Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu vào tuần tới
Ngày 17/9, Nhà Trắng thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu vào tuần tới nhằm tìm cách đẩy mạnh các nỗ lực tiêm chủng cho thế giới.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới điều trị tại bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo cho biết hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 22/9, cùng thời điểm diễn ra hội nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Theo Thư ký báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki, tại hội nghị, Mỹ sẽ kêu gọi các nước đưa ra “tham vọng lớn hơn” về một loạt chủ đề như nỗ lực tiêm chủng cho thế giới, tăng nguồn cung cấp oxy và các thiết bị bảo hộ y tế.
Tờ Washington Post dẫn nguồn tin cho biết Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang có kế hoạch mua thêm hàng trăm triệu liều vaccine để hỗ trợ các nước và tại hội nghị có thể sẽ hối thúc các nước khác cũng làm điều tương tự.
Những thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh Mỹ đang chịu áp lực phải giúp đẩy nhanh độ phủ tiêm chủng toàn cầu. Đến nay Mỹ đã hỗ trợ cho các nước 140 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và sẽ phấn đấu để có thể hỗ trợ khoảng 500 triệu liều trong năm nay và năm sau.
Tuy nhiên, giới chuyên gia mong muốn Chính quyền Tổng thống Biden không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ vaccine mà còn thúc đẩy tăng cường sản xuất vaccine trên toàn cầu.
Ấn Độ có thể thu được 11 tỷ USD từ cung cấp vaccine ngừa COVID-19
Hãng PTI trích nguồn tin đánh giá của Cơ quan xếp hạng Care Ratings cho biết, ngành dược phẩm của Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội thu được từ 10-11 tỷ USD dưới dạng cung cấp vaccine ngừa COVID-19, ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong ba năm tới.
Nghiên cứu viên bào chế vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm của Viện sản xuất vaccine lớn nhất Ấn Độ ở Pune ngày 18/5/2020. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tuy nhiên, các nhà sản xuất vaccine Ấn Độ không có khả năng nhận được mức giá cao hơn mà các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đang hưởng, nằm trong khoảng từ 15 USD/liều đến 25 USD/liều, mức trung bình của họ có thể duy trì trong khoảng từ 3,25 USD đến 3,50 USD mỗi liều. Ở cấp độ tổng hợp (tức là trong nước và xuất khẩu), CARE Ratings kỳ vọng cơ hội cung cấp ít nhất khoảng 10-11 tỷ USD trong ba năm tới cho các nhà sản xuất vaccine Ấn Độ.
Cũng theo nguồn tin trên, phần lớn nhu cầu trong nước dự kiến sẽ được đáp ứng vào tháng 3/2022, khi cơ hội xuất khẩu tại các thị trường thu nhập cao như châu Âu, Bắc Mỹ và các nước châu Á phát triển có khả năng cạn kiệt hoàn toàn. Tuy nhiên, cơ hội xuất khẩu ở các châu Phi, châu Á khác nhau, ngoại trừ Trung Quốc và Nhật Bản và một số quốc gia Nam Mỹ, nơi tốc độ tiêm chủng vẫn còn rất chậm sẽ vẫn tồn tại, dự kiến sẽ vẫn lớn hơn 1,25 tỷ liều.
Tính đến ngày 10/8/2021, hơn 4,35 tỷ mũi vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm trên toàn cầu. Mỹ, Trung Quốc và hầu hết các nước châu Âu đã tiêm chủng cho hơn 50% tổng dân số đủ điều kiện với ít nhất một liều. Theo các chuyên gia về một số bệnh truyền nhiễm, hơn 70% dân số thế giới cần được tiêm chủng để đạt được môi trường an toàn trước dịch COVID-19.
Tính đến ngày 10/8/2021, Ấn Độ đã tiêm được khoảng hơn 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và sẽ yêu cầu sử dụng ít nhất hai tỷ liều vaccine khác. Tốc độ tiêm chủng ở Ấn Độ luôn ổn định với khoảng 50-55 vạn liều mỗi ngày chủ yếu do nhu cầu rất lớn với nguồn cung (mặc dù khá lớn) không thể đáp ứng đủ nhu cầu trước mắt. Hiện tại, có tới 5 loại vaccine được cơ quan quản lý Ấn Độ chấp thuận cho phép sử dụng khẩn cấp.
Tổng thống Hàn Quốc sẽ nhấn mạnh vấn đề vaccine trong chuyến thăm Mỹ Chủ trì cuộc họp đội ngũ cố vấn Phủ Tổng thống ngày 17/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bô sẽ coi chuyến thăm Mỹ trong tuần này là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác về sản xuất và cung cấp vaccine ngưa COVID-19, đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm toàn cầu về sản xuất vaccine. Tông thông Hàn Quôc...