Mỹ tố Trung Quốc quấy rối phóng viên nước ngoài
Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” khi chứng kiến các phóng viên nước ngoài đưa tin lũ ở Trung Quốc bị quấy rối và đe dọa.
“Mỹ quan ngại sâu sắc về sự giám sát, quấy rối và hăm dọa ngày càng gay gắt với các nhà báo Mỹ cũng như các nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc, bao gồm các nhà báo đưa tin về đợt lũ lụt ở tỉnh Hà Nam gần đây”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ra tuyên bố hôm 30/6.
Ông Price chỉ trích chính phủ Trung Quốc luôn tuyên bố hoan nghênh các phương tiện truyền thông nước ngoài và ủng hộ công việc của họ, song hành động thực tế lại đi ngược lại.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói nhà đài Anh BBC đưa tin giả và “không phải tự dưng bị ghét” ở nước này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trong cuộc họp ở Washington hồi tháng hai. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Trước đó BBC cho biết khi đưa tin lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc tuần trước, phóng viên của họ đã trở thành mục tiêu bị công kích trên mạng. Phóng viên nước ngoài của các hãng tin khác cũng bị quấy rối, đe dọa tại hiện trường tác nghiệp.
Trận mưa như trút xuống thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam tuần trước khiến 14 người thiệt mạng và hơn 500 người đi làm bị mắc kẹt khi hệ thống tàu điện ngầm của thành phố ngập lụt trong giờ cao điểm. Trên toàn tỉnh Hà Nam, mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 99 người.
Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Trung Quốc nói rằng phóng viên ở Trịnh Châu bị người dân địa phương bao vây và túm lấy, trong khi các cộng tác viên người Trung Quốc nhận được “tin nhắn đe dọa”. Phóng viên AFP bị người dân Trịnh Châu buộc phải xóa video và bị hàng chục người đàn ông bao vây khi đưa tin đường hầm bị ngập nước.
Tuy nhiên, phát biểu tại Bắc Kinh hôm 29/7, ông Triệu Lập Kiên khẳng định phóng viên nước ngoài được “tận hưởng môi trường tác nghiệp cởi mở và tự do ở Trung Quốc”.
Hải cảnh Trung Quốc bị tố quấy rối tàu dầu khí Malaysia
Các tàu hải cảnh Trung Quốc thay phiên hoạt động ngoài khơi Malaysia và bị cáo buộc "quấy rối" hoạt động khai thác dầu khí gần bờ biển nước này.
Báo cáo được Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (ATMI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), công bố ngày 8/7 cho biết Trung Quốc điều tàu hải cảnh số hiệu 5403 tới khu vực quanh mỏ khí đốt Kasawari, ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia ngày 4/6.
Đợt điều tàu diễn ra 5 ngày sau khi Malaysia điều tiêm kích đối phó 16 vận tải cơ Trung Quốc áp sát không phận nước này. Tàu hải cảnh 5403 bám theo một tàu đặt ống được Malaysia thuê hoạt động gần mỏ khí Kasawari. Hải cảnh Trung Quốc sau đó điều tàu 5303 với kích thước lớn hơn thay cho tàu 5403.
Tàu hải cảnh 5303 tiếp tục hoạt động gần mỏ khí sau khi tàu đặt ống do Malaysia thuê trở về cảng. Khi Sapura 2000, tàu đặt ống thứ hai của Malaysia tới khu vực mỏ khí đốt Kasawari hồi tuần trước, tàu hải cảnh Trung Quốc "di chuyển ngang qua khu vực" và dường như thể hiện "phản đối rõ ràng" hoạt động đặt ống của Malaysia.
"Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) trên tàu 5303 dừng phát tín hiệu từ ngày 17/6-5/7, song ảnh vệ tinh chụp ngày 3/7 cho thấy con tàu vẫn hoạt động gần mỏ Kasawari", báo cáo cho biết. "Tàu 5303 có thể quấy rối tàu Sapura 2000 trong thời gian này".
Tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 5303 di chuyển gần các mỏ khí đốt của Malaysia ngày 3/7. Ảnh: AMTI .
AMTI cho biết tàu 5303 di chuyển cách Sapura 3000, một tàu đặt ống khác của Malaysia, khoảng 365 m và có lúc cách tàu hỗ trợ xa bờ Bes Elite của nước này khoảng 183 m. "Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm ngoái, hải cảnh Trung Quốc quấy rối hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia", AMTI cho biết.
Báo cáo nhận định vụ áp sát không phận Malaysia của nhóm vận tải cơ Trung Quốc trước đó "không phải trùng hợp ngẫu nhiên và cho thấy Trung Quốc sẵn sàng triển khai đợt leo thang song song nhằm gây áp lực để buộc các bên tranh chấp phải lùi bước".
"Căng thẳng hiện tại có thể giảm bớt sau khi Malaysia hoàn tất việc lắp đặt giếng khoan. Giai đoạn thứ hai của dự án tại Kasawari dự kiến diễn ra năm 2022, khi đó căng thẳng giữa tàu chấp pháp Trung Quốc và các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia gần như chắc chắn tiếp tục", báo cáo cho biết.
Trung Quốc và Malaysia chưa bình luận về thông tin của AMTI.
Hải trình của tàu hải cảnh 5303 trong những tuần qua. Đồ họa: CSIS .
Trung Quốc gần đây tăng cường hoạt động ở vùng biển gần Malaysia. Hồi tháng 4-5/2020, Trung Quốc bị cáo buộc điều tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 "quấy rối" tàu khoan West Capella do Malaysia thuê. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận và tuyên bố tàu Địa chất Hải dương 8 triển khai "các hoạt động bình thường".
Các chiến hạm Mỹ gồm tàu sân bay USS America, USS Bunker Hill và USS Gabrielle Giffords khi đó di chuyển gần tàu khoan West Capella nhằm "thể hiện năng lực" của họ trong khu vực và khẳng định "sự ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Phản ứng của Mỹ sau khi Triều Tiên thẳng thừng từ chối đàm phán Mỹ đã đưa ra phản hồi về cơ hội đối thoại với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phát tín hiệu "dập tắt" triển vọng đàm phán với Washington. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price (Ảnh: AFP). "Đại sứ Sung Kim, đặc phái viên của chúng tôi về Triều Tiên, gần đây đã đến Hàn Quốc, nơi ông ấy đã...