Mỹ-Trung ‘đình chiến’, Bắc Kinh tuyên bố tạo sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài
Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc thời gian tới sẽ thúc đẩy để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các công ty trong và ngoài nước.
Tuyên bố này được ông Lý đưa ra tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra tại Đại Liên hôm 2/7.
Theo Thủ tướng Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ tự do hóa hơn nữa trong một số lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp xe hơi, đồng thời giảm danh mục đầu tư tiêu cực vốn đang hạn chế đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực.
CNBC cho rằng, trong bối cảnh các nhà đàm phán Mỹ đang bước vào vòng đàm phán mới sau nhiều tháng đình trệ, tuyên bố này của ông Lý sẽ giải quyết phần nào những quan ngại của Mỹ về việc Bắc Kinh đối xử không công bằng với các công ty nước ngoài khi họ tiếp cận với một trong những thị trường sôi động nhất thế giới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới. (Ảnh: The Star)
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc sẽ hiện thực hóa bao nhiêu % trong cam kết này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
“Ngay thời điểm hiện tại, chúng ta cần phải đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài”, ông Lý nhấn mạnh trước khi đưa ra ví dụ về kế hoạch cắt giảm gần 300 triệu USD tiền thuế và phí mỗi năm với 3 cả khu vực doanh nghiệp này.
Video đang HOT
Mỹ và nhiều công ty nước ngoài từ lâu phàn nàn về việc chính phủ Trung Quốc dành hàng loạt ưu đãi cho các doanh nghiệp nước nhà, đặc biệt là các công ty thuộc sở hữu của nhà nước.
Trong suốt 4 thập kỷ qua, bất chấp những tuyên bố về cải cách và mở cửa, Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu các công ty nước ngoài thành lập liên doanh với các thực thể Trung Quốc, buộc họ phải chia sẻ công nghệ có giá trị đối lấy việc hoạt động tại nước này. Ngay cả khối doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc, nguồn chính thúc đẩy tăng trưởng việc làm và năng suất lao động cũng bày tỏ bất mãn khi không được hưởng các quyền lợi như các doanh nghiệp nhà nước.
Trong bài phát biểu hôm 2/7, ông Lý đưa ra các đầu mục mà Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành để hiện thực hóa tuyên bố mở cửa nền kinh tế đối với các nguồn đầu tư nước ngoài. Đó là: dỡ bỏ hạn chế về quyền sở hữu của công ty nước ngoài đối với cổ phiếu, hợp đồng tương lai và bảo hiểm nhân thọ vào năm 2020, sớm hơn một năm so với kế hoạch trước đó; mở rộng lĩnh vực sản xuất đối với đầu tư nước ngoài, trong đó bao gồm giảm bớt hạn chế với các khoản đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô; giảm dần các ngành công nghiệp không chào đón đầu tư nước ngoài.
Về chính sách kinh tế, Trung Quốc cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ và sẽ ban hành một chương trình kích thích kinh tế tài chính và tiền tệ quy mô lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Ông Lý khẳng định nếu các công ty không được hưởng các chính sách này, họ hoàn toàn có thể đâm đơn khiếu nại.
Tuyên bố của ông Lý được đưa ra một ngày sau khi giới chức Trung Quốc thông báo nước này sẽ nới lỏng hoặc dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực mới kể từ ngày 30/7 tới. Theo đó, số lượng các lĩnh vực bị hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ giảm xuống còn 40 thay vì 46 theo danh sách Bắc Kinh công bố tháng 6/2018.
Bình luận về “lần mở lòng” này của Trung Quốc, Larry Hu, nhà nghiên cứu cấp cao tại Bank of Communications cho rằng động thái trên sẽ làm củng cố niềm tin của các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, cũng như níu giữ hàng loạt các công ty đang tháo chạy khỏi nước này do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại.
“Nó sẽ làm phong phú thêm các thực thể thị trường, kích hoạt sức sống thị trường và tăng nguồn cung sản phẩm tài chính”, Larry Hu cho hay.
Trong khi đó, các chuyên gia khác nhận định Bắc Kinh cho thấy họ sẵn sàng mở cửa sau cuộc gặp Trump-Tập ở Osaka chứng tỏ Trung Quốc đang muốn chứng minh thành ý của mình khi đàm phán với Mỹ trở lại đường ray sau một thời gian dài trật bánh. Tuy nhiên, nhường này có thể vẫn sẽ là chưa đủ với chính quyền Trump khi Washington luôn yêu cầu Bắc Kinh phải thực hiện các biện pháp đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thay vì đưa ra các tuyên bố chung chung, mơ hồ.
(Nguồn: CNBC)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc kêu gọi duy trì hòa bình trên Biển Đông sau cảnh báo của Mỹ
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố Bắc Kinh muốn kết thúc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong 3 năm tới và xây dựng mối quan hệ ổn định với các nước láng giềng sau khi giới chức Mỹ đưa ra những cảnh báo cứng rắn.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Ảnh: SCMP)
"Trung Quốc hy vọng việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) sẽ hoàn tất trong 3 năm tới để góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ được hưởng lợi từ quá trình đó. COC sẽ có lợi cho tự do thương mại và phục vụ lợi ích của các bên khác", Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trong cuộc họp thường niên giữa ASEAN và các đối tác tại Singapore hôm 13/11.
Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) từ năm 2002. Tới tháng 8 năm nay, các bên tiếp tục đạt được thỏa thuận khung về việc tiếp tục các cuộc đàm phán nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Nếu được thông qua, các văn kiện này sẽ giúp các bên hạn chế tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời thúc đẩy việc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
"Khi diễn biến trên Biển Đông đã ổn định ở thời điểm hiện tại, chúng tôi hy vọng sẽ nhân cơ hội này để thúc đẩy bước tiến cụ thể về Bộ Quy tắc ứng xử", Thủ tướng Trung Quốc nói thêm.
Tuyên bố của Thủ tướng Lý Khắc Cường được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang sau một loạt động thái khẳng định chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông. Hồi tháng 9, các tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc suýt xảy ra va chạm trên Biển Đông.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton hôm qua tuyên bố Mỹ phản đối các hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc tại vùng biển này. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cũng kêu gọi Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông, rút tên lửa khỏi các Biển Đông, đồng thời bảo vệ việc Washington đưa tàu, máy bay tới tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông.
Liên quan tới thời hạn 3 năm để hoàn tất đàm phán COC theo tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc, Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nhận định vẫn còn một chặng đường rất dài trước khi COC được thông qua do một số nước ASEAN vẫn tranh cãi về việc liệu văn kiện này có cần ràng buộc về mặt pháp lý không.
"Bản dự thảo đang đàm phán gồm nhiều điều khoản được đề xuất, và do các cuộc đàm phán có liên quan tới nhiều bên nên chắc chắn sẽ mất thời gian. Tôi sẽ không cảm thấy ngạc nhiên nếu họ mất nhiều hơn 3 năm để hoàn tất (COC)", chuyên gia Koh nhận định.
Trong bài phát biểu tại Singapore, Thủ tướng Trung Quốc cho biết môi trường quốc tế hòa bình và ổn định là yếu tố quan trọng để Bắc Kinh có thể cải thiện quan hệ và đạt được các thỏa thuận thương mại tự do với các nước láng giềng. Ông Lý Khắc Cường hy vọng sẽ hoàn tất một thỏa thuận thương mại mang tên Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) với 15 nước khác vào năm 2019.
Thủ tướng Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn đạt được thỏa thuận với Mỹ về việc giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay, dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Ông Lý Khắc Cường khẳng định "không có bên nào thắng trong chiến tranh thương mại".
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Thủ tướng New Zealand gặp Chủ tịch Trung Quốc cuối tuần này Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm 25.3 cho biết sẽ tới Bắc Kinh vào cuối tuần này để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh có nhiều lo ngại về mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern - Ảnh: CNN Theo hãng tin Reuters, bà Ardern tiết lộ sẽ...