tránh sự dò tìm trên mặt biển bằng việc giữ cho động cơ chạy thật êm, tránh liên lạc với bên ngoài và cố gắng ẩn bên dưới lớp nhiệt độ, là khoảng giữa của lớp nước ấm trên bề mặt và lớp nước lạnh bên dưới đáy biển, để làm lệch tín hiệu sonar dội lại.
Gần đây, Trung Quốc đã có những tiến bộ trong việc sở hữu các tàu ngầm điện - diesel chạy êm, một số sử dụng công nghệ cho phép động cơ hoạt động trong thời gian dài với ôxy lỏng khi lặn mà không cần nổi lên lấy không khí, tức động cơ không phụ thuộc không khí (AIP).
Ngoài ra, chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt cũng hiến kế cho lực lượng tàu ngầm Trung Quốc. Theo ông Lý Kiệt: "Tác chiến chống tàu ngầm có một đặc điểm tương tự như tác chiến trong thành phố là địa hình chiến trường hết sức phức tạp, nhiều biến số". Ông Lý Kiệt nói, radar dưới nước là các phao sonar đều phải dựa vào âm thanh để thăm dò các vật lạ dưới mặt biển; Phát ra sóng âm, dựa vào âm thanh dội về để định vị thì gọi là sonar chủ động; Nếu không phát ra âm thanh, dựa vào âm thanh để thăm dò đối phương được gọi là sonar bị động.
Ngoài ra, môi trường truyền thủy âm cũng có sự khác biệt rất lớn. Ví dụ, độ sâu càng tăng thì nhiệt độ nước biển, nồng độ muối trong nước biển cũng khác nhau, sẽ xuất hiện tầng thanh diệu, khi sóng âm đi qua tầng này, sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ. Điều này rất dễ khiến bên săn tàu ngầm bị chệch hướng, phán đoán sai vị trí của tàu ngầm đối phương".
Đồng thời, ở các hải vực khác nhau, độ sâu của đáy biển, địa hình dưới đáy biển cũng muôn hình vạn trạng, thậm chí cá voi và cá sống theo đàn đều có thể trở thành bình phong để tàu ngầm tránh khỏi sự "truy sát". Kể cả lực lượng hải quân mạnh như Mỹ cũng không dám vỗ ngực tuyên bố nhất định phát hiện và đánh chìm tàu ngầm của địch trong vùng chiến.
Tất cả những yếu tố này đều là điều kiện có lợi để tàu ngầm Trung Quốc có thể lợi dụng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi Trung Quốc phải quan trắc, thăm dò các điều kiện thủy văn như hải lưu, nhiệt độ, nồng độ muối, tầng thanh diệu... ở các vùng biển xung quanh, đo đạc địa hình dưới đáy biển. Không phải dễ dàng để hoàn thành những công việc này, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, thăm dò dần dần ở các vùng biển. Sau khi nắm bắt được các dữ liệu này, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể lấy đó làm căn cứ để huấn luyện, nắm bắt mọi kỹ xảo.
Sau khi đã tinh thông chiến thuật, lực lượng chỉ huy tàu chiến có thể dùng trí tuệ của mình để chơi trò "mèo bắt chuột" dưới đáy biển với máy bay săn ngầm các nước.
Theo Đất VIệt
Cuộc chiến dưới đáy biển châu Á Kỳ 1: Trung Quốc dùng tàu ngầm 'săn sát thủ' để dọa nạt Mỹ Trung Quốc (TQ) trong năm 2014 có thể sẽ lần đầu tiên tung ra thế hệ tàu ngầm mới mang tên lửa hạt nhân. Các chiếc tàu ngầm &'săn sát thủ' này có thể tấn công tên lửa vào lục địa Mỹ từ giữa Thái Bình Dương, hoặc từ Đông Á tấn công bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ. Đó lời...