Mỹ – Trung “hạ nhiệt”, thị trường “tăng nhiệt”
Thị trường chứng khoán Châu Á và thế giới đã khởi sắc trong ngày giao dịch 13-1 sau khi Mỹ chính thức bãi bỏ quyết định “gắn mác” thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc mà Washington áp đặt lên Bắc Kinh vào mùa hè 2019.
Bộ Tài chính Mỹ khẳng định trong báo cáo nửa năm một lần trình Quốc hội rằng, đồng nhân dân tệ đã mạnh lên và Bắc Kinh không còn bị coi là một quốc gia thao túng tiền tệ. Báo cáo của bộ trên viết, trong thỏa thuận thương mại này, “Trung Quốc đã đưa ra những cam kết có thể thực thi nhằm kiềm chế hành động phá giá mang tính cạnh tranh và không sử dụng tỷ giá hối đoái của họ vì những mục đích cạnh tranh”.
Tokyo là một trong những nhóm “tăng nhiệt” nhanh nhất, tăng 0,7% khi đồng USD tăng giá so với đồng yên, do sự vội vã thoát khỏi sự an toàn – giúp thúc đẩy cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản. Singapore và Seoul mỗi bên tăng 0,4%, Sydney tăng 0,9%, Wellington tăng 0,7% trong khi Mumbai và Bangkok tăng 0,1%… Tuy nhiên, cả Hồng Kông và Thượng Hải đều giảm 0,3 trong khi Manila giảm 0,7%.
Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ được đưa ra chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Donald Trump ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 theo kế hoạch với Trung Quốc, nằm trong một thỏa thuận thương mại rộng lớn hơn, vốn đã giúp thị trường đầu năm không còn phủ màu ảm đạm. Động thái này cũng dẫn đến việc bán hết tài sản trú ẩn an toàn trong khi đồng yên của Nhật ở mức thấp trong 7 tháng và vàng giảm gần 1%.
Đây là một dấu hiệu cho thấy xu hướng hạ nhiệt căng thẳng giữa 2 cường quốc kinh tế sau gần 2 năm xung đột. Dữ liệu công bố hôm 13-1 cũng cho thấy thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã thu hẹp 8,5% trong năm 2019, một con số có khả năng sẽ khiến Nhà Trắng hài lòng khi Tổng thống Trump vẫn luôn đặt sự chênh lệch lớn giữa thặng dư thương mại hai nước là xương cốt của sự tranh chấp và là chất xúc tác chính của cuộc chiến thương mại.
Video đang HOT
Không những vậy, Trung Quốc đã có động thái đáp lễ sau tuyên bố của Mỹ khi khẳng định sẽ mua thêm nhiều hàng hóa của nước này theo thỏa thuận Giai đoạn 1. Bắc Kinh cam kết mua bổ sung gần 80 tỷ USD hàng hóa sản xuất từ Mỹ trong vòng 2 năm tới, cũng như thêm hơn 50 tỷ USD hàng cung ứng năng lượng theo một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc dự kiến được ký kết vào ngày 15-1. Bắc Kinh cũng sẽ tăng cường mua các dịch vụ của Mỹ trị giá khoảng 35 tỷ USD cũng trong thời hạn 2 năm.
Thỏa thuận Giai đoạn 1 kêu gọi Trung Quốc mua các sản phẩm nông nghiệp Mỹ tăng lên khoảng 32 tỷ USD trong hơn 2 năm hoặc gần 16 tỷ USD trong một năm. Như vậy, kết hợp với hạn mức chuẩn xuất khẩu nông nghiệp Mỹ 24 tỷ USD vào năm 2017, con số thu mua các sản phẩm nông nghiệp này sẽ lên tới gần mức thường niên 40 tỷ USD mà Tổng thống Trump đã đặt ra.
THANH VĂN
Theo CAND.com
Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ
Trong Báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ", Việt Nam là 1 trong 10 nước thuộc Danh sách các quốc gia cần giám sát thao túng tiền tệ.
Ngày 14/1/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ" (Báo cáo). Tại Báo cáo kỳ này, BTC Hoa Kỳ đã đưa Danh sách các quốc gia cần giám sát gồm 10 nước, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia, Thụy Sỹ và Việt Nam.
Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Hoa Kỳ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Hoa Kỳ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.
Các tiêu chí này đã được lượng hóa cụ thể tại Báo cáo tháng 1/2020 như sau: Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tại Báo cáo tháng 5/2019, lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 9 quốc gia nằm trong Danh sách các quốc gia cần giám sát do đáp ứng hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước
Báo cáo tháng 5/2019 cũng nêu một quốc gia vào Danh sách giám sát sẽ tiếp tục được theo dõi trong hai kỳ Báo cáo tiếp theo. Do đó, tại Báo cáo tháng 1/2020, Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách giám sát, dù chỉ đáp ứng một tiêu chí về thặng dư thương mại song phương. Cụ thể, thặng dư thương mại hàng hóa song phương Việt Nam với Hoa Kỳ đạt 47 tỷ USD.
Trong khi đó, các tiêu chí còn lại chúng ta chưa đáp ứng như: Thặng dư cán cân vãng lai tương đương 1,7% GDP; Can thiệp mua ròng trên thị trường ngoại tệ tương đương 0,8% GDP.
"Tại Báo cáo này, BTC Hoa Kỳ lập Danh sách giám sát gồm 10 đối tác thương mại lớn, đồng thời kết luận không có đối tác thương mại nào thao túng tiền tệ" - Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, với việc Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách các quốc gia cần giám sát, trong thời gian tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nếu cần thiết.
"Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng" - Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Theo anninhthudo.vn
Thống đốc Lê Minh Hưng: Việt Nam không thao túng tiền tệ Ngày 13/1, Bộ Tài chính Mỹ vừa đưa ra báo cáo rà soát cuối kỳ về các đối tác thương mại lớn. Theo đó, không quốc gia nào - trong đó có Việt Nam - bị Mỹ coi là thao túng tiền tệ. Việt Nam không bao giờ dùng tỉ giá để tạo cạnh tranh với đối tác thương mại Trung Quốc thoát...