Mỹ, Trung đạt thỏa thuận quan trọng về biến đổi khí hậu
Gạt sang một bên gần 20 năm bất đồng về biện pháp chống biến đổi khí hậu, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận trong nỗ lực giảm thiểu khí thải nhà kính.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Bắc Kinh.
Một thông báo chung bất ngờ tại Bắc kinh ngày 11/11 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng hai bên sẽ tăng cường nỗ lực để đi đến một thỏa ước về khí hậu toàn cầu vào cuối năm tới tại Paris.
Thỏa thuận này cũng nhấn mạnh đến những nỗ lực của cả Bắc kinh và Washington tìm ra những chủ đề mà hai bên có thể cộng tác trong tình hình hai bên đối địch về chiến lược và quân sự ngày càng tăng ở châu Á – Thái Bình Dương.
Mỹ cho biết nước này dự định đến 2025 sẽ giảm thiểu khí thải tới 28% lượng khí thải trong năm 2005, còn Trung Quốc thì nói nước này dự kiến lượng khí thải của họ sẽ chạm đỉnh điểm vào 2030, tuy họ sẽ cố đưa đỉnh điểm lượng khí thải này xảy ra sớm hơn. Trung Quốc cho biết thêm họ cũng sẽ nâng cao tỷ trọng nhiên liệu không hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng của họ lên 20% vào 2030.
Cho dù thỏa thuận này đánh dấu một bước thay đổi đáng kể trong nhiều năm đầy những cuộc thương lượng về khí hậu, các chuyên gia cho rằng quy mô các mục tiêu thấp hơn mức mà nhiều người đã mong đợi ở hai nền kinh tế lớn nhất này.
Video đang HOT
“Cho dù các mục tiêu không nhiều tham vọng như nhiều người mong đợi, song hai nước thải lượng cacbon nhiều nhất thế giới nay đã cùng nhau có những cam kết nghiêm túc”, Bob Perciasepe, chủ tịch một tập đoàn luật sư Mỹ, Trung tâm giải pháp vầ khí hậu và năng lượng, cho biết.
Sự việc này sẽ góp phần thu hút các nước khác vào cuộc và nâng cao khả năng sẽ có được một thỏa thuận toàn cầu vững chắc trong năm tới tại Paris.
Tình trạng không đạt được nhất trí giữa hai siêu cường, có lượng khí thải gộp chung gần bằng tổng lượng khí thải của phần còn lại của thế giới, đã làm thất bại mọi nỗ lực đi đến một thỏa thuận về khí hậu toàn cầu, trong đó có hội nghị cấp cao Copenhagen năm 2009.
Quan chức hai nước đã lặng lẽ có những cuộc đàm phán chi tiết trong năm nay về hạn chế lượng khí thải của mỗi nước sinh ra từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, điều mà các nhà khoa học khuyến cáo phải giảm dần nhằm tránh một sự biến đổi khí hậu nhiều khả năng không thể đảo ngược.
Gần 20 năm thương lượng về biến đổi khí hậu toàn cầu cho đến nay vẫn không ngăn cản được nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tăng lên tới mức độ chưa từng có trong ít nhất 800.000 năm.
Cách đây 3 năm, lãnh đạo gần 200 nước đã thỏa thuận sẽ ký kết một hiệp định vào cuối năm tới tại Paris có thể thay thế thỏa ước Kyoto 1997, bản thỏa ước duy nhất trên thế giới ràng buộc về pháp lý trong việc cắt giảm khí thải.
Cho đến nay, mới có Liên minh châu Âu nói rõ họ sẽ sẵn sàng cam kết những gì tại Paris. Tháng trước, EU đã thỏa thuận đến 2030 sẽ cắt giảm khí thải chung của khối này ít nhất 40% con số năm 1990.
Hoàng Cường
Theo FT
Nấm thanh quản mùa mưa
Mùa mưa kéo dài, khí hậu ẩm thấp, là một trong những nguyên nhân nấm phát triển. TS - bác sĩ (BS) Nguyễn Trọng Minh - phụ trách Phòng khám Tai Mũi Họng (Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy), cảnh báo: ho và khàn tiếng kéo dài cả tháng, chắc chắn thanh quản đã bị nhiễm nấm.
Đáng nói, tất cả các trường hợp này đều tự điều trị, đến khi vào BV, trong thanh quản của nhiều bệnh nhân (BN) đã mọc lên từng ụ nấm nhỏ hoặc nấm rải rác khắp nơi.
Phần lớn bệnh nhân tự điều trị
Tổn thương nhiễm nấm thường gặp ở những BN có yếu tố "thuận lợi" như sức đề kháng yếu, tiếp xúc với môi trường có nấm. Nguyên nhân nhiễm nấm có thể do nấm có sẵn trong niêm mạc miệng (Candida Albicans); hít phải các bào tử nấm trong không khí (Asperillus) và một số loài nấm khác như Histoplasma, Blastomyces. Nấm thanh quản chủ yếu gặp ở nam giới với các yếu tố thuận lợi: rượu, thuốc lá, HIV và lao. Trong 12 ca nhiễm nấm, khoảng 33% do HIV và lao. Triệu chứng nổi bật là ho khan, đau và rát họng, khàn tiếng kéo dài, không giảm (trên một tháng). Nhiễm nấm Asperillus là chủ yếu, trên 83% (trong không khí môi trường bị ô nhiễm), Candida Albicans (trong niêm mạc họng): trên 15% do cơ địa giảm miễn dịch.
Thanh quản có kích thước nhỏ nhất trong hệ thống đường thở, lại nằm ở ngã ba đường hô hấp dưới, đảm nhiệm chức năng nói, thở và bảo vệ lá phổi. Vì vậy, khi thanh quản bị viêm nhiễm, BN dễ bị ho (ho khan, kéo dài trên hai tuần đến trên một tháng, ho lẫn máu và đàm); đau và rát họng; khàn tiếng. Đặc biệt, 100% BN sẽ bị ho và khàn tiếng ngày càng tăng dù đã dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau. Nhiều trường hợp không được điều trị tốt trước đó, nhập viện trễ đến ba - bốn tháng, nấm đã nằm rải rác trắng khắp dây thanh quản, hoặc mọc thành từng ụ nấm nhỏ.
Dễ phát hiện, dễ bỏ qua
BS Trọng Minh nói: "Tai mũi họng bị viêm do nhiễm trùng thông thường hoặc do viêm đặc hiệu. Điều đáng chú ý là viêm đặc hiệu có thể do lao hoặc do nấm. Hiện nay, viêm thanh quản do lao chiếm khá nhiều trong cộng đồng; trong khi đó, viêm thanh quản do nấm hiếm gặp hơn, với tỷ lệ 1/100.000".
Nấm thanh quản phổ biến là Asperillus, thường chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống (Itraconazole - chủ yếu dành cho nấm ở nông và sâu), trong vòng hai - bốn tuần. Theo khảo sát của BS Trọng Minh, trong 12 ca nhiễm nấm thanh quản được theo dõi qua 5 năm, 11/12 ca được điều trị khỏi sau sáu tháng; nhưng sau chín tháng có hai ca tái phát và mười ca tái phát sau ba năm.
Nhiều trường hợp do tự điều trị, nên BN đã tự làm bệnh nặng hơn, phải nhập viện để được chích thuốc liều cao hơn. Thuốc kháng nấm thường có độc tính cao, nên BN cần đến các BV hoặc phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. Bên cạnh đó, khi điều trị chậm trễ, nấm xâm nhiễm sâu vào các lớp niêm mạc, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, và giọng nói không thể trở lại như bình thường.
Ngoài những trường hợp BN đang bị suy giảm miễn dịch, ung thư vùng hầu họng, điều trị các bệnh mãn tính như: thiếu máu, thiếu sắt mãn tính, đái tháo đường thì một số đối tượng có nguy cơ dễ nhiễm nấm là BN sử dụng corticoid kéo dài không được BS theo dõi, điều chỉnh liều lượng.
BS Trọng Minh lưu ý: "Môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều loại phân bón khi làm vườn cũng là điều kiện để nấm phát triển và gây bệnh. Do đó, khi phải tiếp xúc với các loại phân bón kèm với nước, người làm vườn nên dùng khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với nấm mốc có sẵn trong không khí. Bổ sung các vitamin nhóm B, C để tăng cường sức đề kháng. Thể dục, vận động nhiều cũng là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cơ thể chống lại các vật thể lạ xâm nhiễm như nấm. Rửa mũi hàng ngày bằng các dung dịch như nước muối sinh lý".
Theo Thanh Thanh
Phunuoline
Phát động giải báo chí với chủ đề "Sống tử tế" Sáng 20/6 tại Hà Nội đã diễn ra lễ phát động giải báo chí "Đồng hành cùng phát triển" năm 2014 với chủ đề Sống Tử Tế. Giải báo chí nhằm đặt ra sứ mệnh khơi gợi niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống, của tình người và cổ vũ những điều tử tế thông qua các bài báo. Tại lễ...