Mỹ từ bỏ ý định cô lập Nga?
Chuyến thăm Moscow của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 15/12 cho thấy, Washington dường như từ bỏ chính sách cô lập Nga.
Chuyến thăm Moscow của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 15/12 cho thấy, Washington dường như từ bỏ chính sách cô lập Nga.
Phe tân bảo thủ và giới vận động hàng lang trong việc hoạch định chính sách ngoại giao ở Washington đã cố gắng ngăn cản Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đi thăm Nga, thậm chí còn đề cấp đến “mối đe dọa hạt nhân”. Thế nhưng, trong chuyến thăm này, ông Kerry – quan chức ngoại giao hàng đầu của nước Mỹ – dường như xa rời mục tiêu cô lập Nga và thay đổi chế độ ở Syria.
Một phần trong chính sách đối ngoại Mỹ xoay quanh việc thúc đẩy “thay đổi chế độ” toàn cầu nhằm phục vụ lợi ích của Washington. Hầu hết các thành viên của nhóm tân bảo thủ dường như tin rằng trong chuyến thăm Moscow ngày 15/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bị Tổng thống Nga Vladimir Putin “tẩy não”.
Phải chăng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) đã bị Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) “tẩy não”?
Video đang HOT
Những vấn đề tranh luận chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sự hiện diện bộ binh Mỹ ở Syria và cô lập Nga. Theo David Kramer – Giám đốc cấp cao của Viện McCain – chuyến thăm Moscow của ông Kerry lần này là một hành động xoa dịu.
“Chuyến thăm thứ hai của ông Kerry tới Nga trong năm nay đi ngược tuyên bố của Tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu về Thông điệp Liên bang hồi tháng 1/2015 rằng Mỹ sẽ cô lập Nga vì “xâm lược” Ukraine”, giám đốc Kramer viết. Nhà vận động hành lang Ed Rogers sử dụng blog cá nhân của ông trên tờ Washington Post cho rằng Tổng thống Putin đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ vì Mỹ không muốn can thiệp quân sự vào Syria.
Trên Newsweek, cựu cố vấn ngoại giao Thụy Điển Aaron Korewa gọi cuộc hội đàm vừa rồi là sự lặp lại của “thảm kịch Yalta” – một hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô, Mỹ và Anh năm 1945, trong đó tạo ra nền tảng của trật tự thế giới sau Thế chiến II.
Nhiều ý kiến tranh luận dường như tập trung vào ý tưởng của tổ chức Heritage Foundation trong chiến lược toàn diện của Mỹ đối với Nga.
Chiến lược này dường như tương tự với chính sách của Mỹ trong hai thập kỷ qua, nhưng bao gồm việc quân sự hóa Đông Âu và xây dựng lá chắn tên lửa mới để kiềm chế khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Tuy nhiên, trọng tâm của chiến lược dựa trên sự hiểu lầm cơ bản giữa Nga và Mỹ. Nga coi việc quân sự hóa Đông Âu và răn đe hạt nhân hạn chế cùng các hoạt động ngoài vòng pháp luật của NATO tại Libya năm 2011 và Nam Tư năm 1999 là một mối đe dọa hiện hữu. Trong khi đó, Mỹ coi việc Nga phản đối những hành động như vậy là thái độ gây hấn.
Thiên An (Theo Spuntik)
Theo_Kiến Thức
Bí ẩn hành trình chuyến thăm Nga của ông Assad
Một blogger phân tích quân sự đã tìm ra hành trình chuyến thăm Nga của ông Assad, với tứ phía đều là đồng minh của Mỹ.
Chuyến thăm Nga của ông Assad được tiến hành rất bí mật và chỉ được chính thức được thông báo sau khi Tổng thống Syria quay trở về Damascus. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Assad kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Syria năm 2011.
Đường đi trong chuyến thăm bí mật tới Moscow của Tổng thống Assad đã được một trang phân tích không quân tìm ra khi sử dụng những dữ liệu từ radar theo dấu máy bay FlightRadar24.
Đường đi của máy bay chở ông Assad từ Syria sang Nga.
Chuyến bay của ông Assad được thực hiện hoàn toàn bí mật do quan ngại máy bay chở người đứng đầu Syria có thể lọt vào tầm ngắm ở độ cao thấp tại Damascus, nơi các nhóm khủng bố vẫn còn hiện diện. Ngoài ra, khi đi qua Iraq, máy bay của ông Assad cũng có thể gặp nguy hiểm nếu đụng độ với chiến đấu cơ của liên minh do Mỹ đứng đầu và qua đó phương Tây sẽ biết được thông tin ông Assad không còn ở trong nước.
Nếu thông tin ông Assad không còn ở trong nước lan truyền thì có thể trở thành cái cớ để những tin đồn ám chỉ người đứng đầu Syria đã bỏ trốn khỏi đất nước lan rộng, dẫn đến sự bất ổn trong chính phủ cũng như dân chúng Damascus.
Hành trình quay về nước của Tổng thống Syria.
Theo nguồn tin của blogger nói trên, chiếc máy bay của hãng hàng không Rossiya mang số hiệu RA-86539 có thể đã chở ông Assad từ căn cứ quân sự Hmeymim ở Latakia đến Moscow. Chiếc máy bay này được cho là đã rời sân bay Chkalovsky ở Moscow trước khi đưa khách tới ngày 20/10. Sáng hôm sau, máy bay này đã bay qua khu vực biển Caspia, phía Bắc Iran mà không thông báo.
Ông Assad có thể đã quay trở lại Syria trên một chiếc máy bay khác của chính phủ là Il-62M, số hiệu 86559. Chiếc máy bay này đã tới Moscow vào tối 20/10 nhưng không liên lạc điện đàm trong suốt hành trình.
Theo Infonet
Vén màn chuyện những cụ bà bán dâm ngoài tuổi lục tuần Bi kịch của họ là việc bị con cái bỏ rơi hoặc đã ly dị, nghèo đói khiến họ phải đi làm nghề mại dâm kiếm sống dù đã khá già. Giữa khoảng chục người đàn ông lớn tuổi đang trò chuyện hoặc ngắm người qua lại trong một trung tâm thương mại nhỏ gần một rạp chiếu phim Seoul, Hàn Quốc, một...