Mỹ tính mua vũ khí cho Ukraine bằng tài sản đóng băng của Nga
Mỹ cho biết đang xem xét việc mua vũ khí do nước này sản xuất để cấp cho Ukraine bằng tài sản của Nga bị phương Tây đóng băng.
Ông Keith Kellogg (Ảnh: AFP).
Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiề.n thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa, theo ông Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã đề xuất với ông Trump rằng Kiev có thể mua vũ khí Mỹ bằng tài sản Nga bị phong tỏa. Ông bổ sung rằng đây có thể là “một trong những bảo đảm an ninh.” Tuy nhiên, ông Zelensky không tiết lộ phản ứng của ông Trump đối với đề xuất này.
Video đang HOT
Phát biểu trên Fox News ngày 24/1, ông Kellogg nhận định, cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.
“Ý tưởng sử dụng tài sản Nga để phục vụ nhu cầu phòng thủ của Ukraine vẫn đang được cân nhắc. Chúng tôi đã nhiều lần thảo luận về việc sử dụng tài sản Nga bị phong tỏa để mua vũ khí Mỹ”, ông Kellogg cho hay.
“Đây là một chủ đề cần được bàn thảo, và nó sẽ nằm trên bàn thảo luận với tổng thống. Nhưng đây không phải là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên, đây là một điểm đáng chú ý và đáng để cân nhắc”, ông nhấn mạnh.
Trong khi các quốc gia phương Tây đã phong tỏa 300 tỷ USD tài sản của Nga, họ chỉ có thể tiếp cận tiề.n lãi hàng năm từ khối tài sản này, vào khoảng 3,2 tỷ USD. Lợi nhuận từ số tiề.n này sẽ hỗ trợ khoản vay 50 tỷ USD cho Kiev, trong khi phần lớn tài sản bị phong tỏa nằm ở các quốc gia châu Âu.
Liên minh châu Âu gần đây đã giải ngân 3 tỷ euro (3,09 tỷ USD) cho Ukraine như một phần của sáng kiến cho vay trị giá 50 tỷ USD của G7. Đóng góp 20 tỷ euro (20,6 tỷ USD) của EU cho chương trình này được tài trợ một phần từ tiề.n lãi phát sinh từ tài sản Nga bị phong tỏa.
Mỹ cũng đã đóng góp 20 tỷ USD vào chương trình hỗ trợ vay vốn, thể hiện nỗ lực phối hợp của phương Tây trong việc hỗ trợ tài chính cho Ukraine, đồng thời tận dụng tài sản của Nga.
Một cuộc thăm dò gần đây do truyền thông Mỹ thực hiện cho thấy phần đông người dân nước này tin rằng Washington đang chi quá nhiều tiề.n cho Ukraine.
Theo kết quả khảo sát của New York Times/Ipsos, 51% số người được hỏi cho rằng Mỹ đang “chi tiêu quá nhiều” cho Kiev, trong khi 28% cho rằng mức chi hiện tại là hợp lý. Chỉ 17% cho rằng Mỹ nên tăng thêm chi tiêu cho Ukraine.
Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt tổng cộng hơn 175 tỷ USD viện trợ cho Kiev kể từ khi xung đột với Nga leo thang vào tháng 2/2022, trong đó 65,9 tỷ USD là viện trợ quân sự trực tiếp, theo dữ liệu mới nhất từ Lầu Năm Góc.
Việc Mỹ chi tiêu cho Ukraine gần đây đã bị tân Ngoại trưởng Marco Rubio ch.ỉ tríc.h. Trong phát biểu trước đó, ông Rubio tuyên bố rằng Mỹ không nên tiếp tục hỗ trợ vô thời hạn cho Kiev và ch.ỉ tríc.h chính quyền ông Biden vì không làm rõ mục tiêu cuối cùng của các khoản tiề.n đang được đổ vào cuộc chiến.
EU tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa" trong quan hệ với Nga
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 26/7 (giờ địa phương) đã có phản ứng gay gắt trước động thái của Liên minh châu Âu (EU) rút lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga để bù vào tiề.n viện trợ quân sự cho Ukraine.
Phát biểu trước báo giới, ông Dmitry Peskov nêu rõ: "Việc chuyển lợi nhuận từ tài sản của Nga sang các mục đích khác là vi phạm tất cả các quy tắc và chuẩn mực của hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế. Động thái này sẽ kéo theo những vấn đề pháp lý nghiêm trọng đối với những người đưa ra quyết định và những người lợi dụng quyết định này".
Ông đồng thời cảnh báo, những hành động của EU sẽ nhận được những biện pháp đáp trả tương ứng: "Mặc dù những hành động của EU chưa cần phản ứng của Nga ngay lập tức, nhưng chắc chắn là lý do để Nga sau này có những biện pháp nhằm đáp trả trước những quyết định bất hợp pháp như vậy của Liên minh châu Âu. Nga sẽ hành động, nhưng những hành động đó cần được cân nhắc kỹ lưỡng và phù hợp với lợi ích của Nga". Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, EU đã chuyển 1,5 tỷ euro (tương đương 1,6 tỷ USD) đầu tiên cho Ukraine, với khoản ngân sách trích từ tiề.n lãi phát sinh trên tài sản Nga bị phương Tây đóng băng trong hơn 2 năm qua. Theo Chủ tịch EC, khoản tiề.n sẽ dùng để hỗ trợ quốc phòng và tái thiết Ukraine.
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga như một phần của các lệnh trừng phạt khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022. Hầu hết khoản tiề.n đang được giữ tại trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ lớn nhất của EU. Theo dự kiến, EU sẽ sử dụng 90% lợi nhuận thu được từ tài sản này để hỗ trợ quân sự cho Ukraine, phần còn lại chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine. Trước đó, vào tháng 5 vừa qua, EU cũng đã phê duyệt một kế hoạch sử dụng tiề.n lãi thu được từ các tài sản bị đóng băng để hỗ trợ cho quá trình phục hồi và phòng thủ của Ukraine.
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xấu đi nhanh chóng và lao dốc kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Hai bên liên tục áp đặt trừng phạt và các biện pháp trả đũa với nhau. Nga đã nhiều lần nói rằng, phương Tây viện trợ quân sự cho Kiev chỉ khiến kéo dài cuộc xung đột. Chính phủ Nga cũng cho biết, bất kỳ hành động nào được thực hiện để chuyển giao tài sản của Nga mà không có sự đồng ý sẽ được xem là bất hợp pháp. Theo quan điểm của Nga, việc tịch thu tài sản có chủ quyền của Nga có thể tạo ra tiề.n lệ nguy hiểm và gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống kinh tế phương Tây. Moscow cũng đồng thời cảnh báo về những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra.
Thụy Sĩ từ chối chuyển lãi tài sản đóng băng của Nga sang Ukraine Thụy Sĩ sẽ không lựa chọn cách tiếp cận giống với Liên minh châu Âu (EU) khi chuyển 1,5 tỉ euro (~1,6 tỉ USD) lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết và phòng thủ của Ukraine, trang swissinfo hôm 27/7 (giờ địa phương) đưa tin. Chính quyền Bern đi ngược lại với...