Mỹ trừng phạt thợ đào Bitcoin Nga
Lần đầu tiên trong lịch sử, Bộ Tài chính Mỹ nhằm vào các thợ đào Bitcoin đang hoạt động tại Nga, trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine đã bước sang tháng thứ ba.
Trong vòng cấm vận mới nhất, Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ thực hiện hành động chống lại những công ty trong ngành công nghiệp đào tiền ảo của Nga. Theo dữ liệu từ Đại học Cambridge, Nga là điểm đến lớn thứ ba thế giới của các thợ đào.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Brian Nelson cho biết: “Thông qua việc vận hành các trang trại máy chủ lớn bán công suất khai thác tiền ảo quốc tế, những công ty này giúp Nga kiếm tiền từ tài nguyên thiên nhiên. Nga có lợi thế trong đào tiền ảo nhờ khí hậu lạnh và tài nguyên năng lượng. Tuy nhiên, các công ty đào phụ thuộc vào thiết bị máy tính nhập khẩu và thanh toán bằng tiền pháp định khiến họ dễ bị trừng phạt”.
Mỹ xem thu nhập từ ngành công nghiệp đào tiền ảo là nguy cơ tiềm tàng đối với hiệu quả của các lệnh trừng phạt. Bộ Tài chính Mỹ cam kết sẽ không để loại tài sản nào thành công cụ để Nga bù đắp tác động của cấm vận.
Trong số các công ty bị Mỹ nhằm vào là BitRiver, thành lập năm 2017, trụ sở tại Thụy Sỹ, chuyên vận hành những trại đào bằng năng lượng thủy điện. Thông tin trên website cho thấy BitRiver tuyển dụng hơn 200 nhân viên toàn thời gian tại 3 văn phòng khắp nước Nga.
Video đang HOT
Mỹ lo ngại Nga có thể chuyển hóa nguồn năng lượng khổng lồ vào hoạt động khai thác tiền điện tử để vượt qua phong tỏa kinh tế của phương Tây. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Bitcoin sẽ cho phép các nước như Nga kiếm tiền từ tài nguyên năng lượng, “thứ không thể xuất khẩu do lệnh trừng phạt”.
Quốc hội Mỹ bỏ phiếu cấm nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá từ Nga, trong khi EU cân nhắc một số biện pháp tương tự bất chấp phụ thuộc lớn vào tài nguyên từ Moscow.
Theo IMF, phương thức kiếm tiền từ năng lượng thông qua đào tiền ảo xảy ra “trực tiếp trên blockchain và bên ngoài hệ thống tài chính, nơi các lệnh cấm vận được thi hành” và thợ đào “phát sinh doanh thu trực tiếp từ người dùng trả phí giao dịch cho họ”, bao gồm những chính phủ bị trừng phạt.
Dù vậy, quy mô đào tiền ảo cũng bị hạn chế do các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga. IMF ước tính doanh thu đào tiền ảo trung bình mỗi tháng năm 2021 là 1,4 tỷ USD, trong đó thợ đào Nga có thể kiếm được gần 11%.
Tác động lớn?
Ảnh hưởng của lệnh trừng phạt BitRiver có thể vượt khỏi phạm vi đào tiền ảo tại Nga vì sẽ gây ra việc tái phân phối và giảm năng lực điện toán để đào Bitcoin trên toàn cầu. Đây là nhận định của Roman Zabuga, Giám đốc Tiếp thị BWC – nhà vận hành trung tâm dữ liệu cho thợ đào tiền ảo.
Nếu năng lực điện toán bị gián đoạn, thợ đào không còn nhiều địa chỉ để host hoạt động của họ. Các cơ sở đào gần nhất là tại Kazakhstan – quốc gia cũng đang có những vấn đề riêng, trong khi Mỹ và Canada không có sẵn trung tâm dữ liệu, còn châu Âu rất đắt đỏ.
Trong khi đó, những thợ đào không liên quan đến BitRiver lại có thể kiếm được nhiều Bitcoin hơn do độ khó khi đào Bitcoin sẽ giảm vì phải cạnh tranh ít hơn. Nó sẽ lặp lại những gì đã xảy ra sau khi Bắc Kinh cấm đào tiền ảo vào tháng 5/2021, dẫn đến mức sụt giảm mạnh trong năng lực điện toán toàn cầu và mang đến hàng tỷ USD cho các thợ đào tại Bắc Mỹ.
Lượng Bitcoin các thợ đào đang nắm giữ tụt xuống mức thấp chưa từng có
Thị trường tiền điện tử thì vẫn phát triển từng ngày nhưng các "thợ đào" Bitcoin thì ngày càng mất đi vị thế.
Mới đây, chuyên trang tài chính Finbold đã phát hiện lượng Bitcoin mà các thợ đào đang nắm giữ hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010, với tổng cộng là 1,95 triệu USD.
Số lượng Bitcoin mà các thợ đào nắm giữ đang ở mức thấp kỷ lục
Ở một diễn biến khác, Twitter của nền tảng nghiên cứu thị trường tiền mã hóa IntoTheBlock hôm 11/3 vừa qua đã chia sẻ một nhận định: "Vị thế của những thợ đào tiền mã hoá đang bị thu hẹp hơn bao giờ hết, số lượng BTC mà họ nắm giữ đã đạt mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Theo Finbold, những nguyên nhân khiến thợ đào Bitcoin gặp khó khăn bao gồm cuộc đàn áp khai thác tại Trung Quốc, tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu, môi trường ngày một cạnh tranh hơn và các vấn đề về biến đổi khí hậu. Những khó khăn trên đã buộc các công ty và thợ đào phải bán một phần tài sản của họ chỉ để đảm bảo sự ổn định cho hoạt động khai thác.Tuy nhiên, tại Malaysia, các thợ đào vẫn đang hoạt động tích cực. Bất chấp việc số lượng BTC do những thợ đào nắm giữ đạt mức thấp kỷ lục, công việc khai thác Bitcoin tại đất nước Đông Nam Á này dường như không hề dao động. Trên thực tế, quốc gia này đang phải đối mặt với vấn nạn trộm cắp điện để khai thác Bitcoin ngày càng gia tăng.
Cũng theo bài báo này, một công ty dịch vụ tại Malaysia đã buộc phải tìm ra các phương pháp mới để giải quyết vấn đề trên. Trong năm 2021, công ty đã ghi nhận 7.209 trường hợp đấu nối điện bất hợp pháp, tăng gần 12 lần so với 610 trường hợp của năm 2018.
Cảnh sát Malaysia phá huỷ hơn 1.000 máy đào tiền số hồi tháng 7/2021
Hơn nữa, trong khoảng thời gian từ năm 2018 - 2021, tổng lượng điện mà các thợ đào sử dụng trái phép tại quốc gia này đã lên tới 550 triệu USD.
Về giá Bitcoin, vào hôm 11/3, thị trường đã ghi nhận mức tăng đột biến của Bitcoin khi đồng tiền này vượt qua mốc 40.000 USD. Ở thời điểm hiện tại, giá Bitcoin đang ổn định ở mức 39.000 USD. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, vào tuần trước, tổng vốn hóa thị trường của Bitcoin đã đạt mức 743 tỷ USD, vượt lên cả Rúp, đồng tiền hợp pháp của Nga.
Thợ đào Bitcoin may mắn nhận được 215.000 USD Một thợ đào cá nhân đã may mắn xác thực khối dữ liệu trên mạng lưới Bitcoin, thu về lượng tiền số tương đương 215.000 USD. Một thợ đào cá nhân đã thu về lượng Bitcoin tương đương 215.000 USD, theo dữ liệu của CKPool. Đây là nền tảng bể đào độc lập (solo mining pool), trong đó người khai thác sẽ đóng...