Mỹ trừng phạt các nhóm tấn công mạng Triều Tiên
Bộ Tài chính Mỹ thông báo trừng phạt 3 nhóm tin tặc Triều Tiên có liên quan đến vụ tấn công bằng mã độc WannaCry, xâm nhập các ngân hàng quốc tế và tài khoản của khách hàng.
Mỹ và Liên Hiệp Quốc đã đưa ra lệnh trừng phạt với các nhóm có tên Lazarus Group, Bluenoroff, và Andariel được quản lý bởi Tổng cục Trinh sát Triều Tiên RGB.
Hành động trừng phạt gồm việc khóa tất cả tài sản có liên quan đến Mỹ của các nhóm này và cấm các hoạt động giao dịch. Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, bất kỳ tổ chính tài chính nước ngoài nào cố ý tạo điều kiện giao dịch hoặc cung cấp dịch vụ cho các nhóm này cũng sẽ bị trừng phạt.
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Sigal Mandelker tuyên bố: “Bộ Tài chính hành động chống lại các nhóm tin tặc Triều Tiên tấn công mạng nhằm phục vụ các chương trình tên lửa và vũ khí bất hợp pháp. Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc với Triều Tiên, đồng thời làm việc với cộng đồng quốc tế để cải thiện an ninh mạng của mạng lưới tài chính”.
Bộ Tài chính cho biết nhóm Lazarus Group đã tham gia vào vụ tấn công bằng mã độc WannaCry mà Mỹ, Úc, Canada, New Zealand và Anh đã công khai cáo buộc Triều Tiên đứng sau vụ này hồi tháng 12-2017.
Video đang HOT
Mỹ khóa tất cả tài sản và cấm các giao dịch có liên quan đến Mỹ với các nhóm tin tặc Triều Tiên.
Mã độc WannaCry gây ảnh hưởng ít nhất 150 quốc gia và đánh sập khoảng 300.000 máy tính, bao gồm rất nhiều máy ở Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS). Vụ tấn công NHS dẫn đến hơn 19.000 cuộc hẹn bị hủy bỏ và tốn hơn 112 triệu USD (gần 2.600 tỉ đồng). Đây là vụ tấn công bằng mã độc tống tiền lớn nhất trong lịch sử.
Trước năm 2018, nhóm Bluenoroff đã cướp hơn 1,1 tỉ USD (khoảng 25.500 tỉ đồng) từ các tổ chức tài chính, đồng thời tấn công các ngân hàng ở Bangladesh, Ấn Độ, Mexico, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile.
Còn nhóm Andariel trộm thông tin thẻ ngân hàng bằng cách xâm nhập ATM để lấy tiền mặt hoặc trộm thông tin khách hàng, sau đó đem bán ở chợ đen.
Nhóm này còn phát triển và tạo phần mềm độc hại để tấn công các trang đánh bạc và chơi bài qua mạng, nhắm đến quân đội chính phủ Hàn Quốc để thu thập tin tức tình báo.
Theo Người Lao Động
Kỷ nguyên smartphone ở Triều Tiên
Sự bùng nổ của điện thoại thông minh dẫn đến một số thay đổi lớn trong xã hội và cuộc sống của người dân CHDCND Triều Tiên.
Điện thoại thông minh (smartphone) hiện đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của một bộ phận người dân Triều Tiên. Dù mạng di động lần đầu tiên có mặt tại nước này từ năm 2002 nhưng mãi đến gần đây mới bắt đầu bùng nổ. AFP dẫn lời các chuyên gia Hàn Quốc nhận định đây là kết quả từ chính sách phát triển viễn thông và công nghệ của Chủ tịch Kim Jong-un. Ba nhà mạng di động ở Triều Tiên là Kang Song Net, Byol và Koryolink ước tính đang có tổng cộng 4 - 5 triệu khách hàng, tức khoảng 20% dân số nước này, chủ yếu tập trung ở thủ đô Bình Nhưỡng cùng các thành phố lớn.
Điện thoại Pyongyang 2423 - Ảnh: Chụp màn hình The Hankyoreh
Trong thời kỳ đầu, đa số smartphone được nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến tháng 8.2013, chiếc điện thoại nội địa đầu tiên mang tên Arirang trình làng, theo Yonhap. Từ đó, người tiêu dùng dần dần chuyển sang dùng những sản phẩm trong nước bao gồm Pyongyang và Jindallae. Thông qua các kênh riêng, giới phóng viên Hàn Quốc đã mua được mẫu mới nhất Pyongyang 2423 mới tung ra thị trường hồi tháng 10.2018. Họ đánh giá Pyongyang 2423 không thua kém gì các dòng điện thoại Hàn Quốc, với nhiều ứng dụng, trò chơi, camera độ phân giải cao và dùng hệ điều hành Android. Điểm khác biệt của smartphone Triều Tiên là chỉ kết nối với mạng intranet do chính phủ quản lý, không thể truy cập internet toàn cầu. Kể từ năm 2013, Triều Tiên mới bắt đầu cho phép người nước ngoài truy cập internet bằng USIM quốc tế, theo tờ The Hankyoreh.
Một phụ nữ chụp ảnh bằng điện thoại thông minh - Ảnh: AFP
Sự phổ biến của smartphone tại Triều Tiên được cho là có tác dụng lớn trong việc làm ăn và cả bình ổn thị trường. "Trước đây, giá cả nhiều mặt hàng như gạo và bắp cao thấp khác nhau tại nhiều khu vực. Giờ thì khách hàng thường xuyên dùng điện thoại để kiểm tra giá cả và theo dõi những thông báo của chính phủ", chuyên gia Hong Min thuộc Viện Nghiên cứu Triều Tiên (Hàn Quốc) cho biết. Tuần san Chosun Shinbo mới đăng tải phóng sự phản ánh xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Triều Tiên nhờ smartphone. Tờ báo mô tả chi tiết về ứng dụng Okryu giúp người dân mua sắm trực tuyến và cả đặt món ăn. Tuy nhiên, các mặt hàng hiện chỉ giới hạn ở sản phẩm nội địa như thực phẩm, mỹ phẩm, giày dép và túi xách.
Hai cô gái trẻ dùng smartphone ở thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: Chụp màn hình Vice News
Bên cạnh đó, chiếc điện thoại thông minh giờ đây còn được xem là "thước đo" vị trí và đẳng cấp trong xã hội. "Không giống ở Hàn Quốc, mọi người có thể mua trả góp, người Triều Tiên muốn mua smartphone phải thanh toán một lần. Nhiều người nỗ lực làm việc và dành dụm để sắm điện thoại thời thượng", một người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc kể. Theo CNN, mẫu Pyongyang 2423 có giá gần 500 USD (11,6 triệu đồng), còn Arirang là 350 USD. Chính phủ Triều Tiên quy định mỗi công dân chỉ được sử dụng 1 smartphone, nhưng nhiều người vẫn "lách luật" bằng cách nhờ bạn bè đăng ký hộ. Chụp ảnh selfie, dùng bluetooth kết nối chơi game với bạn bè, đăng tải hình ảnh, bình luận trên ứng dụng mạng xã hội riêng của nước này không còn là điều "không tưởng". Và cũng như tại nhiều nước khác, các bậc phụ huynh và giới hữu trách Triều Tiên đã bắt đầu lo ngại thanh thiếu niên đua đòi và nghiện smartphone.
Theo thanh niên
Tin tặc Triều Tiên vẫn tấn công Mỹ trong thời gian thượng đỉnh Các tin tặc Triều Tiên liên tục nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ và các nước châu Âu hơn 18 tháng qua, ngay cả trong thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai. Theo Công ty an ninh mạng McAfee, các vụ tấn công nhằm vào các ngân hàng, công ty dầu khí, trung tâm tài chính......