Mỹ – Triều Tiên bất ngờ hội đàm giữa lúc căng thẳng
Truyền thông Nhật Bản ngày 8/5 đưa tin một cuộc hội đàm không chính thức giữa một nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên và các cựu quan chức cấp cao của Mỹ đã diễn ra tại Na Uy trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng liên tục bị đẩy lên cao trong những tuần gần đây.
Bà Choe Son Hui trả lời phỏng vấn báo chí tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2016 (Ảnh: Kyodo)
Theo Reuters, truyền thông Nhật Bản đã đưa tin ngày 8/5 rằng bà Choe Son Hui, lãnh đạo phụ trách khu vực Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên, đang tới châu Âu để tiến hành hội đàm không chính thức với các cựu quan chức Mỹ.
Một nguồn thạo tin cho biết địa điểm diễn ra cuộc hội đàm này là ở thủ đô Oslo của Na Uy và người dẫn đầu phái đoàn Mỹ là bà Suzanne DiMaggio – giám đốc kiêm nghiên cứu viên cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách New America.
Nguồn tin giấu tên nói rằng mặc dù có ít nhất một cựu quan chức trong chính quyền Mỹ tham gia hội đàm với phía Triều Tiên, nhưng chính quyền Mỹ hiện tại của Tổng thống Donald Trump không liên quan đến hoạt động này. Trong khi đó, bà DiMaggio đã xác nhận với Reuters rằng bà hiện đang ở Oslo, song từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về các cuộc hội đàm với Triều Tiên.
Video đang HOT
Đây được cho là cuộc hội đàm đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên, dù là không chính thức, kể từ khi Tổng thống Trump nhận nhiệm sở hồi tháng 1. Cuộc hội đàm diễn ra giữa lúc quan hệ hai nước đang có nhiều căng thẳng liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Washington cũng đang lo ngại về nguy cơ Triều Tiên chế tạo thành công tên lửa hạt nhân có tầm phóng vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Trước đó, các cuộc hội đàm tương tự, cũng với sự tham gia của bà Choe, đã từng được lên kế hoạch diễn ra ở Mỹ vào tháng 3. Tuy nhiên, phái đoàn Triều Tiên đã không được chấp thuận cấp visa tới Mỹ vào phút chót, do vậy kế hoạch hội đàm bị hoãn lại.
Tổng thống Trump hồi tháng trước từng để ngỏ khả năng về một cuộc xung đột lớn với Triều Tiên, song ông chủ Nhà Trắng cũng tuyên bố sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong điều kiện phù hợp. Trong khi đó, giới chức Mỹ cho biết nếu Triều Tiên muốn các cuộc đàm phán chính thức với Mỹ được tiếp tục, nước này phải từ bỏ chương trình vũ khí gây tranh cãi của mình.
Thành Đạt
Theo Dantri
Philippines ngừng bắn vô thời hạn với phiến quân Maoist
Chính phủ Philippines và nhóm phiến quân Maoist đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn, chấm dứt một trong những cuộc nội chiến lâu dài nhất ở châu Á.
Ngày 26-8 tại thủ đô Oslo (NaUy), các đại diện chính phủ Philippines và nhóm phiến quân Maoist đã thông báo một tuyên bố chung trong đó hai bên đồng ý ngừng bắn vô thời hạn với bên kia, chấm dứt một trong những cuộc nội chiến lâu dài nhất ở châu Á.
"Thỏa thuận chung mà hai bên đã ký là bước ngoặt lịch sử ý nghĩa mà chúng tôi đã đạt được." hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn lời ông Jose Maria Sison, một trong những thủ lĩnh nhóm phiến quân Maoist.
Ông Jesus Dureza, cố vấn hòa bình của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng đồng tình đây là sự kiện lịch sử của Philippines.
Đại diện chính phủ Philippines Jesus Dureza (thứ hai từ trái qua), Ngoại trưởng NaUy Boerge Brende (giữa), đại diện nhóm phiến quân Maoist Luis Jalandoni (thứ hai từ phải qua) trong buổi ký thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn ngày 26-8 tại Na Uy. Ảnh: AP
Vòng đàm phán mới nhất giữa hai bên được khôi phục ngày 22-8. Ngoại trưởng Na Uy Boerge Brende giữ vai trò trung gian đàm phán. Tới đây, hai bên thống nhất sẽ bàn bạc việc trao trả tù nhân. Mục tiêu hai bên là hoàn tất đàm phán hòa bình trong 9-12 tháng nữa.
Nhóm phiến quân Maoist thành lập ngày 26-12-1968, mục tiêu lật đổ chính phủ Philippines. Nhóm này được sự ủng hộ của bộ phận người bất mãn với sự bất bình đẳng kinh tế và sự liên minh giữa chính phủ với Mỹ.
Các tay súng của nhóm phiến quân Maoist. Ảnh: AP
Dù không có quy mô lớn và tàn bạo như các nhóm phiến quân Hồi giáo đòi ly khai ở miền Nam Philippines nhưng nhóm phiến quân Maoist cũng là nỗi nhức nhối an ninh của các đời chính phủ Philippines. Nhóm phiến quân Maoist đã tồn tại gần 50 năm, bất kể các chiến dịch truy quét của quân đội và cảnh sát Philippines.
Nửa thế kỷ xung đột giữa chính phủ Philippines và nhóm phiến quân Maoist đã làm khoảng 150.000 người thiệt mạng. Nhóm này hiện có khoảng 4.000 tay súng, ít hơn rất nhiều so với đỉnh điểm 26.000 thập niên 1980.
Đạt được hòa bình với nhóm phiến quân Maoist là một mục tiêu của Tổng thống Duterte, hy vọng sẽ đạt được hiệp ước hòa bình trong vòng một năm. Ông Duterte thậm chí còn để mở khả năng liên minh chính phủ với nhóm này.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Chính quyền Na Uy bị phán vi phạm nhân quyền đối với kẻ giết 77 người Ngày 20.4, một tòa án ở Na Uy ra phán quyết nói chính quyền nước này "vi phạm nhân quyền" đối với Anders Behring Breivik, phần tử cực hữu gây ra vụ xả súng và đánh bom làm chết 77 người tại thủ đô Oslo năm 2011. Anders Behring Breivik xuất hiện tại phiên tòa xử anh ta hồi năm 2012 - Ảnh:...