Mỹ – Trung cam kết hợp tác chống biến đổi khí hậu
Washington và Bắc Kinh cam kết phối hợp trong nhiều cơ chế đa phương sau chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của quan chức chính quyền Biden.
“Mỹ và Trung Quốc cam kết hợp tác với nhau và những nước khác nhằm đối phó khủng hoảng khí hậu, vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc và gấp rút”, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Giải Chấn Hoa ra thông cáo chung hôm 17/4.
Đặc phái viên Kerry tại một sự kiện về khí hậu ở Pháp hồi tháng 3. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Thông cáo được đưa ra sau cuộc họp hai ngày tại Thượng Hải, đánh dấu chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden, mang đến hy vọng về khả năng hợp tác giữa hai cường quốc trong ứng phó biến đổi khí hậu, bất chấp tình hình căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh những năm qua.
Hai bên đề cập hàng loạt lĩnh vực hợp tác trong các cơ chế đa phương, bao gồm Thỏa thuận Paris và Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời chiếm gần nửa lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Tổng thống Biden coi khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự, trái ngược với người tiền nhiệm Donald Trump. Giới phân tích nhận định ứng phó biến đổi khí hậu có thể mở ra con đường hợp tác cho hai nước, mang tới cho Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cơ hội để tổ chức thêm nhiều cuộc hội đàm trong những tháng tới.
Mỹ khẳng định sẽ thực hiện các cam kết tài chính chống biến đổi khí hậu
Ngày 25/1, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ sẽ thực hiện các cam kết tài chính hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết đưa nước Mỹ trở lại thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng khí hậu diễn ra theo hình thức trực tuyến do Hà Lan chủ trì, ông Kerry cho biết Mỹ "tự hào trở lại" các cuộc thảo luận về vấn đề khí hậu toàn cầu, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh Mỹ quay lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Chính quyền của ông Biden cũng dự định sẽ đầu tư lớn vào hành động khí hậu ở trong và ngoài nước. Mặc dù ông Kerry không tiết lộ chi tiết về các khoản đầu tư này, song khẳng định Washington sẽ sớm thông báo mục tiêu mới về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại Mỹ, qua đó đáp ứng nhu cầu cấp bách của thách thức hiện nay.
Hiện Mỹ mới chuyển 1 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh của Liên hợp quốc, trong tổng số tiền 3 tỷ USD cam kết dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama. Quỹ này được thiết lập nhằm hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và ứng phó với sự ấm lên toàn cầu. Tại hội nghị, các lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ trở lại đàm phán về khí hậu. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn mạnh để giải quyết thách thức lớn này, thế giới cần có sự chung tay của mọi quốc gia, đặc biệt là Mỹ, để đạt được thành công.
Cũng phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez kêu gọi các nước phát triển cần tăng cường cam kết chống biến đổi khí hậu.
Tổng thống Fernandez nêu rõ các nước đang có cơ hội cùng hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết mạnh mẽ hơn từ các nước phát triển trong việc cung cấp các nguồn lực kỹ thuật và tài chính. Ông cho rằng thế giới cần đoàn kết hành động khi đối mặt với vấn đề chung, ảnh hưởng tới tất cả các nước nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng nhất trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương.
Theo ông Fernandez, khả năng thích nghi chính là ưu tiên hàng đầu trong chính sách khí hậu của Argentina, cho dù Argentina cũng là một nước đang phát triển và đặc biệt dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Tháng trước, Tổng thống Fernandez đã đề ra mục tiêu mới, theo đó đến năm 2030, Argentina sẽ giới hạn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mức 25,7%. Ông nhấn mạnh mục tiêu giảm khí thải vào năm 2030 của Argentina là cam kết vô điều kiện và tham vọng hơn các cam kết trước đây, theo đó bao gồm tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng khí hậu diễn ra từ ngày 25-26/1, với mục tiêu giúp các nước tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong số các nhà lãnh đạo tham gia hội ngbi có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính (Han Zheng)....
Mỹ tuyên bố hành động 'mạnh mẽ' trong vấn đề khí hậu Ngày 31/3, Đặc phái viên của Mỹ về khí hậu John Kerry cho biết nước này sẽ sớm đưa ra các cam kết mới đầy tham vọng để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Khói bay lên từ Nhà máy điện than đá AEP ở New Haven, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu tại một cuộc họp...