Mỹ tố tin tặc Trung Quốc ‘dòm ngó’ vaccine Covid-19
Các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ cảnh báo rằng tin tặc Trung Quốc đang tìm cách đánh cắp nghiên cứu phát triển vaccine chống nCoV của nước này.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa Mỹ chuẩn bị đưa ra cảnh báo về việc tin tặc Trung Quốc tấn công mạng để đánh cắp thông tin vaccine nCoV, vốn đang được chính phủ cùng các công ty tư nhân gấp rút phát triển, Wall Street Journal và New York Times ngày 11/5 đưa tin.
Tin tặc cũng nhắm đến thông tin và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến phác đồ điều trị và xét nghiệm Covid-19. Giới chức Mỹ nghi ngờ các tin tặc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bác bỏ cáo buộc và tuyên bố nước này kiên quyết phản đối tất cả các cuộc tấn công mạng.
“Chúng tôi đang dẫn đầu thế giới về nghiên cứu vaccine và điều trị nCoV. Tung tin đồn và vu khống Trung Quốc nhưng không có bằng chứng là vô đạo đức”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nói.
Chuyên gia thực hiện nghiên cứu vaccine nCoV tại một công ty ở San Diego, Mỹ, ngày 18/3. Ảnh: Reuters.
Khi được hỏi về thông tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump không xác nhận. “Có gì mới với Trung Quốc không? Nói cho tôi biết đi. Tôi không hài lòng với Trung Quốc. Chúng tôi đang theo dõi họ rất chặt chẽ”, Trump nói.
Video đang HOT
Bill Evanina, giám đốc Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia, cho biết cơ quan này đang hối thúc các cơ sở nghiên cứu, bệnh viện và công ty dược phẩm Mỹ tìm mọi cách để bảo vệ các công trình nghiên cứu của mình. “Chúng tôi không muốn các công ty, cơ sở nghiên cứu đó bị đánh cắp thành quả trước khi kịp hoàn thành”, Evanina nói.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nỗ lực của tin tặc đã thành công, một quan chức Mỹ nói. Cảnh báo sẽ được FBI và Bộ An ninh Nội địa Mỹ đưa ra trong vài ngày tới.
New York Times nhận định cảnh báo này có thể là tiền đề cho hoạt động đáp trả của các cơ quan Mỹ phụ trách chiến tranh mạng, bao gồm Bộ Tư lệnh Tác chiến Điện tử của Lầu Năm Góc và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).
Trong thông điệp chung hồi tuần trước, Mỹ và Anh cảnh báo các cuộc tấn công mạng nhằm vào chuyên gia y tế tham gia đối phó với nCoV gia tăng. Những cuộc tấn công này do các nhóm tội phạm có tổ chức “thường liên kết với các thực thể nhà nước khác”.
Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Anh và Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Mỹ cho biết đã phát hiện ra chiến dịch “dò mật khẩu” quy mô lớn. Tin tặc thử hàng loạt mật khẩu hay được sử dụng để tìm cách truy cập tài khoản và nhằm vào các cơ quan cùng tổ chức nghiên cứu y tế.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 4,2 triệu ca nhiễm, hơn 287.000 người chết và hơn 1,5 triệu người đã hồi phục.
E ngại Covid-19 bùng phát, nhiều nước thận trọng khi mở cửa trở lại
Trong bối cảnh thế giới vẫn chưa tìm ra vaccine khống chế Covid-19, việc các nước thận trọng khi mở cửa trở lại nền kinh tế là điều nên làm.
Thận trọng khi mở cửa nền kinh tế và từ từ nới lỏng các biện pháp hạn chế được nhiều nước trên thế giới lựa chọn vào lúc này trong bối cảnh đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 2 dường như đang quay trở lại tại một số quốc gia, từng được xem là hình mẫu về khống chế dịch bệnh như Hàn Quốc. Anh, Iran , Tây Ban Nha là một trong số ví dụ như vậy.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân lên xe cứu thương tại khu Brooklyn, thành phố New York, Mỹ. Ảnh: AFP.
Theo kế hoạch, Chính phủ Anh ngày 11/5 sẽ phải công bố kế hoạch giảm phong tỏa dịch Covid-19, vốn đã được áp dụng tại Anh hơn 7 tuần qua. Tuy nhiên, do lo ngại nguy cơ dịch bùng phát trở lại, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo một kế hoạch mà ông gọi là "kế hoạch có điều kiện".
Theo đó, lệnh phong tỏa ở Anh sẽ được kéo dài đến ít nhất là ngày 1/6 tới. Người dân Anh dù được phép dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn song cần tránh các phương tiện giao thông công cộng.
Theo quan điểm của Thủ tướng Anh, tuần này chưa phải là lúc dễ dàng để chấm dứt phong tỏa. Sẽ là "dại dột" khi uổng phí những hy sinh mà người dân đã bỏ ra kể từ khi áp đặt lệnh phong tỏa.
"Thật là dại dột khi ném đi tất cả những thành quả đã có được và cho phép dịch bùng phát trở lại lần 2. Chúng ta cần phải cực kỳ thận trọng. Cần tiếp tục kiểm soát virus và bảo vệ sức khỏe tính mạng cho mọi người", ông Johnson nói.
Tâm lý e ngại và thận trọng cũng là giải pháp được Chính phủ Tây Ban Nha xác định rõ vào lúc này dù các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Tây Ban Nha đã có xu hướng giảm bớt trong những ngày qua.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez trong một tuyên bố trước báo giới hôm qua đã cảnh báo rằng, dịch Covid-19 vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn. Tây Ban Nha "đã lấy lại được 99% lãnh thổ đã bị virus SARS-CoV-2 chiếm cứ". Tuy nhiên, người dân Tây Ban Nha vẫn phải giữ thái độ thận trọng và phòng ngừa dịch ở mức cao nhất bởi virus vẫn còn đó, chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Nghiêm trọng hơn, giới chức Iran ngày 10/5 đã cảnh báo nguy cơ về làn sóng bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 thứ 2 ở nước này sau khi ghi nhận thêm 51 ca tử vong sau gần một tháng bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc.
Phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn Bộ Y tế Iran cảnh báo tình hình dịch Covid-19 ở nước này vẫn chưa được kiểm soát, trong đó tại tỉnh Khuzestan và thủ đô Tehran là "rất nghiêm trọng". Theo người phát ngôn Bộ Y tế Iran, cả hai địa phương này đều duy trì cảnh báo đỏ - mức cao nhất trong thang cảnh báo các nguy cơ của dịch Covid-19 ở Iran.
Phản ứng thận trọng của các quốc gia là có cơ sở khi mà nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 lần 2 dường như đã hiện hữu tại một số quốc gia, từng được xem là hình mẫu về khống chế dịch bệnh trong đó có Hàn Quốc.
Từng được đánh giá là quốc gia xử lý tốt các ca lây nhiễm vào thời điểm dịch bùng phát mạnh vài tháng trước song Chính phủ Hàn Quốc cuối tuần qua đã buộc phải đóng cửa hoạt động trở lại đối với các quán bar và câu lạc bộ ở nước này sau khi xuất hiện một loạt các ca lây nhiễm mới bắt nguồn từ chính các điểm kinh doanh này.
Thủ tướng Hàn Quốc hôm nay cảnh báo sẽ áp dụng nhiều biện pháp mạnh tay hơn nếu các khách hàng tại các câu lạc bộ và quán bar ở quận Itaewon khu vực vừa bùng phát ổ dịch mới , không chịu hợp tác xét nghiệm.
Theo nhiều người dân Hàn Quốc, chủ quan chính là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát trở lại:
"Mọi người đểu cảm thấy thư giãn khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh bùng phát ở các câu lạc bộ Itaewon, tôi cho rằng, chúng ta không nên dễ dãi vì chúng ta không biết được khi nào và ở đâu, virus SARS-Cov-2 lại lan rộng".
"Số ca mắc Covid-19 đã giảm do nỗ lực của mọi người và các nhân viên y tế. Tuy nhiên, đợt bùng phát tại câu lạc bộ khiến tôi rất sợ hãi và thất vọng khi có những người đến các địa điểm tập trung đông người mà không hề thận trọng".
Gần giống với trường hợp của Hàn Quốc, sau khi giảm bớt các biện pháp phong tỏa, số ca mắc Covid-19 ở Đức đang có xu hướng tăng trở lại. Theo số liệu của Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Robert Koch (RKI), Đức công bố ngày 10/5 tỷ lệ lây nhiễm ở nước này đã tăng lên mức 1,1 - nghĩa là 10 người nhiễm Covid-19 sẽ lây trung bình cho 11 người khác. Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Robert Koch cho rằng, hiện quá sớm để rút ra kết luận nhưng cần giám sát hết sức chặt chẽ về số lượng ca nhiễm mới trong những ngày tới.
"Vũ khí" xâm nhập vào con người biến đổi, SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn? Những biến đổi trong protein gai liệu có khiến SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn và làm nỗ lực điều chế vaccine trên thế giới hiện nay "xôi hỏng bỏng không"? Khi virus SARS-CoV-2 lan rộng trên toàn thế giới, nhiều người lo ngại rằng virus này sẽ biến chủng sang một dạng dễ lây nhiễm hơn, nguy hiểm hơn và khiến cho cuộc khủng...