Mỹ trừng phạt binh sĩ đốt kinh Koran
Sáu binh sĩ Mỹ đã bị kỷ luật do đốt 100 quyển kinh Koran và các văn bản tôn giáo khác tại Afghanistan, gây ra làn sóng phản đối và bạo loạn làm hơn 30 người chết, trong đó có hai binh sĩ Mỹ.
Người dân Afghanistan biểu tình phản đối lính Mỹ đốt kinh Koran – Ảnh: Reuters
BBC ngày 28-8 cho biết sáu binh sĩ – gồm hai sĩ quan và bốn hạ sĩ quan – sẽ không bị truy tố hình sự xung quanh vụ việc này, sau khi kết quả điều tra cho thấy họ không cố ý bất kính đối với đạo Hồi. Thay vào đó, họ chỉ bị “xử phạt hành chính” như hạ cấp bậc hoặc cắt lương.
Video đang HOT
Trước đó, sau khi xảy ra vụ đốt kinh Koran tại căn cứ Bagram (một căn cứ không quân Mỹ ở phía bắc Kabul) ngày 20-2-2012, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã yêu cầu đưa các binh sĩ có liên quan ra xét xử công khai.
Trước thông tin sáu binh sĩ chỉ bị kỷ luật, văn phòng tổng thống cho AP biết ông Karzai sẽ xem xét và có phản ứng vào hôm nay 28-8.
Trong một diễn biến khác, ba binh sĩ thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ cũng bị kỷ luật do có liên quan đến đoạn phim quay một binh sĩ đứng tiểu lên thi thể quân Taliban ở Afghanistan. Trong đó, một người bị kết tội đã tiểu lên thi thể một phiến quân Taliban, một người chụp ảnh chung với các xác chết và một người nói dối các nhà điều tra.
Danh tính của cả ba người không được tiết lộ và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ cho biết họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức kỷ luật đối với ba binh sĩ trong một ngày gần đây.
Theo Tuổi Trẻ
Australia kêu gọi TQ tôn trọng chủ quyền
Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền của Australia trong việc cho phép lính thủy đánh bộ Mỹ triển khai ở phía bắc nước này khi Washington tăng cường hiện diện ở Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Bob Carr hôm nay (22/8) cho hay.
Năm ngoái, Australia đồng ý đón tiếp 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tới đóng quân ở Northern Territory, sự chuyển dịch chiến lược quan trọng của Washington nhưng làm Trung Quốc không hài lòng.
Nói với tờ Financial Review của nước này, Ngoại trưởng Carr cho hay, quyết định trên không nhằm vào Trung Quốc.
"Khi Australia giữ quan điểm cân bằng về sự hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, Bắc Kinh cũng nên thừa nhận chủ quyền của Australia với việc tái cơ cấu liên minh với Mỹ như một phần của chính sách phòng vệ. Hơn nữa, tôi luôn nói rằng Australia sẽ không lựa chọn Trung Quốc hay Mỹ".
Việc lính thủy đánh bộ Mỹ triển khai tới Darwin, bắt đầu từ tháng 4 vừa qua, đã khiến Bắc Kinh không hài lòng vì cho rằng sự hiện diện của lính Mỹ là bằng chứng về "tâm lý thời chiến tranh lạnh".
Tuy nhiên Canberra lập luận, điều đó không có gì mâu thuẫn với quan hệ ngày càng phát triển giữa Australia với Bắc Kinh - đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường chủ chốt của nước này.
Quân Mỹ hiện triển khai quân có giới hạn tại nước đồng minh quân sự lâu dài là Australia, gồm cả đưa quân tới đóng ở một căn cứ gần Alice Springs, tại khu vực sa mạc miền trung Australia.
Theo VietNamNet
Tân Hoa xã đưa tin về phương án chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ Mỹ liên tiếp điều chỉnh thế bố trí chiến lược mới theo tư tưởng "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" nhằm vào Trung Quốc. Ngày 3/8, cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2012" do Mỹ chủ trì kết thúc, tàu sân bay Mỹ dẫn đầu tàu chiến các nước thể hiện sức mạnh trên biển. Hai năm trở lại đây, Bộ...