Mỹ – Trung bàn về an ninh biển
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus hôm qua có cuộc gặp tại Bắc Kinh, thảo luận về an ninh hàng hải và kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus (trái) trong cuộc gặp với Bộ trưởng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Ảnh: Mod.gov.cn
Trung Quốc mong muốn hai nước có thể hợp tác sâu rộng hơn vì lợi ích của cả hai bên và “xử lý những khác biệt nếu xung đột xảy ra”, ông Lương nói với ông Mabus.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi sự “bình đẳng, hai bên cùng có lợi và hợp tác thực chất, để xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa quân đội hai nước”, Xinhua dẫn lời ông Lương Quang Liệt cho hay.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ cũng có cuộc gặp với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, thượng tướng Ngô Thắng Lợi, và trong chuyến thăm 4 ngày, ông dự kiến sẽ tới thăm hai tàu chiến và một tàu ngâm ở cảng Ninh Ba, miền đông Trung Quốc, đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho biết.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Hải quân Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thử nghiệm hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu sân bay, thể hiện một tốc độ nhanh chóng trong việc phát triển biểu tượng của sức mạnh hải quân và các dự án của quân đội.
Video đang HOT
Cùng với việc có được tàu sân bay đầu tiên và các máy bay chiến đấu hiện đại cùng nhiều vũ khí tối tân khác, Trung Quốc đang tăng cường đào tạo đối với 2,3 triệu binh sĩ của quân đội Quân Giải phóng. Mới đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc phát đi hình ảnh tập trận của quân khu Nam Kinh, phụ trách tác chiến trong khu vực eo biển Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố rằng sẵn sàng huy động lực lượng nếu tình thế bắt buộc.
Trên Biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc có những căng thẳng với một số nước láng giềng. Những tháng qua chứng kiến nhiều cuộc “chạm mặt”, căng thẳng, giữa Trung Quốc và Philippines cũng như Nhật Bản vì những quần đảo không người tại vùng nước được cho là giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bắc Kinh cũng chỉ trích chiến lược quân sự hướng đến châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm vào Trung Quốc, bao vây và kiềm chế nước này, bất chấp tuyên bố của Washington rằng đây chỉ đơn thuần là sự tập trung trở lại châu Á sau khi rút quân từ Iraq và Afghanistan.
Các bước đi của Mỹ gồm tăng thêm 2.500 lính thủy quân lục chiến đến đơn vị huấn luyện chung tại thành phố Darwin của Australia và triển khai thêm một tàu chiến đấu ven biển, loại tàu có khả năng tác chiến gần bờ hơn các tàu khác, đến Singapore, nhằm phân bổ lại lực lượng của Mỹ ở châu Á.
Tuy có những bất đồng và nhiều hành động đối phương không mong muốn, Trung Quốc và Mỹ vẫn thúc đẩy mối liên hệ và liên lạc thông suốt hơn để tránh hiểu nhầm và xây dựng lòng tin. Các quan chức của hai bên tuần này cũng họp mặt tại Trung Quốc để trao đổi về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai, bao gồm phối hợp cứu hộ động đất ở một nước thứ ba. Trung Quốc và Mỹ cũng hợp tác trong việc đào tạo quân nhân và tuần tra chống cướp biển ngoài khơi Somalia.
Theo VNE
Châu Á-Thái Bình Dương: Mỹ sẽ triển khai 300 tàu hải quân
Tư lệnh phó hải quân Indonesia nhận định xung đột ở biển Đông vẫn có nguy cơ bùng phát.
Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin ngày 26-10 tại Phnom Penh (Campuchia), Đô đốc Tea Vinh, Tư lệnh hải quân Hoàng gia Campuchia, đã hội đàm với Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus.
Đô đốc Tea Vinh đánh giá cao quan hệ giữa quân đội Campuchia và Mỹ, đồng thời cảm ơn hải quân Mỹ đã hỗ trợ hải quân Campuchia về vật chất và xây dựng năng lực. Ông ghi nhận từ năm 2007 đến nay, tàu hải quân Mỹ đã thăm Campuchia 22 lần và đến Campuchia tập trận chung 25 lượt.
Bộ trưởng Ray Mabus cho biết các cuộc tập trận chung giữa hải quân hai nước đã giúp nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực của hai bên. Ông nói trong vài năm tới, Mỹ sẽ triển khai ít nhất 300 tàu hải quân đến châu Á-Thái Bình Dương và hy vọng hai nước sẽ có nhiều cơ hội hơn trong công tác đấu tranh chống khủng bố và tội phạm hàng hải.
Trong khi đó tại Indonesia, báo Antara ngày 26-10 đưa tin hôm trước đó, hội thảo quốc tế với chủ đề Chiến lược hợp tác hàng hải nâng cao an ninh và ổn định ở biển Đông đã được tổ chức tại Jakarta. Lãnh đạo quân đội, hải quân, ngoại giao của Indonesia và các học giả từ Anh, Trung Quốc, Singapore tham dự.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell phát biểu tại hội thảo. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO MỸ
Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí lập trường rằng các nước liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề biển Đông phải cùng nỗ lực bảo đảm an ninh và ổn định ở biển Đông.
Các đại biểu ghi nhận lập trường nêu trên phải dựa trên các thỏa thuận hiện tại bao gồm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông và phải tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển thì mới có thể xây dựng được một chiến lược hàng hải toàn diện.
Phó Đô đốc Laksdya Marsetio, Tư lệnh phó hải quân Indonesia, phát biểu Indonesia đã được các nước trong khu vực đề nghị làm trung gian hòa giải tranh chấp ở biển Đông.
Ông cho biết để góp phần giải quyết tranh chấp, Indonesia đã hợp tác với Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tuần tra chung và Indonesia cũng đã có cơ chế hợp tác tuần tra chung tương tự với Malaysia và Philippines.
Ông nói hải quân Indonesia đã triển khai hạm đội miền Tây từ eo biển Malacca sang vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia ở biển Đông để duy trì an ninh khu vực.
Ông cảnh báo dù tình hình an ninh trong khu vực hiện nay bình thường nhưng xung đột ở biển Đông vẫn có nguy cơ bùng phát. Nguyên nhân sâu xa chủ yếu do các nước mở rộng ảnh hưởng, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Ngày 26-10, tại hội thảo ở Tokyo (Nhật), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell nói: "Các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, Trung Quốc và Nhật, Hàn Quốc và Nhật cần phải được giải quyết một cách thận trọng và chín chắn". Hội thảo do hãng tin Nikkei (Nhật) và Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) tổ chức.
Ngày 26-10, 30 binh sĩ Trung Quốc đã lên đường sang Brisbane (Úc) tham gia diễn tập với các binh sĩ Úc và New Zealand. Diễn tập kéo dài từ ngày 29-10 đến 1-11. Đây là lần đầu tiên ba nước diễn tập cứu trợ nhân đạo và thảm họa. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo quân đội Trung Quốc và Mỹ sẽ diễn tập cứu hộ và cứu trợ thảm họa vào cuối tháng 11 ở Thành Đô (Trung Quốc).
Theo Dantri
Nhật - Philippines cam kết về an ninh hàng hải Nhật Bản và Philippines tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác trong việc bảo đảm an ninh tại các vùng biển trong khu vực. Ngày 9.9, giới chức Nhật Bản và Philippines tổ chức cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên về các vấn đề an ninh hàng hải tại Tokyo. Kyodo News dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Nhật cho hay...