Mỹ trừng phạt một loạt cá nhân, tổ chức Trung Quốc vì hỗ trợ Triều Tiên
Mỹ ngày 29/6 tuyên bố bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai công dân và một công ty vận tải của Trung Quốc vì hỗ trợ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Ngoài ra, một ngân hàng của Bắc Kinh cũng bị Washington cáo buộc giúp Bình Nhưỡng rửa tiền.
Khu vực biên giới Triều Tiên – Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Reuters dẫn thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết các cá nhân và tổ chức Trung Quốc bị liệt vào danh sách trừng phạt của Mỹ lần này gồm Ngân hàng Dandong, Công ty vận tải thống nhất toàn cầu Dalian và hai công dân Sun Wei và Li Hong Ri.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết việc Washington trừng phạt các cá nhân và tổ chức trên là nhằm cắt đứt nguồn cung tài chính cho Triều Tiên, vốn được nước này sử dụng để “nuôi” các chương trình hạt nhân và tên lửa.
“Chúng tôi sẽ truy tìm dòng tiền này và cắt đứt chúng”, ông Mnuchin cho biết.
Video đang HOT
Bộ Tài chính Mỹ thông báo ngân hàng Dandong của Trung Quốc bị cắt khỏi hệ thống tài chính Mỹ vì hành vi rửa tiền cho Triều Tiên và vận hành “như một đường dây hỗ trợ cho hoạt động tài chính trái phép” của Bình Nhưỡng. Theo đó, ngân hàng Dandong sẽ bị cấm tạo tài khoản và thực hiện các giao dịch với các cá nhân, tổ chức ở Mỹ.
Trong khi đó, các lệnh trừng phạt áp đặt đối với hai công dân và một công ty vận tải của Trung Quốc đồng nghĩa với việc các cá nhân và tổ chức này sẽ không được làm ăn với các công ty và công dân Mỹ.
Bộ trưởng Mnuchin cho biết giới chức Mỹ sẽ tiếp tục điều tra các công ty khác nằm trong diện tình nghi giúp đỡ Triều Tiên và sẽ bổ sung thêm các lệnh trừng phạt mới. Tuy nhiên, ông Mnuchin khẳng định các động thái này của Mỹ không nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, cũng không nhằm gửi cho nước này bất kỳ thông điệp nào.
“Việc này không nhằm vào Trung Quốc. Chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác với Trung Quốc”, ông Mnuchin nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo AFP, các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể sẽ khiến Trung Quốc “ nóng mặt”, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục gây sức ép với Bắc Kinh trong việc kiềm chế chương trình vũ khí gây tranh cãi của Bình Nhưỡng.
Trước đó, giới chức Mỹ tiết lộ rằng Tổng thống Trump ngày càng thất vọng với sự thất bại của Trung Quốc trong việc kiềm chế Triều Tiên cũng như trong các vấn đề thương mại song phương giữa hai nước. Theo đó, ông Trump được cho là đang cân nhắc các biện pháp siết chặt thương mại với Bắc Kinh.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Cựu lãnh đạo ngân hàng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Thượng viện Mỹ ngày 13/2 đã phê chuẩn đề cử của Tổng thống Donald Trump, chọn ông Steve Mnuchin làm Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền mới.
Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin (Ảnh: NBC)
Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin, cựu lãnh đạo của tập đoàn nổi tiếng Goldman Sachs, đã được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ 53 phiếu thuận và 47 phiếu chống. Ông Mnuchin đã tuyên thệ nhậm chức vào tối ngày 13/2 theo giờ địa phương.
Trong cuộc bỏ phiếu lần này, chỉ có duy nhất một nghị sĩ đảng Dân chủ đứng về phía phe Cộng hòa, vốn chiếm ưu thế tại Thượng viện, để bỏ phiếu ủng hộ ông Mnuchin. Đó là Thượng nghị sĩ Joe Manchin của bang Tây Virginia.
Cũng giống như nhiều thành viên nội các trước đó trong chính quyền mới, quyết định phê chuẩn đề cử của Tổng thống Trump đối với vị trí Bộ trưởng Tài chính cũng vấp phải sự phản đối của các nghị sĩ đảng Dân chủ. Lý do mà phe Dân chủ đưa ra là các ứng cử viên này cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn trước khi bổ nhiệm do mạng lưới kinh doanh đồ sộ cũng như khối tài sản lớn của họ. Ngoài ra, ông Steve Mnuchin cũng không được đánh giá cao về kinh nghiệm chính trường.
Ông Mnuchin từng là Giám đốc điều hành của Dune Capital Management, có nhiều năm làm việc tại Goldman Sachs và là chuyên gia tài chính lão luyện tại Phố Wall. Ông cũng tham gia vào giới Hollywood và đứng ra rót tiền cho những dự án phim bom tấn như X-men hay Avatar. Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng là một trong những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump từ sớm và là nhân vật đứng đầu bộ phận tài chính trong chiến dịch tranh cử của ứng cử viên đảng Cộng hòa.
Sau khi nhậm chức, ông Mnuchin sẽ phải tập trung giải quyết một số khó khăn hiện tại của nền kinh tế Mỹ như tình trạng thâm hụt ngân sách, tình hình tăng trưởng chậm chạp kéo dài, vực dậy thế mạnh của Mỹ trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt trong quan hệ với các đối tác nước ngoài và thực hiện một số cam kết cải cách của Tổng thống Trump.
Thành Đạt
Theo The Hill
Trump dự đám cưới lần ba của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tổng thống Mỹ cùng Đệ nhất phu nhân và nhiều quan chức chính phủ Mỹ đã tới dự đám cưới lần ba của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin, 54 tuổi, kết hôn với nữ diễn viên người Scotland Louise Linton, 36 tuổi, hôm 24/6 dưới sự chứng kiến của khoảng 300 khách mời, trong đó, có...