Mỹ, Trung Quốc chạy đua xây dựng đô thị thông minh Đông Nam Á
Trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, Mỹ đang nỗ lực giành lợi ích địa chính trị tại đây thông qua dự án hỗ trợ mạng lưới thành phố thông minh.
Một năm trước, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ kế hoạch biến nhiều khu đô thị của Đông Nam Á trở thành các trung tâm công nghệ cao.
Chương trình có tên Mạng lưới Thành phố Thông minh của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đặt ra mục tiêu giải quyết các vấn đề liên quan đến đô thị hóa nhanh và gia tăng dân số. Mạng lưới bao gồm 26 thành phố, từ Bangkok của Thái Lan đến Yangon của Myanmar, theo South China Morning Post.
Kế hoạch của Mỹ nhằm trang bị công nghệ số và các kỹ thuật tiên tiến vào mọi khía cạnh của cuộc sống, từ xử lý ô nhiễm nguồn nước cho tới y tế, thu thuế và ngăn chặn tội phạm.
Đấu trường địa chính trị
Những năm gần đây, chứng kiến Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á bằng sáng kiến “Vành đai, Con đường”, Mỹ đã nỗ lực tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ đang bùng nổ tại Đông Nam Á, nơi có các nền kinh tế với tổng trị giá gần 3 nghìn tỷ USD.
Động thái này sẽ “thúc đẩy đầu tư của Mỹ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của khu vực”, Phó tổng thống Pence cho biết tại lễ khởi động kế hoạch vào tháng 11/2018. Theo đó, Mỹ cam kết tài trợ bước đầu cho dự án của các nước Đông Nam Á 10 triệu USD.
Về phía Trung Quốc, vào tháng 10, Bắc Kinh tuyên bố hỗ trợ Mạng lưới Thành phố Thông minh nhằm tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt trong việc phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Sự tham gia của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào các dự án khu vực khiến Đông Nam Á trở thành đấu trường cho cuộc cạnh tranh lợi ích địa chính trị của hai cường quốc, giới chuyên gia nhận định.
“Về mặt địa lý, Đông Nam Á là trung tâm cho cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc”, ông Brian Harding, Phó giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, cho biết.
“Chính quyền Mỹ đang tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc và đưa ra tầm nhìn cho các nước Đông Nam Á. Đề xuất hấp dẫn này có thể khiến các nước muốn đi theo những tiêu chuẩn được định hướng thân thiện với Mỹ”, ông Harding nói. Động thái này cũng nằm trong chính sách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Mở của Mỹ.
Nghi ngại về cam kết của Mỹ
Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương ở Bangkok vừa qua làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với Đông Nam Á. Trong khi đó, Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào khu vực này, theo giới quan sát.
Moe Thuzar, thành viên tại Viện nghiên cứu ISEAS – Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng “các nước Đông Nam Á hiện đánh giá Mỹ đã giảm cam kết đối với khu vực và có vẻ đã chấp nhận thực tế về vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc”.
Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia do viện nghiên cứu này thực hiện hồi đầu năm nay cho thấy 45% người trả lời coi Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng chính trị và chiến lược nhất trong khu vực so với các nước khác. Trong khi đó, chỉ có 30% chuyên gia nhận định tương tự về Mỹ.
Đáng chú ý, 73% cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng kinh tế lớn hơn Mỹ, và chỉ có 8% nói Mỹ hơn Trung Quốc.
Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh ảnh hưởng trong cuộc đua xây dựng thành phố thông minh trên khắp Đông Nam Á. Ảnh: Alamy.
Trung Quốc tuyên bố sẽ chính thức hợp tác với dự án Thành phố Thông minh “tại thời điểm mà Mỹ cử đại diện cấp thấp nhất trong những năm gần đây đến tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN”, ông Thuzar nói.
Đối với Mỹ, tham gia vào dự án số hóa mạng lưới đô thị Đông Nam Á không chỉ là đầu tư mà còn liên quan đến việc xây dựng quan hệ đối tác giữa các thành phố, cùng triển khai nhiều dự án về giao thông và an ninh nguồn nước.
Một số công ty Mỹ hoạt động tại khu vực, bao gồm IBM và General Electric, cùng các công ty Trung Quốc như Huawei và Alibaba Cloud cũng nằm trong danh sách đối tác và quan sát viên cho dự án Thành phố Thông minh, theo South China Morning Post.
Theo giới quan sát, Mỹ dường như không có nhiều bước tiến trên thực tế. Amalina Anuar, nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, cho biết: “Đối với Mỹ, không rõ cam kết trị giá 10 triệu USD sẽ được phân phối hoặc sử dụng như thế nào”.
Ngược lại, Trung Quốc đã “tích cực hơn trong việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác”, đặc biệt là thông qua Huawei và công nghệ 5G tiên tiến của tập đoàn này, bà Anuar nói. Đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á lần đầu tiên vượt Mỹ vào năm 2018, tuy nhiên vẫn thua xa Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
Brendan Thomas-Noone, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Sydney, nhận định các công ty Mỹ khó cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực này.
Trung Quốc đang thúc đẩy quan hệ đối tác thông qua Huawei và công nghệ 5G. Ảnh: DPA.
“Chính phủ (Mỹ) chỉ có thể khuyến khích đầu tư công nghiệp và tài chính tư nhân, nhưng nếu quá rủi ro thì nước này sẽ nói đơn giản rằng ‘đó không phải là vấn đề các nhà đầu tư của chúng tôi quan tâm’”, ông nói và cho biết thêm đối với Trung Quốc thì khác. Các khoản hỗ trợ từ chính phủ Mỹ có vẻ không thay thế được một số khoản đầu tư của Trung Quốc.
Chan Jia Hao, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng Mỹ vẫn còn cơ hội thâm nhập vào các lĩnh vực chưa bị Trung Quốc thống trị như dữ liệu mở và trung tâm dữ liệu…
Trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang cạnh tranh quyền lực thông qua các dự án kết nối đô thị ở ASEAN, câu hỏi đặt ra là chúng có tác động như thế nào về lâu dài đối với các nước trong khu vực, ông Chan bình luận.
“Nếu một số quốc gia trong khu vực hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc về lĩnh vực công nghệ và một số khác lại hợp tác với Mỹ… liệu những nước này có tiếp tục hợp tác với nhau nữa hay không? Và ngay cả khi họ muốn hợp tác, liệu họ có bị các siêu cường công nghệ ngăn cản?”, chuyên gia Chan đặt câu hỏi.
Hương Ly
Theo news.zing.vn
Nguy cơ khủng bố bùng phát sau cái chết của thủ lĩnh IS
Theo các chuyên gia, IS có thể tận dụng cái chết của Al Baghdadi để chiêu mộ sự ủng hộ dưới danh nghĩa báo thù.
Sự tồn tại của IS chưa chắc đã phụ thuộc vào việc thủ lĩnh của chúng là ai. Từ trước cái chết của Al Baghdadi, thủ lĩnh mới của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), một cựu binh thuộc quân đội cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, các nhà phân tích đều nhấn mạnh rằng tình hình thực địa ở Syria, những xung đột nội bộ ở đây mới là nguồn nhiên liệu chính cho sự hồi sinh của IS.
Ảnh minh họa.
Theo các thống kê tại Trung Đông, được cho là tổng hợp từ các nguồn tin tình báo, quân số của IS hiện nay còn khoảng 18.000 người. Không ít trong số đó đã rời khỏi Syria và Iraq trở về quê hương nhưng vẫn giữ liên lạc với IS thông qua một mạng lưới trên Internet. Từ Trung Đông, đến khu vực Đông Nam Á cũng có những lo ngại sau cái chết của thủ lĩnh IS.
Theo người phát ngôn quân đội Philippines, các lực lượng an ninh nước này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ trước bất kỳ mối đe dọa tấn công trả đũa tại nước này từ các tổ chức khủng bố bị nhiễm tư tưởng của IS. Philippines lo ngại việc Al Baghdadi bị tiêu diệt sẽ có tác động đến lãnh đạo các tổ chức khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
Giờ nếu nhìn lại những ngày đầu của IS năm 2013 - 2014, rất nhiều người đã gia nhập IS không phải để tiến nhành những vụ tấn công man rợ hay để chặt đầu người phương Tây rồi đăng lên mạng xã hội. Họ gia nhập bởi nghèo đói, bị đẩy ra rìa xã hội, bị các thế lực trong xã hội chèn ép. Những điều đó vẫn còn nguyên trong thời kỳ hậu IS này. Chính vì thế, tiêu diệt một thủ lĩnh chưa thể là biện pháp ngăn ngừa từ gốc.
Theo Nguyễn Hà/VTV
"Cái nôi" của nạn buôn người sang Anh ở Trung Quốc Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc - nơi phần lớn người dân làm lao động phổ thông, được gọi là "cái nôi" của nạn buôn người. Những người dân ở các làng chài nghèo khó bắt đầu rời khỏi quê hương tìm kiếm cuộc sống mới ở nước ngoài bằng thuyền vào đầu thế kỷ XV. Nhiều người trong số này đến từ Đông...