Mỹ – Trung chạy đua chia phần “miếng bánh” châu Phi
Mỹ kỳ vọng sáng kiến xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn (B3W) của Tổng thống Joe Biden có thể giúp Washington đối chọi với sáng kiến Vành đai, con đường (BRI) của Trung Quốc tại châu Phi.
Một dự án của Trung Quốc ở châu Phi (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn (B3W) là sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden và đã được các nhà lãnh đạo nhóm các nền dân chủ giàu nhất thế giới nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6.
Với mục tiêu đầu tư 40.000 tỷ USD vào các quốc gia đang phát triển, bao gồm chủ yếu châu Phi, vào năm 2035, B3W được xem là một “giải pháp thay thế” cho sáng kiến Vành đai, con đường (BRI) của Trung Quốc vì “nó dựa trên giá trị, tiêu chuẩn cao, minh bạch và thân thiện với môi trường”.
Tuần trước, trong chuyến thăm châu Phi do Phó cố vấn an ninh quốc gia Daleep Singh dẫn đầu tại thăm Ghana và Senegal, Mỹ đã xác định đầu tư cho 10 dự án trọng điểm theo B3W, sau một sứ mệnh tương tự tại Colombia, Ecuador và Panama vào đầu tháng 10. Những kế hoạch liên quan đến B3W có thể được hoàn thiện tại cuộc họp của G7 vào tháng 12 tới, mở đường cho việc xác định và khởi động một số dự án quan trọng vào đầu năm sau.
W. Gyude Moore, chuyên gia chính sách cấp cao của Trung tâm Phát triển Toàn cầu và là cựu Bộ trưởng Công trình công cộng của Liberia, cho rằng Mỹ có khả năng sẽ đầu tư vào các dự án năng lượng và y tế ở hai quốc gia châu Phi này. Theo chuyên gia này, các chính phủ châu Phi sẽ có rất có lợi khi đa dạng hóa các nguồn tài trợ. “Cạnh tranh giữa B3W và BRI sẽ là điều tốt cho các nước châu Phi”, ông nói.
Trung Quốc hiện đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng cứng của châu Phi, bao gồm cả các con đập và đường sắt, những lĩnh vực mà trước đây các công ty Mỹ và châu Âu còn do dự không muốn đổ tiền vào vì không thể đảm bảo hậu thuẫn tài chính.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9/11 đánh giá thấp tác động của nguồn tài trợ B3W, nói rằng “có nhiều dự án cho hợp tác cơ sở hạ tầng toàn cầu và các sáng kiến khác nhau chứ không cần phải đối lập hoặc thay thế lẫn nhau”.
Bình luận về B3W, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân nói thêm rằng, “các quốc gia nên hợp tác để xây dựng châu Phi, thúc đẩy kết nối hơn là tách rời, tìm kiếm lợi ích chung và kết quả đôi bên cùng có lợi hơn là cô lập và độc quyền”.
Giữa B3W và BRI quá khác biệt
Trong khi đó, các nhà quan sát cho rằng, B3W và BRI có các mục tiêu và cách tiếp cận rất khác nhau.
Giáo sư David Shinn tại Trường Vấn đề Quốc tế Elliott của Đại học George Washington (Mỹ) cho rằng, trong khi B3W dựa vào huy động vốn của khu vực tư nhân thì nguồn tiền của BRI phần lớn là từ các khoản vay của các tổ chức nhà nước Trung Quốc.
Trong khi BRI “tập trung vào cơ sở hạ tầng cứng như đường xá, cầu cống, đập…, B3W nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng mềm như khí hậu, y tế và an ninh, công nghệ kỹ thuật số, bình đẳng giới và bình đẳng…”. Theo giáo sư Shinn, sự chồng chéo thực sự duy nhất là trong lĩnh vực truyền thông. “Có nhiều đất cho cả B3W và BRI nếu chúng được triển khai thích hợp”, ông nói thêm.
Cơ chế hợp tác của BRI và B3W cũng khác nhau hoàn toàn. Trước khi Tổng thống Donald Trump rời nhiệm sở vào tháng 1, Mỹ có tham vọng xây dựng một tuyến đường cao tốc dài 473 km giữa thủ đô Nairobi và thành phố cảng Mombasa của Kenya. Nó sẽ chạy song song với Đường sắt Tiêu chuẩn 3,2 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ.
Khi Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đến thăm Nhà Trắng vào năm 2018, ông và Trump đã ra tuyên bố chung hoan nghênh đề xuất làm dự án này của công ty xây dựng và kỹ thuật Bechtel Corporation của Mỹ.
Nhưng vấn đề là Bechtel và Kenya không thống nhất được các điều khoản tài chính. Bechtel đã từ chối đề xuất của chính phủ Kenya về việc xây dựng đường cao tốc và thu phí cao tốc để thu hồi tiền. Thay vào đó, Bechtel thúc đẩy chính phủ Kenya bỏ tiền trực tiếp cho dự án này.
Thực tế thì mô hình đối tác công tư (PPP) bị công ty Mỹ từ chối là hình thức hợp tác phổ biến của các nhà thầu Trung Quốc. Tại Kenya, tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) đang xây dựng một tuyến đường cao tốc dài 27,1 km với trị giá 668 triệu USD sẽ nối sân bay chính của đất nước và trung tâm Nairobi. Và họ sẽ thu hồi vốn đầu tư bằng cách thu phí thu phí cao tốc trong 27 năm.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng, các mô hình tài trợ truyền thống như đã thấy trong đề xuất làm đường cao tốc Kenya có nguy cơ khiến B3W khó cạnh tranh với BRI.
Chuyên gia Tim Zajontz thuộc Trung tâm Chính trị Quốc tế và So sánh tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi, nhận định rằng các công ty Trung Quốc còn lợi thế “cực kỳ cạnh tranh về chi phí” trong thị trường xây dựng và cơ sở hạ tầng châu Phi vì chi phí huy động thấp hơn và tầm nhìn đầu tư dài hơn. “Vì vậy, đánh bại các công ty Trung Quốc trong vấn đề giá cả là một thách thức đối với các công ty phương Tây”, ông nói.
Theo ông Zajontz, kết quả hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 tại Glasgow đã chỉ ra rằng, B3W hiện là chiến lược trọng tâm của chính quyền Biden trong nỗ lực “làm xanh thế giới” dưới sự lãnh đạo của Mỹ. “Việc chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu khỏi nhiên liệu hóa thạch sẽ là một công việc trị giá hàng nghìn tỷ USD trong những thập niên tới”, ông nhấn mạnh.
Triều Tiên cảnh báo chạy đua vũ trang hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS
Sau khi Mỹ và Anh đồng ý chia sẻ công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho Australia, Triều Tiên đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đồng thời cam kết có hành động phản ứng nếu thỏa thuận này có tác động xấu tới an ninh của mình.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) trong cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh, ngày 13/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20/9 dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao cho hay: "Đây là những hành động cực kỳ nguy hiểm và không được mong đợi, sẽ tác động xấu tới cân bằng chiến lược trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kích hoạt chạy đua vũ trang hạt nhân".
Bình luận của Triều Tiên cũng tương tự với phản ứng của Trung Quốc tuần trước khi nước này chỉ trích động thái của Mỹ, Anh và Australia là châm ngòi chạy đua vũ trang.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ đang vất vả xoa dịu cơn giận của Pháp về việc Australia bất ngờ hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá nhiều tỉ USD với Pháp để sử dụng công nghệ Mỹ.
Quan chức Triều Tiên cũng cáo buộc Mỹ vi phạm cơ chế không phổ biến hạt nhân quốc tế. Triều Tiên rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 2003 và từ đó đã xây dựng năng lực vũ khí hạt nhân, phát triển tên lửa riêng.
Theo KCNA, tình hình hiện nay một lần nữa cho thấy không được lơ là dù chỉ một chút trong tăng cường năng lực quốc phòng về lâu dài.
Trước đó, Australia ngày 16/9 cho biết sẽ tìm cách phát triển 8 tàu ngầm hạt nhân, sau khi nước này cùng Mỹ và Anh công bố thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, có tên gọi AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo quy định của AUKUS, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân. Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết các tàu ngầm sẽ được đóng tại Adelaide với sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ và Anh, đồng thời khẳng định Australia sẽ không trang bị vũ khí hạt nhân và sẽ tiếp tục tuân thủ tất cả các nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Giới chức Mỹ nhấn mạnh các tàu ngầm trên sẽ không được triển khai với vũ khí hạt nhân, song sẽ cho phép Hải quân Australia hoạt động yên tĩnh hơn, trong thời gian dài hơn, cùng khả năng răn đe trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta đều nhận thấy sự cấp thiết của yêu cầu đảm bảo hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong dài hạn". Thủ tướng Anh Boris Johnson coi đây là một quyết định quan trọng đối với Australia để có được công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Theo người đứng đầu Chính phủ Anh, đây sẽ là một trong những dự án phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao nhất trên thế giới.
Ngay sau khi AUKUS được công bố, Thủ tướng Australia Morrison xác nhận nước này sẽ chấm dứt thỏa thuận tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD với Pháp. Nhà thầu quốc phòng Naval Group của Pháp đã bày tỏ sự thất vọng trước quyết định trên của Australia bởi tuyên bố của Thủ tướng Morrison có nguy cơ làm tiêu tan hợp đồng trị giá hàng tỷ euro của Naval Group với Australia về việc đóng mới 12 tàu ngầm tối tân thuộc lớp Attack.
Giới phân tích cho rằng AUKUS mà Mỹ, Anh và Australia vừa công bố có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Australia và Trung Quốc. Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã chỉ trích AUKUS, đồng thời cho rằng Washington, London và Canberra nên "từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh và định kiến về ý thức hệ".
Tình hình Afghanistan: Anh, Đức tìm cách tiếp cận chung của G7 đối với Taliban Trong cuộc điện đàm ngày 28/8 thảo luận về tình hình Afghanistan, Thủ tướng Anh Boris Johnson và người đồng cấp Đức Angela Merkel đã nhất trí về sự cần thiết của hoạt động viện trợ quốc tế cũng như một cách tiếp cận chung của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đối với chính phủ tương...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay

Đức xoay trục đối ngoại: Cân bằng giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc

Thủ tướng đắc cử Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO, EU

Bạo lực gia tăng ở Tây Sudan khiến nhiều người thiệt mạng

Giao tranh bùng phát mạnh tại miền Đông CHDC Congo

Thuế quan của Mỹ: Khuyến nghị các nước đang phát triển đa dạng hóa quan hệ thương mại

Nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương

Bình luận mới nhất của Tổng thống Trump về xung đột Nga - Ukraine

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người bị tử vong tăng lên 226 người

Washington và Tehran công bố kết quả cuộc đàm phán đầu tiên về chương trình hạt nhân Iran

Tiết lộ về lực lượng đặc nhiệm lặng lẽ định hình chính sách nhập cư của Mỹ

Quốc hội Peru hủy điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Dina Boluarte
Có thể bạn quan tâm

Hồng Đăng tươi rói bên vợ con, Trang Pháp phải thở oxy
Sao việt
23:35:24 13/04/2025
Hậu "trả treo" với fan khi bị đòi ra nhạc, MCK tung luôn nhạc mới, rap được 30 giây thì "bay màu"
Nhạc việt
23:29:00 13/04/2025
Kim Soo Hyun được chọn còn Kim Ji Won phải "ra chuồng gà", netizen phẫn nộ: "Trọng nam khinh nữ"
Sao châu á
23:07:19 13/04/2025
Diễn viên chuyên trị vai phản diện qua đời tuổi 54
Sao âu mỹ
22:17:08 13/04/2025
Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này
Hậu trường phim
21:59:57 13/04/2025
Mức lương hưu 20 triệu/tháng nhưng bố chồng còn phải bán cả vàng để chi tiêu, khi biết việc ông làm, vợ chồng tôi bất ngờ xen lẫn hoang mang
Góc tâm tình
21:59:05 13/04/2025
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025
Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
Sao thể thao
19:47:33 13/04/2025
Chiến lược của EU đối phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Tử hình kẻ có vợ và 3 con hẹn hò rồi sát hại dã man người tình
Pháp luật
18:26:25 13/04/2025