Mỹ triển khai thiết bị truy vết COVID-19 trong mẫu nước thải trên cả nước
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 4/2 đã triển khai một thiết bị đo mới nhằm truy vết COVID-19 trong các mẫu nước thải trên khắp đất nước.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện tại hơn 400 điểm trên cả nước. Đây là lần đầu tiên các dữ liệu về giám sát nước thải của CDC có thể được tải xuống.
CDC cho biết thiết bị Giám sát Nước thải (WS) là công cụ đầy hứa hẹn để truy vết sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Nhiều người mắc COVID-19 đã thải virus theo phân và việc xét nghiệm nước thải có thể phát hiện COVID-19 trong cộng đồng.
Theo CDC, vì virus SARS-CoV-2 vẫn sinh sôi trong môi trường nước thải khoảng 4-6 ngày nên việc giám sát nước thải có tác dụng như cảnh báo sớm về khả năng tăng số ca mắc COVID-19 và giúp các cộng đồng có biện pháp đề phòng và ngăn chặn.
Xét nghiệm nước thải cũng đã từng được sử dụng thành công như một phương pháp để phát hiện nhiều bệnh khác, như bệnh bại liệt.
WB đề xuất Mỹ Latinh thúc đẩy xét nghiệm nước thải nhằm cảnh báo sớm đại dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 25/1, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo, trong đó khẳng định xét nghiệm nước thải là một biện pháp hiệu quả và rẻ tiền mà các nước Mỹ Latinh và Caribe có thể áp dụng nhằm nâng cao khả năng cảnh báo về sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng.
Các chuyên gia của WB nhấn mạnh, biện pháp này bổ sung cho các nghiên cứu lâm sàng khác và cung cấp cho các cơ quan chức năng một công cụ bền vững để giám sát và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Theo WB, sau khi phân tích các mẫu nước thải từ hệ thống cấp nước và vệ sinh tại các đô thị, các cơ quan y tế có thể xác định nồng độ virus SARS-CoV-2 để ước tính mức độ dịch bệnh lây lan trong dân số.
Phó Giám đốc khu vực Mỹ Latinh và Caribe của WB Felipe Jaramillo cho rằng, hoạt động giám sát hệ thống nước thải hiện là một trong những biện pháp hiệu quả trong nghiên cứu đại dịch COVID-19. Nếu được sử dụng đúng cách, biện pháp tiếp cận này có thể giúp giới chức y tế công xây dựng khả năng ứng phó với các dịch bệnh do virus gây ra.
Quan chức này cho biết đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh tới những thành tựu phát triển trong nhiều năm qua của các quốc gia trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các công cụ mới nhằm ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ông Jaramillo khẳng định, WB sẽ hợp tác và hỗ trợ các quốc gia Mỹ Latinh "thực hiện các khoản đầu tư thông minh" nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp, chẳng hạn như đại dịch COVID-19.
Mỹ Latinh và Caribe là một trong những điểm nóng của đại dịch COVID-19 với hơn 1,56 triệu ca tử vong được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bắt đầu lây lan. Đây cũng là tỷ lệ tử vong ở mức cao nhất thế giới.
Tại sao đại dịch COVID-19 luôn đi trước giới chức Mỹ một bước? Có ba yếu tố khiến Mỹ khó có thể phản ứng nhanh trước các mối đe dọa mới của đại dịch COVID-19. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo tờ Vox, phản ứng của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với biến thể Omicron là muộn màng. Ngày 19/1, Nhà Trắng...