Mỹ tự phá hủy sân bay khi rời Syria
Binh sĩ Mỹ đang rút lui đã đánh bom căn cứ và sân bay ở gần thị trấn Tell Tamer ở phía bắc Syria.
Mỹ phá hủy căn cứ của mình trước khi rời Syria.
Sân bay bị phá hủy ở tỉnh Hasaka của Syria, nằm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp nhận một lượng máy bay vận tải quân sự và trực thăng lớn – hãng tin SANA cho biết.
Mỹ làm việc này có thể nhằm ngăn không cho Syria sử dụng những cơ sở trên. Trong khi đó Quân đội Syria đã tiến vào Tell Tamer.
Quân đội Mỹ cũng đã cho nổ một hệ thống radar trên đỉnh Abdulaziz cũng như một số cơ sở ở Hasaka trước khi tiến ra biên giới Syria – Iraq.
Hiện Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd đang chiến đấu không xa vị trí căn cứ cũ ở Tell Tamer. TT Trump đã hạ lệnh rút quân Mỹ khỏi Syria “càng nhanh chóng, an toàn càng tốt” để họ không bị mắc kẹt giữa các bên tham chiến.
Một số nơi, dường như quân Mỹ đã quá vội vàng rút lui và còn để lại đồ đạc, thiết bị:
Video đang HOT
Hải Yến -Theo RT
Theo Zing.vn
Lính Syria đổ về biên giới đối phó với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Sau khi người Kurd đạt được thỏa thuận với Tổng thống Assad, quân chính phủ Syria đổ về biên giới phía bắc để đối phó chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân chính phủ Syria ngày 14/10 tiến vào thị trấn chiến lược Tel Tamer ở phía đông bắc Syria, theo New York Times.
Thị trấn Tel Tamer trước đó được truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định là đã nằm trong quyền kiểm soát của quân đội nước này, cùng với hai thị trấn chiến lược dọc biên giới là Tal Abyad và Ras al-Ain.
Quân đội Syria tiến vào thị trấn Tel Tamer ngày 14/10. Ảnh: Getty.
Đưa quân đến hàng loạt thị trấn chiến lược
Truyền hình Syria ngày 14/10 cho biết, quân nhân Syria và xe bán tải gắn súng máy xuất hiện tại Tel Tamer. Họ được chào đón bởi nhóm nhỏ dân địa phương mang theo ảnh chân dung của Tổng thống Assad.
Quân đội Syria cũng tiến vào thị trấn Ain Issa sáng cùng ngày, sau khi lực lượng người Kurd bị áp đảo bởi các tay súng do Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng.
Truyền hình Syria cho phát hình ảnh nhiều xe quân sự của lực lượng chính phủ tiến vào thị trấn và được người dân chào đón. Một quân nhân còn tuyên bố, lực lượng chính phủ đến Ain Issa để "đuổi lính đánh thuê Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi đất nước".
Ain Issa là nơi đặt các cơ quan đầu não của chính quyền người Kurd, có vị trí chiến lược vì nằm cạnh cao tốc M4 nối biên giới Iraq với lãnh thổ phía bắc Syria. Đây cũng là tuyến đường hậu cần chủ lực cho gần 1.000 quân Mỹ vừa nhận lệnh rút quân khỏi khu vực, cũng như hàng hóa viện trợ nhân đạo.
Tel Tamer là giao điểm chiến lược nối vùng đông bắc Syria với thành phố Aleppo ở phía bắc.
Theo Washington Post, quân chính phủ Syria còn tiến vào thị trấn Tabqa, ngoại ô thành phố Raqqa, nơi từng là đầu não của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Thị trấn Tal Abyad chìm trong khói lửa sau nhiều ngày giao tranh giữa lực lượng người Kurd với quân Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh. Ảnh: Getty.
Al-Watan, tờ báo ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, cho biết quân chính phủ cũng tiến vào thị trấn Kobane, nơi có doanh trại của dân quân người Kurd, và thị trấn Manbij, nơi lực lượng đặc biệt của Mỹ từng đồn trú.
Tổng thống Erdogan cho hay, chiến dịch tại Manbij được dẫn đầu bởi các tay súng Syria gốc Arab do Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng. Nhà lãnh đạo nói, ông cảm thấy chiến dịch không cần đánh đến Kobane vì thành phố có "sự tiếp cận tích cực của Nga".
Chấp nhận thỏa hiệp vì "sinh mệnh của dân tộc"
Động thái trên diễn ra không lâu sau khi chính quyền người Kurd đạt được thỏa thuận đồng minh với Tổng thống Bashar al-Assad, kêu gọi hỗ trợ đối phó chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ dọc biên giới hai nước.
"Chúng tôi đã ký kết thỏa thuận với chính phủ Syria, vốn có nghĩa vụ bảo vệ biên giới đất nước và gìn giữ chủ quyền quốc gia. Thỏa thuận cho phép quân đội Syria được triển khai dọc theo biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ để giúp SDF chấm dứt hành động xâm lược này", thông cáo của SDF nhấn mạnh.
Lực lượng đặc biệt của Mỹ tại tiền đồn bên ngoài thị trấn Manbij, phía bắc Syria. (Ảnh: NYT)
"Chúng tôi biết phải chấp nhận nhiều nhượng bộ đau đớn với Moscow và Bashar al-Assad nếu chọn con đường hợp tác với họ. Nhưng nếu phải lựa chọn giữa thỏa hiệp và hiểm họa diệt chủng, chúng tôi chắc chắn phải lựa chọn sinh mệnh của dân tộc", Tổng tư lệnh SDF Mazloum Abdi viết trên Foreign Policy.
Ông đồng thời nhấn mạnh việc Tổng thống Donald Trump cho rút quân đội Mỹ khỏi khu vực đã mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự, đẩy người Kurd vào tình thế buộc phải lựa chọn hợp tác với Tổng thống Assad.
Dù Ankara ban đầu khẳng định tôn trọng chủ quyền của Syria, cố vấn của ông Erdogan là Yasin Aktay ngày 14/10 lại gửi thông điệp thách thức thỏa thuận giữa quân đội Syria và người Kurd sẽ "không thể ngăn cản chiến dịch chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ".
Ibrahim Kalin, một cố vấn khác của Tổng thống Erdogan, cũng khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ quyết không dừng chiến dịch đến khi nào đạt được các mục tiêu đề ra.
Chính quyền Ankara muốn thiết lập một vùng đệm giữa lực lượng người Kurd ở Syria và lãnh thổ nước này. Vùng an toàn nằm sâu 30km trong lãnh thổ phía bắc Syria và trải dài 120 km.
Nguồn: Zing News
Phi công hạ cánh thảm họa, máy bay lao đầu xuống hồ nước Một chiếc máy bay chở khách lao xuống hồ nước sau cú hạ cánh thảm họa của phi công xuống đường băng ở sân bay ở Unalaska, Mỹ. Theo truyền thông địa phương, ít nhất 4 người bị thương trong vụ chiếc máy bay của hãng hàng không PenAir lao ra khỏi đường băng khi kết thúc hành trình từ thành phố Anchorage...