Mỹ, Trung Quốc làm Bitcoin biến động
Bốn năm sau khi được ra đời, tiền tệ ảo Bitcoin đã trải qua rất nhiều biến động và đang ở đỉnh điểm của mức tăng trưởng, ngấp nghé mức kỉ lục 1300 USD/Bitcoin vào ngày 5/12.
Như đổ dầu vào lửa, một nhà băng của Mỹ đã lên tiếng đang xem xét việc đầu tư Bitcoin, làm cho thị trường tiền tệ ảo trở nên nóng bỏng.
Chuyên viên của ngân hàng Bank of America phân tích: “Bitcoin sẽ là một giải pháp chi trả trong thương mại điện tử và có thể sẽ trỗi dậy thành một đối thủ đáng gờm cho các dịch vụ chuyển tiền thông thường”. Báo cáo của các nhà phân tích này tung ra hôm 5/12 đặt ra nhiều chướng ngại vật mà Bitcoin phải vượt qua để có thể trở thành một loại tiền tệ chính thức, trong đó bao gồm việc nó phải chiếm 10% trong các giao dịch thương mại điện tử toàn thế giới, khẳng định tính giá trị…
Video đang HOT
Biểu đồ biến động giá Bitcoin. Ảnh: Arstechnica, Bank of America.
Trong khi đó, cũng trong ngày 5/12, chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng Bitcoin, kể cả các ngân hàng. Được biết động thái này là để bảo vệ giá trị của đồng nhân dân tệ và tránh nạn rửa tiền. Điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến những nhà đầu tư nhỏ tại Trung Quốc khi họ hoàn toàn có khả năng vượt qua “bức tường lửa” để mua bán và trao đổi Bitcoin.
Hai động thái này đã gây ra hiện tượng “kéo cưa” cho thị trường Bitcoin, làm giá của nó đột biến. Giá quy đổi rớt xuống từ 1250 USD đến mức thấp nhất là 950 USD, rồi ổn định ở mức 1150 USD/Bitcoin. Giá Bitcoin vẫn còn có thể biến động nhiều trong thời gian tới nhưng với sự ủng hộ của Wallstreet, tương lai của tiền tệ ảo này trở nên sáng sủa hơn.
Theo Người Lao Động
Hacker tấn công đòi trả bằng đồng Bitcoin
Từng lan rộng với tốc độ chóng mặt với mục tiêu nhắm đến "hàng chục triệu" máy tính khiến Cơ quan tội phạm Anh phải ban hành một cảnh báo khẩn hồi tháng trước. Và bây giờ vi rút có tên gọi CryptoLocker tiếp tục được phát hiện phổ biến tại Mỹ.
Một dạng thông báo gửi về từ Ransomware CryptoLocker. Ảnh: Malwarebytes.
CryptoLocker thuộc loại phầm mềm tống tiền (Ransomware), sử dụng một hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc để khôi phục lại. Trong trường hợp này, CryptoLocker sẽ mã hóa các tập tin trên máy tính của nạn nhân. Sau đó gửi tiếp cho nạn nhân một thông báo dưới dạng cửa sổ pop-up với yêu cầu nạn nhân phải trả một khoảng phí để nhận được giải mã.
Số tiền này đôi khi là 100 USD, 300 USD hoặc thậm chí lên đến 2 đồng Bitcoin (1 Bitcoin tương đương 1.240 USD, tính tới cuối tuần qua), vì chúng rất khó bị theo dõi.
Thời gian để nạn nhân nhận lại dữ liệu là khoảng 4 ngày (100 giờ đồng hồ) kề từ khi nhận thông báo từ hacker. Nếu thỏa thuận không thành công có thể chúng sẽ quay lại nhắc trở vào một ngày nào đó.
Thông thường các vi rút ẩn dưới các tập đính kèm trong các email thông báo theo dõi chuyển phát nhanh FedEx và UPS giả mạo. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mùa mua sắm đang bắt đầu diễn ra ở khắp mọi nơi trên toàn cầu.
Báo cáo hôm thứ Hai cho biết một số đã bị phát hiện và chặn lại trên 138 hệ thống tại Mỹ. Tuy nhiên, chúng vẫn đang phát triển mạnh và rộng hơn, do đó người dùng cần cảnh giác với các email đính kèm file khi thanh toán mua sắm và cài đặt một phần mềm chống vi rút đáng tin cậy, đặc biệt sao lưu các tập tin cần thiết của mình, các chuyên gia bảo mật chia sẻ.
Theo NLĐ/Businessinsider
'Tiền kỹ thuật số' Bitcoin được chấp nhận rộng rãi hơn Bitcoin được biết đến như một loại tiền tệ kỹ thuật số và không do một cơ quan chức năng nào hoặc ngân hàng trung ương phát hành hay quản lý. Nó giao dịch dựa trên các phương thức giao dịch đồng đẳng và cả những mật mã hay chuỗi số phức tạp và chính điều đó giúp nó "thoát khỏi" mô hình...