Mỹ triển khai hệ thống tên lửa tối tân tại Hàn Quốc
Washington đang xem xét kế hoạch triển khai một hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân tại Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Thông tin trên vừa được tờ Wall Street Journal trích dẫn lời các quan chức quốc phòng đưa ra hôm nay (28/5).
Washington đã tiến hành một cuộc khảo sát thực địa tại Hàn Quốc về các địa điểm tiềm năng có thể triển khai hệ thống đánh chặn THAAD, nhưng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, giới chức Mỹ cho biết.
Một quan chức quốc phòng cho hay, Washington có thể tạm thời triển khai hệ thống THAAD tới Hàn Quốc và sau đó sẽ thay thế nó bằng một hệ thống do Seoul đặt mua. Hoặc Mỹ cũng có thể cho phép Hàn Quốc mua hệ thống của riêng nước này.
Mỹ có kế hoạch mua 7 hệ thống THAAD, nhưng cho tới nay mới chỉ có 3 hệ thống được đưa vào vận hành và các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn tranh cãi về việc sẽ triển khai các hệ thống còn lại ở đâu. Mỗi hệ thống đánh chặn THAAD có giá khoảng 950 triệu USD.
Triển khai hệ thống THAAD tới Hàn Quốc có thể là một động lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc với Mỹ và Nhật Bản trong kế hoạch phòng thủ tên lửa khu vực.
Sức mạnh hệ thống tên lửa phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối THAAD
THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối). Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động.
THAAD được thiết kế và phát triển bởi Lockheed Martin. Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC (“trái tim” của mỗi trung tâm là hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735).
Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km.
Video đang HOT
Khi chiến đấu, “mắt thần” AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung). Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn “hit-to-kill” (truy đuổi – tiêu diệt) tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km, tầm cao 25km.
Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy theo mục tiêu. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao, không sử dụng đầu đạn chứa thuốc nổ như tên lửa thông thường.
Trong những lần thử nghiệm, THAAD đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3.
THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn 3 tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.
Đan Khanh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nữ Thủ tướng Thái xinh đẹp chính thức bị lật đổ
Đúng như dự đoán, Tòa án Hiến pháp Thái Lan trưa nay (7/5) đã chính thức đưa ra phán quyết chống lại nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra, buộc bà phải từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ đầu tiên.
Nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan đã chính thức bị truất quyền bằng một phán quyết của Tòa án Hiến pháp
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Thái Lan nói rằng, Thủ tướng Yingluck đã hành động bất hợp pháp khi điều chuyển Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia. Theo đó, bà Yingluck sẽ phải từ chức vì tội lạm dụng quyền lực.
Phán quyết trên được đưa ra sau nhiều tháng trời Thái Lan rơi vào tình trạng bế tắc chính trị khi phe đối lập tiến hành các cuộc biểu tình gây sức ép đòi chính phủ của Thủ tướng Yingluck từ chức.
Lực lượng biểu tình chống chính phủ đã tìm cách lật đổ nữ Thủ tướng Yingluck từ hồi tháng 11 năm ngoái. Họ đã phát động một chiến dịch biểu tình kéo dài, phong tỏa thủ đô Bangkok .
Sau nhiều tháng trời gây sức ép bằng những cuộc biểu tình rầm rộ có cả bạo lực, phe đối lập vẫn không thể lật đổ được chính phủ của bà Yingluck. Một số người tin rằng, trong bối cảnh như thế, phe đối lập đã quay sang dùng đến các biện pháp khác, đó là "cuộc chiến pháp lý". Liên tiếp sau đó, bà Yingluck phải đối diện với một loạt cáo buộc tham nhũng, lơ là trách nhiệm và lạm dụng quyền lực trong chương trình trợ cấp giá gạo và vấn đề điều chuyển cán bộ.
Bà Yingluck bị cáo buộc vi phạm hiến pháp trong việc điều chuyển ông Thawil Pliensri khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia năm 2011 nhằm làm lợi cho Đảng Pheu Thai của bà.
Ông Thawil đã bị điều chuyển khỏi vị trí trên hồi tháng 9 năm 2011, mở đường cho cảnh sát trưởng quốc gia Wichean lên thay thế ông này. Trong khi đó, ông Priewpan Damapong lên tiếp nhận vị trí cảnh sát trưởng quốc gia.
Một nhóm thượng nghị sĩ do ông Paiboon dẫn đầu đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp vụ việc điều chuyển ông Thawil sau khi Tòa án Tối cao Hành chính đưa ra phán quyết gây bất lợi cho bà Yingluck.
Xuất hiện tại tòa ngày hôm qua (6/5), Thủ tướng Yingluck bác bỏ cáo buộc trên, khẳng định đảng của bà chẳng được lợi lộc gì từ quyết định điều chuyển ông Thawil của bà. Nữ Thủ tướng khẳng định, bà đã thực hiện việc điều chuyển cán bộ theo đúng luật pháp, nói rằng bà chẳng làm điều gì sai trái trong khi thực hiện quyền hành của mình. Nữ Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp cũng nhấn mạnh, bà không lạm dụng quyền lực bởi bà được phép theo luật pháp để điều chuyển các cán bộ trong bộ máy nhà nước.
Nữ Thủ tướng Yingluck cũng khẳng định, nội các của bà chẳng được lợi gì từ quyết định điều chuyển đó và rằng bà cũng không làm lợi cho bản thân từ việc bổ nhiệm ông Priewpan làm cảnh sát trưởng quốc gia.
Ông Priewpan là anh trai của bà Khunying Potjaman na Pombejra - vợ cũ của cựu Thủ tướng Thaksin. Theo lập luận của bà Yingluck, việc bổ nhiệm ông Priewpan không được thực hiện vì quyền lợi gia đình bà bởi thực tế là anh trai bà - ông Thaksin đã ly dị người vợ Khunying Potjaman khi quyết định điều chuyển cán bộ của bà được đưa ra.
Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp đã không đứng về phía Thủ tướng Yingluck.
"Vị thế của Thủ tướng đã chính thức chấm dứt. Bà Yingluck không thể tiếp tục cầm quyền", một thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã tuyên bố như vậy.
Phán quyết trên của Tòa án Hiến pháp Thái Lan được cho là sẽ châm ngòi cho một cơn "bùng nổ" mới trên chính trường Thái Lan khi phe áo đỏ ủng hộ bà Yingluck tuyên bố sẽ biểu tình rầm rộ để phản đối đến cùng cái mà họ gọi là một "cuộc đảo chính pháp lý".
Trước đó, phe áo đỏ nhiều lần tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ Thủ tướng Yingluck.
Phe áo đỏ tin rằng, Tòa án Hiến pháp đang đứng về người biểu tình chống chính phủ và phán quyết vừa được đưa ra là do những phe nhóm chống chính phủ dàn xếp với quyết tâm lật đổ cho bằng được chính phủ của Thủ tướng Yingluck.
Năm 2008, tòa án từng truất quyền hai Thủ tướng thân Thaksin bằng các phán quyết của họ. Khả năng cao là bà Yingluck cũng phải chịu chung số phận như vậy. Vì thế, sẽ khó có thể tránh được việc phe áo đỏ ủng hộ chính phủ nghi ngờ tính công bằng của hệ thống tòa án Thái Lan. Lực lượng này luôn tin rằng, hệ thống tòa án Thái Lan luôn có định kiến với những chính phủ thân Thaksin.
Thái Lan đã ở trong vòng xoáy bất ổn chính trị kéo dài suốt 8 năm qua. Cuộc khủng hoảng này xuất phát từ cuộc đối đầu gay gắt và không khoan nhượng giữa một bên là lực lượng áo vàng chống cựu Thủ tướng Thaksin và bên kia là lực lượng áo đỏ ủng hộ ông này.
Mặc dù ông Thaksin đã rời xa chính trường và đã phải đi sống lưu vong ở nước ngoài kể từ sau khi ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu năm 2006 nhưng vị cựu chính khách này vẫn là một nhân vật đầy ảnh hưởng và quyền lực trên chính trường Thái Lan. Ông Thaksin là nguyên nhân chính gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Thái Lan ngày nay. Trong khi cựu Thủ tướng Thaksin bị các tầng lớp hoàng gia, trung lưu và thành thị ghét cay ghét đắng thì ông này lại rất được lòng người dân ở các vùng nông thôn. Nhờ một loạt chính sách dân túy làm lợi cho người dân nghèo, người dân nông thôn, ông Thaksin đã xây dựng cho mình một lực lượng ủng hộ rộng khắp, chiếm đa số trong dân chúng Thái Lan. Đó là lý do khiến ông cùng với các đồng minh của mình giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử được tổ chức kể từ năm 2001 đến giờ.
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan được châm ngòi từ hồi tháng 11 năm ngoái. Lực lượng biểu tình (thực chất là phe áo vàng) đang dồn ép chính quyền của nữ Thủ tướng Yingluck để buộc bà này phải từ chức. Mục tiêu mà lực lượng biểu tình tuyên bố hướng tới là xóa sạch ảnh hưởng của ông Thaksin và gia đình Shinawatra ra khỏi chính trường Thái Lan.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Sức mạnh loại tên lửa "khủng" sẽ bảo vệ Moscow Hôm 17/3, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tập trận tại khu vực Moscow Zvenigorod nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ các mục tiêu chính trị, các khu công nghiệp quan trọng gần thủ đô Moscow với tổ hợp tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumph. Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự góp mặt của...