Mỹ – Trung Quốc làm gì để tránh được chiến tranh lạnh?
Một cuộc chiến tranh lạnh sẽ ngăn cản Mỹ và Trung Quốc hưởng lợi từ những đóng góp của nhau.
Khi thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng đến gần, nhiều nhà quan sát tập trung trả lời câu hỏi: Kết quả cuộc bầu cử có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ Mỹ – Trung?
Quan hệ bền vững
Theo trang Brookings dẫn lời Jeffrey Bader, chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc John L. Thornton, đây chắc chắn là một câu hỏi rất quan trọng. Nhiều xu hướng từ quan hệ này sẽ có ảnh hưởng lâu dài hơn cả một nhiệm kỳ tổng thống ở Mỹ. Ông Bader cho rằng, những khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc về chính trị, kinh tế, công nghệ, an ninh… thực sự tồn tại.
Tuy nhiên, cả hai bên đều hiểu rõ khuôn khổ cơ bản cho một mối quan hệ bền vững là sự cạnh tranh công bằng, bên cạnh việc hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại. Nếu không giữ cái đầu lạnh khi những bất đồng nảy sinh, sự cạnh tranh có nguy cơ biến thành đối đầu, nghiêm trọng hơn là chiến tranh lạnh và gây bất lợi đối với cả Mỹ và Trung Quốc.
Liệu Mỹ-Trung có tránh được chiến tranh lạnh. Ảnh: AP
Khác với thời kỳ Mỹ-Liên Xô, một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc cùng những hệ lụy từ nó sẽ phá vỡ trật tự thế giới, cùng những vấn đề đòi hỏi sự hợp tác rộng rãi trên toàn cầu. Nó sẽ dựng lên bức tường ngăn cách giữa những nền kinh tế, các nhà khoa học, học giả và người dân; tạo ra những định kiến, phân biệt đối xử…
Trên hết, một cuộc chiến tranh lạnh sẽ ngăn cản Mỹ và Trung Quốc hưởng lợi từ những đóng góp của nhau. Chạy đua vũ trang sẽ lấn át những ưu tiên khác trong nước. Nghiêm trọng hơn, nó sẽ làm tăng nguy cơ xung đột quân sự, điều cả hai nước đều không mong muốn xảy ra.
Video đang HOT
Những câu hỏi cần lời giải
Vậy làm thế nào để có thể tránh những hệ quả trên? Theo ông Jeffrey Bader, có những câu hỏi cơ bản mà cả Mỹ và Trung Quốc cần phải trả lời.
Đối với Mỹ, liệu nước này có sẵn sàng chấp nhận một đối thủ cạnh tranh ngang hàng, đặc biệt là một đối thủ có những khác biệt về thể chế chính trị và hệ tư tưởng hay không? Về nguyên tắc, câu trả lời thường là “có”. Nhưng trên thực tế, điều này còn đòi hỏi sự thay đổi trong cơ chế hành động, phản ứng của hệ thống chính trị Mỹ.
Theo ông Bader, một chính quyền Mỹ hoàn toàn chấp nhận Trung Quốc như một nước ngang cơ chắc chắn sẽ phải chịu sự công kích gay gắt từ những tiếng nói đối lập.
Vì vậy, quyết định này sẽ phải mang tính ổn định lâu dài, chứ không phải một sớm một chiều. Mỹ có thể duy trì quan điểm trên, nếu Trung Quốc có thể chấp nhận duy trì tầm ảnh hưởng vốn có của Mỹ ở khu vực Đông Á thay vì tìm cách phá vỡ nó.
Đối với Trung Quốc, liệu nước này có thể thoải mái hội nhập và tuân thủ các luật chơi quốc tế, dựa trên những chuẩn mực nhất định về thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, tự do kỹ thuật số…hay không? Liệu Trung Quốc có thể đảm bảo động thái của họ trong các vấn đề quốc tế phù hợp với những chuẩn mực kể trên, trong khi vẫn duy trì hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của mình hay không?
Dựa trên những bài học kinh nghiệm trong vài năm qua, Jeffrey Bader nhận định, trong một thế giới toàn cầu hóa, hệ thống quốc tế khó có thể vận hành tốt nếu vẫn còn có sự chênh lệch lớn giữa thái độ và hành động thực tiễn của các nước lớn đối với những chuẩn mực này.
Cách đây hơn 40 năm, Trung Quốc đã quyết định hội nhập vào sân chơi quốc tế, và đã hưởng nhiều lợi ích to lớn cũng như có những đóng góp quan trọng cho thế giới kể từ đây.
Tuy nhiên, thời điểm đó khác xa hiện tại, Trung Quốc giờ đã trở thành một siêu cường hàng đầu thế giới. Trung Quốc và Mỹ giờ đây giống như 2 con voi đứng chung một cái xuồng. Nếu không cẩn thận, chiếc xuồng sẽ chìm và cả 2 con voi cùng chìm theo.
Theo Jeffrey Bader, Trung Quốc từ năm 1978 cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện quá trình hội nhập hoàn toàn vào một hệ thống dựa trên luật quốc tế.
Nước này cần tuân thủ đầy đủ hơn nghĩa vụ của những nước phát triển trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cởi mở hơn với Internet, tạo ra sân chơi trong lĩnh vực công nghệ thông tin để những nước khác có thể tham gia trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, và minh bạch trong việc cung cấp số liệu cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như các chuyên gia y tế quốc tế khác.
Ông Bader nhận định, sẽ khó để Trung Quốc có thể sớm thực hiện những thay đổi như vậy.
Các vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng mưa trên Trái Đất
Một loạt vụ thử vũ khí hạt nhân được tiến hành trong bối cảnh chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh có thể đã tác động nghiêm trọng đến hình thế thời tiết trên khắp hành tinh.
Một đầu đạn hạt nhân nặng 63 kiloton phát nổ dưới nước do Mỹ thực hiện tại đảo san hô Bikini vào tháng 7/1946. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin RT (Nga), phát hiện mới được công bố trên tạp chí Physical Review Letters mới đây cho biết các vụ thử vũ khí hạt nhân đã khiến lượng mưa gia tăng cả ở những nơi cách xa khu vực thử hạt nhân đến hàng nghìn km.
Bằng việc sử dụng các ghi chép lịch sử từ một cơ sở nghiên cứu tại Scottland vào lúc đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, một nhóm các nhà khoa học đã so sánh sự thay đổi hàng ngày của luồng điện xuyên qua các đám mây sau "sự phóng thích của phóng xạ nhân tạo" - được gây ra bởi các vụ nổ hạt nhân. Từ đó, họ xác định các vụ ném bom hạt nhân ảnh hưởng đến lượng mưa như thế nào.
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu thu thập từ năm 1962 đến năm 1964 - khoảng thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, trong đó Mỹ và Liên Xô cũ đã thực hiện hàng trăm vụ thử hạt nhân - và phát hiện ra rằng những ngày có lượng phóng xạ lớn hơn, lượng mưa đã tăng trung bình 24% kèm theo những đám mây dày đặc.
"Bằng cách nghiên cứu tính phóng xạ được phóng thích từ các vụ thử vũ khí thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các nhà khoa học tại thời điểm đó đã hiểu rõ hơn về hoàn lưu khí quyển. Hiện tại, chúng tôi đã sử dụng lại dữ liệu này để kiểm tra ảnh hưởng của nó đến lượng mưa", Giles Harrison, tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư vật lý khí quyển tại Đại học Reading (Anh), cho biết.
Bầu không khí căng thẳng của Chiến tranh Lạnh đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và sự lo lắng trên toàn thế giới. Nhiều thập kỷ sau, sự kiện tồi tệ đó lại có thể giúp chúng ta nghiên cứu về luồng điện trong các vụ thử hạt nhân ảnh hưởng đến lượng mưa như thế nào.
Các nhà nghiên cứu phát hiện các vụ ném bom hạt nhân đã ion hóa bầu khí quyển và tạo ra một luồng điện có thể khiến thay đổi thời tiết ở các khu vực cách nơi thử vũ khí hạt nhân đến hàng nghìn km.
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, kể từ lần thử vũ khí hạt nhân đầu tiên vào mùa hè năm 1945, khoảng 2.058 quả bom hạt nhân đã được kích nổ trên khắp hành tinh, bao gồm cả 2 vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2. Trong khi phần lớn các vụ thử nghiệm được tiến hành dưới lòng đất, song hơn 500 vụ thử nghiệm trên không đã được thực hiện từ năm 1945 đến năm 2017.
Sau Chiến tranh Lạnh, số vụ thử hạt nhân có giảm song chưa chấm dứt hoàn toàn. Phát hiện mới này có thể làm sáng tỏ những tác động sinh thái học của các vụ thử vũ khí hạt nhân trong tương lai, thúc đẩy lĩnh vực địa kỹ thuật, cung cấp kiến thức khoa học về việc điện gây tác động đến hình thế thời tiết như thế nào.
Điệp viên ba mang từng 'cứu thế giới' Nếu không nhờ thông tin điệp viên Liên Xô Oleg Penkovsky tuồn cho Mỹ, Chiến tranh Lạnh được cho là có nguy cơ bùng phát thành xung đột nóng. Oleg Penkovsky sinh ngày 23/4/1919 tại thành phố Vladikavkaz, Nga và gia nhập Hồng quân vào năm 1937, thời điểm mà mối lo ngại chính của quân đội Liên Xô là đánh bại phát...