Mỹ – Trung bất hòa về dự thảo quốc phòng
Trung Quốc phản đối dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ trong đó có kèm theo sự thừa nhận quyền kiểm soát của Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Lưỡng viện quốc hội Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2013, kèm theo 2 điều khoản bổ sung khiến Trung Quốc “ nóng mặt”. Theo tờ The New York Times, trong khi “Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp tại Senkaku/Điếu Ngư”, nước này lại thừa nhận quyền kiểm soát của Nhật Bản tại đây. Cụ thể, Washington tái xác nhận cam kết đồng minh an ninh song phương với Tokyo và khẳng định “những hành động của bên thứ ba không ảnh hưởng đến sự thừa nhận của Mỹ” về quyền kiểm soát các hòn đảo này trên thực tế của Nhật. Về điều khoản bổ sung thứ hai, quốc hội ủng hộ thỏa thuận bán hàng chục chiến đấu cơ F-16 C/D mới cho Đài Loan, “đồng minh chiến lược chủ chốt của Mỹ tại Thái Bình Dương”.
Quốc hội Mỹ ủng hộ bán thêm F-16 cho Đài Loan – Ảnh: Reuters
Bản dự thảo trên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh lặp lại tuyên bố rằng Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền của nước này, đồng thời chỉ trích điều khoản mở đường cho Đài Loan mua chiến đấu cơ F-16. Tân Hoa xã thì đăng xã luận nói dự thảo trên sẽ gây “tổn hại quan hệ Mỹ – Trung trong giai đoạn chuyển giao quyền lực đầy nhạy cảm tại hai nước”. Theo nguồn thạo tin, dự thảo ngân sách quốc phòng sẽ được Tổng thống Barack Obama ký thành luật trong tuần này, góp thêm một bước trong chiến lược quay về châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Tên lửa ở biên giới Nga – Trung
Bất chấp phản đối từ Trung Quốc, có vẻ như Nga cũng tán đồng chiến lược mới của Mỹ tại châu Á. Trong chuyến thăm Lầu Năm Góc mới đây, thượng tướng đã về hưu của Nga Victor Yesin chỉ ra rằng việc Mỹ đặt trọng tâm tại châu Á – Thái Bình Dương cũng phần nào có lợi cho Nga, theo tờ Examiner. Vì thế, ông Yesin nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng khuyến khích Washington đẩy nhanh quá trình này. Cựu Tư lệnh Các lực lượng tên lửa chiến lược Nga cũng tiết lộ Trung Quốc đang triển khai các tên lửa DF-11, DF-15 và DF-21 tại biên giới với Nga. Examiner dẫn lời giới quan sát cho rằng điều này là minh chứng cho sự hoài nghi ngấm ngầm trong quan hệ Nga – Trung.
Video đang HOT
Theo TNO
Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật
Trung Quốc hôm nay 21/12 lại phái các tàu tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông. Đây là lần triển khai tàu đầu tiên kể từ khi Nhật bầu chính phủ mới, với ông Abe, nhân vật có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh, làm thủ tướng.
Trung Quốc đã 19 lần triển khai tàu áp sát Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Nhật quốc hữu hóa một số hòn đảo trong quần đảo này hồi tháng 9.
Động thái đã làm tiêu tan hi vọng ở Tokyo, cho rằng Bắc Kinh sẽ lấy cuộc bầu cử ở nước này làm cơ hổi để bắt đầu một khởi đầu mới, sau khiều tháng căng thẳng về chủ quyền biển đảo, mà không bên nào chịu thua bên nào.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho biết 3 tàu hải giám Trung Quốc đã ở trong vùng 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trung Quốc đã phái tàu tới vùng biển này 19 lần kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa chuỗi đảo hồi tháng 9, theo số liệu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh muốn chứng tỏ họ có thể tới và đi tùy thích trong khu vực.
Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng vào tuần trước khi Trung Quốc lần đầu tiên triển khai máy bay tới khu vực. Nhật cho biết đây là lần đầu tiên, ít nhất là kể từ năm 1958, Bắc Kinh xâm phạm không phận nước này. Tokyo đã gấp rút phái chiến đấu cơ đối phó.
Tuy nhiên, tàu của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc vẫn bám trụ ở bên ngoài vùng biển 12 hải lý quanh Senkaku/Điếu Ngư kể từ cuộc bầu cử hôm chủ nhật vừa qua tại Nhật, đưa nhân vật "diều hâu" Shinzo Abe lên nắm quyền và cam kết sẽ cứng rắn với Bắc Kinh.
Bắc Kinh vẫn muốn "tăng áp lực"
Trong một trong những cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên sau khi thắng cử, ông Abe cho biết sẽ không có chỗ cho thỏa hiệp trong cuộc tranh chấp này, mặc dù vẫn đặt trọng tâm cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh.
"Nhật và Trung Quốc cần phải cùng nhận ra rằng, mối quan hệ tốt giữa hai nước nằm trong lợi ích quốc gia của cả hai nước", ông Abe cho hay. "Trung Quốc nhận ra điều này rất ít. Tôi muốn họ nghĩ lại về mối quan hệ chiến lược có lợi chung này".
Sự trở lại của tàu Trung Quốc như trước bầu cử tại Nhật là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh "không muốn thỏa hiệp và muốn tiếp tục đẩy cao áp lực", Robert Dujarric, giám đốc của Đại học Temple, Viện nghiên cứu châu Á đương đại của Nhật cho hay.
"Nó cho thấy Bắc Kinh muốn tiếp tục đối đầu. Một thủ tướng mới luôn mở ra cơ hội "ấn nút tái khởi động", nhưng rõ rằng Bắc Kinh không hứng thú cải thiện quan hệ".
Ông Abe đã thúc đẩy chương trình nghị sự trong đó bao gồm nâng cấp "Lực lượng tự vệ" của nước này thành quân đội mang ý nghĩa đầy đủ và đã nói về việc muốn xem xét lại hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật.
Nhưng giới phân tích cho rằng ít nhất một số điều này chỉ nằm ở lời nói. Họ chỉ ra rằng chủ nghĩa thực dụng khi ông Abe làm thủ tướng vào đầu năm 2006-2007 mơ hồ và bị bỏ lửng.
Khi làm thủ tướng, ông đã "tránh xa" đền chiến tranh Yasukuni, đền tưởng nhớ tới người chết trong chiến tranh của Nhật, bao gồm cả các tội phạm chiến tranh và cũng khiến mối quan hệ của Tokyo với các nước láng giềng xấu đi. Ông Abe cũng tới Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức vào thời kỳ đó.
Sau chiến thắng vào hôm chủ nhật vừa qua, ông Abe cho biết sẽ tái xây dựng liên minh Tokyo-Washington, cho đây là mục tiêu hàng đầu trong chính sách ngoại giao của ông. Ông cũng cho biết Washington có thể là nơi ông công du đầu tiên sau khi nhậm chức.
Mặc dù nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, ông Abe cũng nhấn mạnh tới việc xây dựng mối quan hệ với các nước khác như Ấn Độ và Australia.
Theo Dantri
Lực lượng tuần duyên Nhật tăng cường tuần tra Senkaku/Điếu Ngư Chỉ huyLực lượng tuần duyên Nhật Takashi Kitamura kêu gọi tăng ngân sách để chi trả cho nhân viên và mua thiết bị nhằm đẩy mạnh tuần tra tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Trung Quốc. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản ngày 19.12 dẫn lời ông Kitamura cho hay, Lực lượng tuần duyên ít khi đề xuất...