Mỹ tiêu tốn hàng tỷ USD để loại bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc
Chi phí tháo dỡ và thay thế các thiết bị, hạ tầng mạng nguồn gốc từ Trung Quốc có thể lên đến hơn 5 tỷ USD, vượt xa ước tính ban đầu của cơ quan chức năng Mỹ.
Theo The Verge, hôm 4/2, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), Jessica Rosenworcel thông báo với quốc hội nước này về việc kinh phí dành cho cho chương trình bóc tách và thay thế thiết bị viễn thông Trung Quốc sẽ tăng cao so với dự kiến.
“Hơn 181 đơn yêu cầu từ các nhà mạng đã thực hiện kế hoạch loại bỏ và thay thế thiết bị nằm trong diện nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia”, chủ tịch FCC cho biết. Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ lên đến 5,6 tỷ USD, gấp hơn 3 lần tính toán ban đầu.
Mỹ chi hàng tỷ USD để loại thiết bị viễn thông có nguồn gốc từ Trung Quốc khỏi hạ tầng mạng.
Cụ thể, vào tháng 9/2021, FCC ước tính chi phí cho việc thay thế thiết bị của Huawei và ZTE tại các nhà mạng Mỹ rơi vào khoảng 1,8 tỷ USD, tính đến tháng 12/2021. Trên cơ sở đó, Quốc hội Mỹ đã đồng ý dành 1,9 tỷ USD cho kế hoạch.
Bà Jessica Rosenworcel đề nghị Quốc hội Mỹ đảm bảo nguồn tài chính để tiếp tục thực hiện chương trình này, nhằm “thúc đẩy các mục tiêu an ninh và đảm bảo rằng Mỹ dẫn đầu về bảo mật 5G”.
Chương trình bồi hoàn kinh phí dành cho chuỗi cung ứng được đưa ra sau khi các cơ quan tình báo Mỹ quan ngại về việc các nhà mạng nước này xây dựng mạng 5G từ thiết bị có nguồn gốc Trung Quốc.
Video đang HOT
FCC dưới thời cựu Chủ tịch Ajit Pai cho rằng ZTE và Huawei là nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Vì vậy, cơ quan này tìm cách ngăn chặn các công ty viễn thông mua thiết bị từ những doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, trước đó nhiều nhà mạng Mỹ đã mua và lắp đặt những thiết bị này. Họ cũng tuyên bố không thể chịu chi phí thay thế. Ngay từ đầu, điểm thu hút của thiết bị Trung Quốc chính là giá thành rẻ so với các nhà cung cấp khác.
Do đó, chính phủ Mỹ đưa ra chính sách hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông loại bỏ, thay thế thiết bị của ZTE và Huawei. Sau khi khảo sát, FCC ước tính toàn bộ chi phí vào khoảng 1,8 tỷ USD, trong đó các khoản tổng 1,6 tỷ USD đủ điều kiện để nhận hỗ trợ.
Sau thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ, kết thúc vào tháng 1/2022, con số thực tế gửi lên FCC cao gấp 3 lần so với dự kiến. Tuy nhiên, 5,6 tỷ USD chưa phải là số tiền chính thức. Trên Twitter, bà Rosenworcel cho biết hồ sơ đang được xem xét, nhiều khả năng chi phí cuối cùng sẽ thấp hơn.
Cuộc cạnh tranh giành ngôi đầu mạng 5G toàn cầu
Vị trí và thị phần của các nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn đang thay đổi khi các nước bắt tay vào đầu tư, xây dựng mạng 5G.
"Trong 5 năm triển khai thương mại, 5G nâng cấp đáng kể trải nghiệm di động cho người dùng. Tiến độ phát triển nhanh hơn nhiều so với mong đợi, đặc biệt là về số lượng thuê bao, vùng phủ sóng và số thiết bị đầu cuối 5G trên thị trường", Chủ tịch luân phiên Huawei Ken Hu phát biểu tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF) ngày 13/10.
Về toàn cảnh, hiện có 176 mạng 5G thương mại trên toàn cầu với tổng cộng hơn 500 triệu thuê bao. Tốc độ tải xuống trung bình của 5G nhanh hơn 10 lần so với 4G, thúc đẩy các ứng dụng như thực tế ảo VR và phát sóng trực tuyến 360 độ. Các ứng dụng 5G trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất, khai thác mỏ... đã qua giai đoạn thử nghiệm và đang được nhân rộng trên quy mô lớn.
Ông Ken Hu cho rằng, những thay đổi mạnh mẽ về 5G có tác động lâu dài với ngành ICT, như tăng tốc chuyển đổi số trong đại dịch cách, thúc đẩy đám mây và AI trở thành "thứ cần phải có" đối với các tổ chức, cũng như cách thế giới đang ứng phó với sự thay đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cuộc đua 5G đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực.
Quốc gia dẫn đầu về 5G
Nước đang gặt hái nhiều lợi ích nhất từ 5G chính là Trung Quốc. Hồi tháng 7, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết nước này đã lắp đặt hơn 961.000 trạm gốc 5G, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Bill Rojas, nhà phân tích tại IDC, cho biết trung bình cứ 1.500 người lại có một trạm cơ sở - con số ấn tượng đối với một nơi rộng lớn như Trung Quốc.
Tại đây, các máy tự động được trang bị 5G tốc độ cao sẽ đi sâu vào những nơi có địa hình nguy hiểm thay con người. Tháng 6/2020, hãng viễn thông China Mobile mô tả về "mỏ than 5G" đầu tiên của Trung Quốc ở độ sâu hơn 500 mét ở tỉnh Sơn Tây. Công nghệ do China Mobile và Huawei cùng phát triển cho phép việc khai thác than được cơ giới hóa và kiểm tra từ xa.
"Chúng tôi có thể phát triển kinh doanh và hỗ trợ sản xuất hiệu quả, an toàn hơn tại các mỏ", nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nói trong cuộc họp báo đầu năm nay. "Chúng tôi có thể giúp các công nhân mỏ than mặc vest và đeo cà vạt tại nơi làm việc".
Trong khi đó, Hàn Quốc là một trong những nước triển khai sớm 5G và sở hữu mạng 5G nhanh nhất thế giới. Vào tháng 7, Bộ Khoa học và Công nghệ nước này công bố kế hoạch chi 49 nghìn tỷ won (41 tỷ USD) trong 4 năm tới để thiết lập các mạng 5G chuyên biệt cho các ứng dụng mới, như nhà máy thông minh.
Theo WSJ , Mỹ đang tụt hậu so với Trung Quốc trong việc triển khai 5G. Handel Jones, Giám đốc điều hành công ty tư vấn IBS, ước tính Mỹ đã lắp đặt khoảng 100.000 trạm gốc 5G đến giữa năm nay, đạt tỷ lệ mỗi trạm cơ sở cho 3.300 người, bằng một nửa của Trung Quốc.
Các quốc gia khác cũng đang mở rộng ứng dụng 5G. Ví dụ, Nhật Bản, nước đi sau về 5G, đã phát triển một số ứng dụng 5G cho Thế vận hội Tokyo, như dùng drone quay các cuộc thi chèo thuyền và chơi golf rồi truyền tín hiệu qua mạng kết nối tốc độ cao.
Thứ hạng nhà cung cấp thiết bị viễn thông
Huawei tiếp tục dẫn đầu thị trường thiết bị viễn thông trị giá 90 tỷ USD mỗi năm, nhưng cũng đang phải đối mặt với các hạn chế từ Mỹ.
Cụ thể, theo hãng nghiên cứu Dell'Oro Group, trong nửa đầu năm nay, Huawei chiếm 28,8% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu. Trong khi đó, Ericsson tăng thị phần lên 15%, vươn lên vị trí thứ hai. Nokia tụt xuống thứ ba khi giảm từ 15,4% năm ngoái xuống 14,9% năm nay. Thực tế, Ericsson và Nokia đã ngược chiều nhau về thị phần kể từ 2018.
Trong số các đối thủ nhỏ, giới nhà phân tích nhận định Samsung là cái tên đáng chú ý khi tăng thị phần của mình lên 3,2% so với mức 2,4% năm 2020. Stefan Pongratz, nhà phân tích của Dell'Oro, nói: "Bên ngoài Trung Quốc, cả Ericsson và Samsung đều đang giành giật thị phần ngay từ bây giờ".
Thứ hạng nhà sản xuất smartphone
Tính đến đầu năm nay, smartphone 5G chiếm khoảng 32% trong tổng số điện thoại thông minh được xuất xưởng. Thị trường điện thoại 5G dự kiến tăng từ 161,4 tỷ USD năm ngoái lên 361,8 tỷ USD năm nay và ước tính đạt 454,7 tỷ USD vào năm 2025, theo IDC.
Apple sớm dẫn đầu cuộc đua smartphone 5G khi chiếm 28,3% thị trường điện thoại 5G nửa đầu năm nay. Oppo đứng thứ hai với 14,4%, tiếp đến là Samsung với 13,9% thị phần.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc duy trì vị trí số một là thách thức lớn đối với Apple trong thị trường siêu cạnh tranh này. Nhận định trên WSJ , Runar Bjorhovde, chuyên gia của Canalys, cho biết thành công của Apple một phần do cả bốn mẫu iPhone 12 đều có sẵn công nghệ 5G, có nghĩa người tiêu dùng khi mua iPhone thế hệ mới không có lựa chọn nào khác ngoài thiết bị có sẵn 5G.
Trong khi đó, chuyên gia Nabila Popal của IDC đánh giá Apple đang đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để duy trì thành công. Trong khi toàn bộ iPhone mới tích hợp 5G, chỉ 26% điện thoại Samsung và 30% điện thoại Xiaomi hỗ trợ 5G, tức các đối thủ châu Á còn rất nhiều cơ hội mở rộng thị phần, nhất là ở phân khúc 5G giá rẻ.
Huawei tìm cách cứu vãn mảng smartphone Huawei được cho là đang có kế hoạch cung cấp bản quyền thiết kế smartphone cho bên thứ ba, động thái giúp lách các lệnh cấm của Mỹ. Theo Bloomberg, Huawei đang xem xét cung cấp thiết kế điện thoại của mình cho công ty Thiết bị Viễn thông và Bưu điện Trung Quốc (PTAC). Một đơn vị của PTAC là Xnova sẽ...