Mỹ tính kế vô hiệu hóa ‘át chủ bài’ trong chiến tranh thương mại của Trung Quốc
Quân đội Mỹ lên kế hoạch tài trợ xây dựng các cơ sở sản xuất đất hiếm, một phần trong nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung khoáng sản này trong cuộc chiến thương mại.
Động thái trên đánh dấu khoản đầu tư tài chính đầu tiên của quân đội Mỹ vào sản xuất đất hiếm quy mô thương mại kể từ sau Dự án chế tạo bom nguyên tử đầu tiên.
Nó là lời hồi đáp sau khi Tổng thống Trump lệnh cho quân đội tăng cường sản xuất đất hiếm trước lo ngại về kịch bản Trung Quốc cắt nguồn cung.
Trung Quốc, quốc gia tinh chế hầu hết các loại đất hiếm trên thế giới từng đe dọa ngừng xuất khẩu khoáng sản này sang Mỹ, sử dụng sự độc quyền của mình như một con bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại.
Một công nhân làm việc tại mỏ đất hiếm của Trung Quốc ở tỉnh Giang Tây. (Ảnh: Reuters)
Jim McKenzie, Giám đốc điều hành của UCore Rare Metal Inc, công ty đang phát triển một dự án đất hiếm ở Alaska cho biết, ngành công nghiệp đất hiếm của Mỹ cần sự hỗ trợ lớn để cạnh tranh với Trung Quốc.
Bộ phận Giám sát đạn dược quân đội Mỹ hồi tháng trước yêu cầu các nhà khai thác đất hiếm đề xuất khoản chi phí để xây dựng một nhà máy thí điểm sản xuất đất hiếm nặng, loại khoáng chất không mấy phổ biến được sử dụng trong chế tạo vũ khí.
Thời hạn để đưa ra phản hồi sẽ là 16/12. UCore, Texas Mineral Resources Corp và một liên doanh giữa Lynas Corp và Blue Line Corp là một số công ty những người được trưng cầu ý kiến.
Video đang HOT
Quân đội Mỹ cho biết họ sẽ tài trợ tới 2/3 chi phí xây dựng một nhà máy tinh chế đất hiếm và có thể hơn thế nữa.
Hồi tháng 7 , Reuters dẫn tài liệu chính phủ Mỹ công bố cho biết Lầu Năm Góc muốn các nhà khai thác Mỹ mô tả kế hoạch phát triển các mỏ và cơ sở chế biến đất hiếm trong nước, đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất chi tiết hóa nhu cầu của họ với khoáng chất quý hiếm này.
Mặc dù Trung Quốc chiếm 1/3 trữ lượng đất hiếm trên thế giới, nhưng Bắc Kinh chiếm tới 80% lượng đất hiếm nhập khẩu vào Mỹ do nước này kiểm soát gần như tất các các cơ sở xử lý nguyên liệu.
Theo số liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, các lô đất hiếm và hợp chất đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu trong năm 2018 có trị giá khoảng 160 triệu USD, tăng 17% so với năm 2012.
Neodymium, một nguyên tố đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm cho các hệ thống tên lửa dẫn đường, các thành phần quan trọng trong máy bay và xe tăng, radar.
Gần như mọi loại đạn dược dẫn đường trong kho vũ khí của Mỹ hiện nay đều được sử dụng một lượng không nhỏ neodymium, dysprosium, praseodymium, samarium và terbium, từ tên lửa hành trình Tomahawk đến vũ khí tấn công phối hợp trực tiếp (JDAM).
Các nguyên tố khác như erbium và ytterbium đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất vũ khí laser như ATHENA, loại laser công suất cao có thể hủy diệt máy bay không người lái của kẻ thù từ khoảng cách hàng nghìn mét.
Theo báo cáo từ Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ hồi năm 2013, mỗi chiếc F-35, mà Mỹ vẫn đang loay hoay sản xuất do bị đội chi phí, sử dụng khoảng 417 kg nguyên liệu đất hiếm. Nếu không có lớp phủ oxit yttri, động cơ của mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ sẽ không thể duy trì tốc độ siêu thanh. Tương tự, nếu không có neodymium, các hệ thống vũ khí, điều hướng và liên lạc trên máy bay sẽ trở nên vô dụng. Giống như F-35, mỗi một tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Arleigh-Burke cần lần lượt 4.170 kg, 2.360 kg đất hiếm.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo vtc.vn
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 8/12 khẳng định sẵn sàng hợp tác với NATO, song cảnh báo mối quan hệ với NATO đang ngày một xấu đi.
Mỹ nhận ra nhu cầu phải thành lập mạng lưới này vì các diễn biến gần đây trong hoạt động của quân đội Trung Quốc và quân đội Nga.
Tư lệnh các chiến dịch hải quân Mỹ Michael Gilday ngày 5-12 cho biết Hải quân và Không quân Mỹ đang hợp nhất nỗ lực và có thể cả ngân sách để phát triển một mạng lưới hoàn toàn mới nối kết tất cả các đơn vị trong 2 quân chủng đối phó kẻ thù.
"Chúng tôi sẽ nối kết các lực lượng và có lẽ cả ngân sách với nhau và bắt đầu làm việc về một giải pháp chung...", Tư lệnh Gilday nói.
Mạng lưới này và công nghệ sẽ cho phép các đơn vị trong 2 quân chủng giữ liên lạc với nhau, chia sẻ dữ liệu cảm biến về vị trí, di chuyển và hành động của các đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Độ tin cậy của sự nối kết giữa các đơn vị sẽ được các thiết bị tự hành như máy bay không người lái, máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye hỗ trợ.
Mạng lưới và công nghệ mới được cho sẽ chẳng những cho phép Mỹ mở rộng hoạt động của lực lượng mình mà còn khiến hoạt động tình báo và do thám của kẻ thù khó khăn hơn.
Một khi nối kết qua mạng lưới mới này, thậm chí các lực lượng Mỹ bị phân tán cũng sẽ có thể phản ứng với một cuộc tấn công vào bất kỳ lực lượng nào của Mỹ, với các vũ khí tầm xa và công nghệ truy đuổi mục tiêu mà mạng lưới này trang bị.
Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet bay trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ trên Đại Tây Dương. Ảnh: REUTERS
Điều đáng chú ý, Tư lệnh Gilday nói Mỹ nhận ra nhu cầu phải thành lập mạng lưới này vì các diễn biến gần đây trong hoạt động của quân đội Trung Quốc và quân đội Nga. Theo Tư lệnh Gilday, thiết kế hiện tại trong quân đội Mỹ vốn vẫn có sơ hở so với năng lực chiến tranh điện tử của hai nước Trung Quốc và Nga.
Theo Tư lệnh Gilday, mạng lưới và công nghệ mới dự kiến sẽ sẵn sàng hoạt động trong khoảng thời gian năm 2033-2035.
Tư lệnh Gilday so sánh dự án lập mạng lưới nối kết tất cả các đơn vị trong 2 quân chủng Hải quân và Không quân Mỹ với dự án nổi tiếng "Dự án Manhattan" về hoạt động của quân đội Mỹ với bom nguyên tử.
Dự án Manhattan là một trong những bước tiến thuộc hàng quan trọng nhất mà quân đội Mỹ đạt được trong thế kỷ 20, mang lại ưu thế cho Mỹ trong lĩnh vực bom nguyên tử trong nhiều năm.
Dự án mới lập mạng lưới nối kết tất cả các đơn vị Hải quân và Không quân Mỹ cũng tham vọng không kém. Nhiều lãnh đạo quân đội Mỹ mong chờ dự án này có thể mang lại một lợi thế tương tự như lợi thế bom nguyên tử đã mang lại cho Mỹ trước đây.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), những năm qua Mỹ xác định cả Trung Quốc và Nga có thể là kẻ thù trong một cuộc xung đột tương lai và đã điều chỉnh các nỗ lực quân sự của mình theo đó, trong đó có phát triển vũ khí chuẩn bị cho chiến tranh.
Bên cạnh phát triển các vũ khí mới, Mỹ tích cực hơn trong việc tuần tra các khu vực gần Trung Quốc, đặc biệt ở biển Đông, cũng như tăng cường tập trận với các đồng minh NATO gần biên giới với Nga.
Theo plo.vn
Nga kêu gọi đầu tư từ Ấn Độ để khai thác đất hiếm tại Viễn Đông Hai công ty trách nhiệm hữu hạn về đất hiếm tại Ấn Độ, IREL và KABIL, đang tìm kiếm những dự án khai thác nguyên tố đất hiếm tại Nga. Một mỏ khai thác đất hiếm Bayan Obo, Trung Quốc. Ảnh: Reuters Dẫn tuyên bố từ Cơ quan Đầu tư và Xuất khẩu Viễn Đông Nga, đài RT đưa tin trong cuộc gặp...