Mỹ truy nã 5 quan chức Trung Quốc tội gián điệp mạng
Bộ tư pháp Mỹ ngày 19/5 đã phát lệnh truy nã 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc bị cáo buộc thực hiện hành vi gián điệp mạng vì mục đích kinh tế. Tuyên bố này lập tức khiến Bắc Kinh nổi giận.
Trong tuyên bố vừa được phát đi, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định họ “chưa bao giờ liên quan hoặc tham gia” vào các vụ trộm cắp qua mạng, và rằng những cáo buộc của Mỹ có thể hủy hoại mối quan hệ giữa hai nước.
FBI đã phát lệnh truy nã 5 viên chức Trung Quốc
Trước đó Bộ trưởng tư pháp Mỹ Eric Holder khẳng định những sự vi phạm này cần “một phản ứng quyết liệt”.
Cơ quan công tố Mỹ khẳng định các viên chức Trung Quốc bị nêu tên đã đánh cắp bí mật thương mại và các các tài liệu nội bộ từ 5 công ty và một tổ chức công đoàn. Nhưng Bắc Kinh đã hối thúc Washington “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và rút lại các cáo buộc.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Qin Gang được hãng thông tấn Tân Hoa Xã trích dẫn khẳng định, các cáo buộc của Mỹ “hoàn toàn vô căn cứ và mang mục đích nham hiểm”.
Để phản ứng, Trung Quốc đã quyết định ngừng các hoạt động của Nhóm công tác mạng Mỹ – Trung, mới được thành lập hồi tháng 4 vừa qua.
“Do sự thiếu chân thành từ phía Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh mạng thông qua đối thoại và hợp tác, Trung Quốc đã quyết định ngừng các hoạt động của Nhóm công tác mạng Mỹ – Trung”, ông Qin tuyên bố.
Trung Quốc luôn quả quyết mình là nạn nhân của tội phạm mạng, các vụ nghe lén cũng như theo dõi của Mỹ.
“Chúng tôi một lần nữa hối thúc mạnh mẽ phía Mỹ có giải thích rõ ràng về những gì họ đã làm và ngay lập tức dừng các hoạt động kiểu này”, ông Qin tuyên bố, và cảnh báo Trung Quốc sẽ có những phản ứng tiếp theo, nhưng không công bố chi tiết
Video đang HOT
Ông Holder cho biết một bồi thẩm đoàn đã đưa ra cáo buộc đột nhập máy tính chống lại các công dân Trung Quốc. Đây chính là lần đầu tiên các cáo buộc được đưa ra chống lại “những viên chức của một quốc gia bị phát hiện đột nhập các mục tiêu thương mại của Mỹ thông qua mạng máy tính”.
“Thiệt hại lớn”
Nạn nhân của các vụ đột nhập gồm các công ty Westinghouse Electric, US Steel, Alcoa Inc, Allegheny Technologies, SolarWorld và Công đoàn ngành thép Mỹ.
“Các vụ đột nhập dường như được thực hiện không nhằm lý do nào khác ngoài việc thu lợi cho các công ty quốc doanh và những lợi ích khác tại Trung quốc, khiến các doanh nghiệp Mỹ tại đây bị tổn thương”, Bộ trưởng tư pháp Holder quả quyết.
Tòa nhà nơi đơn vị 61398 được cho là đóng trụ sở và thực hiện hoạt động gián điệp mạng
Lệnh khởi tố được đưa ra tại một quận phía Tây Pennsylvania – trái tim của ngành công nghiệp thép Mỹ. Các nghi phạm bị khởi tố gồm Wang Dong, Sun Kailiang, Wen Xinyu, Huang Zhenyu, và Gu Chunhui. Đây đều là viên chức Đơn vị 61398, trực thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) khẳng định các vụ đột nhập diễn ra trong giai đoạn 2006 – 2014 đã gây “tổn thất lớn” cho các công ty và có khả năng còn nhiều nạn nhân khác.
John Carlin, lãnh đạo khối an ninh quốc gia của Bộ tư pháp Mỹ khẳng định: “Trong khi các nam nữ nhân viên các doanh nghiệp Mỹ mất nhiều ngày để sáng tạo, đổi mới và phát triển các chiến lược để cạnh tranh trên toàn cầu, những thành viên đơn vị 61398 này lại dành thời gian làm việc tại Thượng Hải để đánh cắp thành quả lao động của chúng ta”.
Ví dụ được ông Carlin đưa ra đó là công ty SolarWorld, nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời và phụ kiện đang mất thị phần nhanh chóng vào tay các đối thủ Trung Quốc. Các tội phạm mạng đã đánh cắp tài liệu về chiến lược giá cả của họ.
Còn Westinghouse trong lúc đang thương lượng một thỏa thuận xây các nhà máy điện hạt nhân với một công ty quốc doanh Trung Quốc, thì bị đơn vị 61398 đánh cắp các bản vẽ bí mật về các cấu phần của nhà máy.
“Trước đây, mỗi khi chúng tôi nêu các mối quan ngại này tới quan chức chính phủ Trung Quốc, họ phản ứng bằng cách công khai thách thức chúng tôi cung cấp bằng chứng xác thực về hoạt động đột nhập, để có thể đưa ra tòa”, ông Carlin cho biết.
Năm ngoái, công ty phòng thủ mạng máy tính Mandiant của Mỹ đã công bố một bản báo cáo về một đơn vị của quân đội Trung Quốc, được khẳng định đứng đằng sau đa phần các vụ tấn công lớn, nhắm vào các công ty và cơ quan liên bang Mỹ.
Tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Lầu Năm Góc có kế hoạch tăng hơn gấp 3 năng lực đảm bảo an ninh mạng trong năm tới, để đối phó với các cuộc tấn công mạng như vậy.
Theo Dantri
Các tay súng chiếm 3 tàu của Ukraine tại Crimea
Những kẻ đeo mặt nạ được trang bị súng đã chiếm 3 tàu của Ukraine và buộc các binh sĩ phải rời tàu ngày 20/3.
Nhóm người đeo mặt nạ, mặc đồng phục không phù hiệu, đã chiếm giữ tàu Khmelnitsky của Ukraina tại thành phố cảng Sevastopol, Crimea. Ảnh: AP.
Trước đó, lực lượng tự vệ địa phương Crimea đã chiếm giữ một căn cứ hải quân của Kiev và buộc các quân nhân Ukraina phải rời căn cứ. Ảnh: AP.
Binh lính Ukraina đầu hàng trên tàu Khmelnitsky. Trước đó, Ukraina đã yêu cầu binh sĩ của họ rút khỏi Crimea trước sức ép của Nga. Ảnh: AP.
Các tay súng đang canh gác tàu Khmelnitsky. Ảnh: AP.
Một thuyền viên tàu Khmelnitsky rời căn cứ cùng với tư trang. Chính phủ lâm thời Kiev cho phép các binh sĩ sử dụng vũ khí tự vệ. Tuy nhiên, tiếng súng không nổ ra khi các tay súng bí ẩn chiếm tàu Ukraina. Ảnh: AP.
Một tay súng leo lên tàu Khmelnitsky trong khi hai tàu khác của Ukraina tại Crimea cũng bị chiếm giữ. Ảnh: AP.
Các tay súng treo cờ Nga trên tàu vừa chiếm giữ. Ảnh: AP.
Thuyền viên lặng lẽ rời tàu. Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho biết Moscow sẽ tăng cường hiện diện quân sự trên báo đảo Crimea để chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Ảnh: AP.
Theo ZingNew
Dinh thự kì lạ bị niêm phong trong suốt 100 năm Một dinh thự vừa được mở cửa sau 100 năm niêm phong kéo theo biết bao câu chuyện đồn thổi, thêu dệt kỳ bí. Chân dung ông Louis Mantin, người chủ của căn dinh thự sang trọng tại miền trung nước Pháp. Một người đàn ông Pháp tên là Louis Mantin trong bản di chúc của mình đã có một yêu cầu đặc...