Mỹ tổ chức hội nghị cấp cao chống khủng bố sau làn sóng tấn công tại Paris
Mỹ sẽ tổ chức hội nghị cấp cao trong tháng 2 để bàn về cách thức phối hợp toàn cầu ngăn chặn làn sóng khủng bố đang nhắm tới các mục tiêu của phương Tây, mà các vụ tấn công ở Pháp, Đức, Úc và Canada vừa qua là những ví dụ điển hình.
Các vụ tấn công khủng bố gần đây đang đặt ra bài toán nan giải cho các nhà lãnh đạo phương Tây. (Ảnh: AP)
Thông tin trên được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder đưa ra ngày hôm qua 11/1 trong cuộc gặp với các bộ trưởng nội vụ châu Âu ở thủ đô Paris, Pháp và tham gia cuộc tuần hành quy mô lớn nhằm bày tỏ sự đoàn kết với nước Pháp sau loạt tấn công khủng bố gần đây.
“Vào ngày 18/2, Mỹ sẽ đăng cai hội nghị cấp cao bàn về cách thức chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực trên khắp thế giới. Hội nghị sẽ diễn ra tại thủ đô Washington DC với sự ủng hộ của Tổng thống Barack Obama”, ông Holder cho biết.
“Cuộc họp sẽ đưa tất cả các đồng minh của chúng tôi ngồi lại để thảo luận về cách đối phó với chủ nghĩa cực đoan bạo lực đang tồn tại trên khắp thế giới”, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ nói thêm.
Ông Holder cũng khẳng định nước Mỹ đang “tuyên chiến với những kẻ khủng bố, những kẻ sử dụng bạo lực và lợi dụng đạo Hồi để biện minh cho các hành động của chúng”.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh David Cameron, người cũng có mặt tại Paris để tham gia cuộc tuần hành lịch sử chống chủ nghĩa khủng bố, khẳng định các phần tử cực đoan sẽ là mối đe dọa lớn trong nhiều năm tới.
“Anh cũng đang đứng trước mối đe dọa rất giống như vậy, một sự đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan cuồng tín mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong nhiều năm tới”, ông Cameron trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình Anh trong lúc tham gia cuộc tuần hành.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi bày tỏ cam kết và tin tưởng rằng châu Âu sẽ “chiến thắng chủ nghĩa khủng bố”.
Các nhà lãnh đạo phương Tây đang thể hiện quyết tâm rất lớn trong việc đẩy lùi làn sóng khủng bố và bạo lực cực đoan sau các vụ tấn công gần đây ở Pháp, Đức, Úc và Canada. Theo các thông tin mới nhất, toàn bộ các vụ tấn công này đều do các phần tử có liên hệ với al-Qaeda hoặc IS thực hiện. Những diễn biến này đang đặt phương Tây vào mối nguy hiểm lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP, AP
Thủ tướng Việt Nam gặp người đồng cấp Trung Quốc, Nhật Bản
Bên lề Hội nghị Cấp cao ÁÂu lần thứ 10 (ASEM 10) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo TTXVN đưa tin, bên lề Hội nghị ASEM 10 tại Milan của Italy, ngày 16/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên duy trì gặp gỡ và tiếp xúc cấp cao để tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; đồng thời kịp thời chỉ đạo giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước; sớm tổ chức Phiên họp lần thứ bảy Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đề nghị hai bên kiểm soát tốt tình hình trên biển, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.
"Thúc đẩy các cơ chế đàm phán tiến triển, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc; tôn trọng luật pháp quốc tế, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Cũng trong dịp này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội thông qua việc cung cấp ODA ở mức cao
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội thông qua việc cung cấp ODA ở mức cao, cũng như tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực của lực lượng chấp pháp trên biển.
Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác kinh tế quan trọng, trong đó có Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Lãnh đạo Chính phủ hai nước cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương, nhất là trong các vấn đề bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đóng góp tích cực, mang tính xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Theo Vietbao
Đức tuyên bố không từ bỏ đối thoại với Nga về vấn đề Ukraine Thủ tướng Đức tuyên bố, các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến vấn đề Ukraine là cần thiết song không cản trở việc đối thoại với Moscow. Phát biểu trên của Thủ tướng Đức Merkel được đưa ra trước khi khi diễn ra hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) ở Milan (Italia), nơi bà Merken cùng các...