Mỹ trừng phạt 11 công ty Trung Quốc vì người Duy Ngô Nhĩ
Bộ Thương mại Mỹ thông báo đưa 11 doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Trong thông cáo ngày 20/7, Bộ Thương mại Mỹ cho biết 11 công ty Trung Quốc trên đã tham gia sử dụng các lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác. Trong số này có nhiều công ty dệt may và hai công ty mà Washington cho là “đang phân tích gen được sử dụng để tiếp tục đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác”.
Các công ty bị trừng phạt sẽ không được phép mua hàng từ các công ty Mỹ mà không được chính phủ chấp thuận. Đây là nhóm công ty thứ ba tại Trung Quốc bị Mỹ liệt vào danh sách đen sau hai đợt trước với 37 thực thể bị Washington công bố trừng phạt vì liên quan cáo buộc tham gia đàn áp tại Tân Cương.
Trong số 11 công ty bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” có công ty Nanchang O-Film Tech, nhà cung cấp cho Apple, Amazon và Microsoft, 8 công ty khác chủ yếu là công ty dệt. Hai công ty còn lại bị trừng phạt vì “tiến hành phân tích gen” được sử dụng để tiếp tục đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, gồm Xinjiang Silk Road và Beijing Liuhe.
John Chen, giám đốc điều hành Changji Esquel Textile, công ty dệt được thành lập năm 2009 và bị Mỹ đưa vào “danh sách đen”, hôm 20/7 gửi thư cho Bộ trưởng Thương mại Ross, đề nghị xóa công ty này khỏi danh sách, với lý do công ty này “không sử dụng lao động cưỡng bức và phản đối lao động cưỡng bức”.
Video đang HOT
Changji Esquel Textile là đơn vị sản xuất quần áo cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Ralph Lauren, Tommy Hilfiger và Hugo Boss. Phía các công ty Mỹ chưa bình luận về thông tin.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tại một phiên điều trần của bộ này ở thủ đô Washington, tháng 3/2019. Ảnh: Reuters.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở là “trung tâm đào tạo nghề” và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo song tuyên bố trên không thuyết phục các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Tổng thống Mỹ Trump tháng trước ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, cho phép trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Trung Quốc từng cảnh báo sẽ hành động trả đũa nếu ông Trần bị nhắm mục tiêu trừng phạt, gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là “can thiệp thô bạo” vào vấn đề nội bộ của nước này.
Hồi tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ trừng phạt các công ty của nước này, cho rằng Mỹ đã vượt qua khái niệm an ninh quốc gia, lạm dụng các biện pháp về kiểm soát xuất khẩu, vi phạm các quy tắc cơ bản về điều chỉnh quan hệ quốc tế và can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Trump ký luật trừng phạt quan chức Trung Quốc
Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, cho phép trừng phạt quan chức Trung Quốc.
Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, được Tổng thống Trump ký ban hành thành luật hôm 17/6, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Luật cũng kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Tân Cương đảm bảo không sử dụng nhân sự là "các lao động cưỡng bức". Quốc hội Mỹ tháng trước đã thông qua dự luật này chỉ với một phiếu chống, dọn đường cho các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ không tổ chức lễ ký luật trong bối cảnh nhiều tờ báo Mỹ đăng tải trích đoạn hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, trong đó nói ông Trump tìm kiếm sự giúp đỡ của Chủ tịch Trung Quốc để tái đắc cử tại một cuộc họp kín năm 2019. Trump cũng ủng hộ ông Tập xây dựng các trại tập trung ở Tân Cương, theo Bolton. Nhà Trắng chưa bình luận thông tin.
Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng, thủ đô Washington, hôm 15/6. Ảnh: Reuters.
Đạo luật yêu cầu Nhà Trắng đệ trình báo cáo lên quốc hội trong vòng 180 ngày, xác định những người được coi là chịu trách nhiệm ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ. Những cá nhân này sẽ bị trừng phạt bằng những hình thức như đóng băng tài sản ở Mỹ và bị từ chối nhập cảnh.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở là "trung tâm đào tạo nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tuyên bố trên không thuyết phục các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Trung Quốc từng cảnh báo sẽ hành động trả đũa nếu ông Trần bị nhắm mục tiêu trừng phạt, gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ của nước này.
Việc Trump ký luật gây sức ép với Trung Quốc về người Duy Ngô Nhĩ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi do Covid-19. Mỹ cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch, che giấu dịch bệnh và chậm cảnh báo, trong khi Bắc Kinh bác bỏ toàn bộ cáo buộc này.
Trung Quốc mời Ngoại trưởng Mỹ thăm Tân Cương Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Pompeo được chào đón đến Tân Cương để chứng kiến khu vực này "không xảy ra vi phạm nhân quyền". Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhắc lại rằng Bắc Kinh không tìm cách thách thức hay...