Mỹ: Thống đốc bang Virginia kháng lệnh Nhà Trắng, 1.600 lính sẵn sàng tiến vào thủ đô
1.600 binh sĩ lục quân Mỹ sẵn sàng tiến vào thủ đô Washington để đối phó làn sóng biểu tình bước sang ngày thứ 8, trong khi thống đốc bang Virginia bác bỏ yêu cầu hỗ trợ từ Nhà Trắng.
Xe bọc thép Humvee chắn trước con đường dẫn đến Nhà Trắng ở thủ đô Washington D.C.
Theo RT, khoảng 1.600 binh sĩ Mỹ được huy động đến các khu vực lân cận xung quanh thủ đô Washington D.C. Đây là nỗ lực mới nhất nhằm kiểm soát làn sóng biểu tình ở thủ đô, Lầu Năm Góc cho biết.
Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng các binh sĩ lục quân Mỹ được đặt trong tình trạng sẵn sàng và chưa tiến vào thủ đô.
“Các quân nhân đang trong trạng thái sẵn sàng tại các căn cứ quân sự ở xung quanh Washington. Họ đang trong trạng thái sẵn sàng cao độ nhưng sẽ không tham gia hỗ trợ các chiến dịch”, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Johnathan Hoffma nói.
Ông Hoffma cho biết các binh sĩ được điều động từ căn cứ Fort Bragg ở Bắc Carolina và Fort Drum ở New York. Trong thông điệp gửi lực lượng quân đội vào tối ngày 2.6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper yêu cầu các binh sĩ tỉnh táo, không nghiêng về làn sóng biểu tình phản đối cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia xuất hiện gần Nhà Trắng.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc có động thái mới sau khi thống đốc bang Virginia theo đảng Dân chủ, Ralph Northam bác bỏ yêu cầu hỗ trợ từ Nhà Trắng, theo Daily Mail.
“Tôi sẽ không gửi lực lượng Vệ binh Quốc gia của chúng ta đến Washington chỉ để chụp ảnh”, ông Northam trả lời họp báo ở Richmond ngày 2.6.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper yêu cầu ông Northam huy động khoảng 3.000 – 5.000 Vệ binh Quốc gia của bang để hỗ trợ tình hình biểu tình ở thủ đô Washington D.C.
Ông Northam nói rằng trong phạm vi của bang cũng có làn sóng biểu tình nên việc huy động Vệ binh Quốc gia cho Washington D.C không phải là phương án tối nhất.
Theo luật pháp liên bang Mỹ, Vệ binh Quốc gia chịu sự chỉ huy của các thống đốc bang, trừ khi Tổng thống can thiệp. Khác với ở Virginia, Thống đốc bang Maryland theo đảng Cộng hòa chấp thuận yêu cầu huy động Vệ binh Quốc gia.
Thống đốc bang Virginia Ralph Northam.
Trong cuộc họp với các thống đốc bang qua video, ông Trump chỉ trích các thống đốc hành động “yếu kém”. “Các ông phải kiểm soát tình hình, bắt giữ những kẻ quá khích, phải cho họ ngồi tù 10 năm và những chuyện này sẽ không xảy ra nữa. Chúng tôi đang xử lý tình hình ở Washington D.C rất tốt”, ông Trump nói.
Trong khi đó, Nhà Trắng cũng cân nhắc trực tiếp nắm quyền chỉ huy lực lượng cảnh sát ở thủ đô trong bối cảnh ông Trump cảm thấy tức giận vì một số kênh truyền thông đưa tin rằng “ông xuống hầm ngầm vì lo cho sự an toàn”, khi người biểu tình vây quanh Nhà Trắng.
Phản ứng nhanh - "liều thuốc" giúp Đan Mạch chống Covid-19 thành công
Đan Mạch là một trong những nước châu Âu đầu tiên đóng cửa biên giới, các điểm công cộng, trường học từ giữa tháng 3 nhằm ngăn dịch Covid-19.
Phản ứng nhanh chóng trước đại dịch của Đan Mạch dường như đã mang lại hiệu quả. Khi số ca mắc Covid-19 giảm mạnh, Đan Mạch vào tháng trước đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu mở cửa lại các trường tiểu học. Đến nay, các địa điểm công cộng như nhà hàng, tiệm làm tóc, bảo tàng và sở thú đều đã mở cửa trở lại.
Các nhà hàng tại Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch đã mở cửa trở lại. Ảnh: Reuters.
Các nhà chức trách ở Copenhagen cam kết sẽ tăng cường xét nghiệm SARS-CoV-2 trên diện rộng để giảm thiểu nguy cơ làn sóng dịch Covid-19 thứ 2.
Nước láng giềng Thụy Điển, nơi từng là tâm điểm chú ý của truyền thông thế giới với chiến lược chống Covid-19 gây tranh cãi như không áp dụng biện pháp phong tỏa và thực hiện miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phản ứng thận trọng của Đan Mạch mới là trường hợp đáng chú ý.
"Đan Mạch đứng ở nhóm đầu trong số các nước có phản ứng nhanh trước dịch bệnh. Chúng tôi đã xây dựng một "lớp bảo vệ" xung quanh đất nước", Soren Riis Paludan, Giáo sư về virus học và miễn dịch học tại Đại học Aarhus cho biết.
Tuy nhiên, ông Paludan cũng cho rằng thách thức lớn nhất của Đan Mạch không phải là một làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 mà là việc đảm bảo phục hồi nền kinh tế. "Nền kinh tế và văn hóa của chúng tôi đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch. Đan Mạch là một quốc gia hướng ngoại và điều đó giờ đây không còn đúng. Đó là một thách thức đối với chúng tôi", ông Paludan nói.
Tới nay, Đan Mạch ghi nhận hơn 11.400 ca mắc Covid-19 và 563 ca tử vong do dịch bệnh, riêng trong tuần qua chỉ có 12 người tử vong. Con số này đưa tỷ lệ tử vong trên tổng dân số của Đan Mạch gần tương đương với nước láng giềng Đức, gấp đôi Na Uy, và chỉ bằng 1/4 Thụy Điển.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen trong tháng này đã tuyên bố rằng đại địch đã được kiểm soát và chính quyền đang đẩy nhanh quá trình mở cửa xã hội trở lại.
Các công viên giải trí, bảo tàng và sở thú đã được phép hoạt động trở lại vào tuần trước, sớm hơn vài tuần so với dự kiến trước đó, sau khi các chuyên gia y tế kết luận rằng tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 không tăng trong vòng một tháng kể từ khi trường học mở cửa lại.
Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Magdalena Andersson trả lời tờ Financial Times rằng, Đan Mạch chủ yếu xuất khẩu dược phẩm và thực phẩm, vậy nên mức độ thiệt hại về nền kinh tế sẽ ít hơn so với Thụy Điển, quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu ô tô, xe tải và ngành công nghiệp nặng.
Ông Henrik Poulsen, Giám đốc điều hành công ty năng lượng tái tạo Orsted đã ca ngợi chính phủ có những hành động quyết đoán và kiểm soát được đại dịch. "Đây chính là nền tảng để thúc đẩy mở cửa xã hội và kinh tế, nhờ đó các doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại bình thường", ông Poulsen nói.
Về chính trị, một vấn đề tương đối khó khăn là việc mở cửa biên giới. Các chính trị gia phe đối lập đã thúc giục bà Frederiksen mở cửa biên giới với Đức và Na Uy để phục hồi ngành du lịch trong thời gian cao điểm vào mùa hè cũng như nhằm tăng dòng chảy hàng hóa.
Tuy nhiên, chính phủ cánh hữu lại đề xuất không mở cửa biên giới với Thụy Điển mặc dù khu vực Skane giáp ranh với Đan Mạch có tỷ lệ lây nhiễm virus tương đối thấp.
Allan Randrup Thomsen, Giáo sư về virus học tại Đại học Copenhagen cho biết, ông lo lắng rằng việc tập trung vào phục hồi nền kinh tế và mở cửa có thể khiến Đan Mạch rơi vào tình trạng thiếu cảnh giác với dịch bệnh.
"Vấn đề là nếu chúng ta nới lỏng các biện pháp quá nhanh, người dân sẽ dễ có cảm giác dịch bệnh đã qua và cho rằng mọi thứ có thể quay trở lại như xưa. Vì vậy, mối lo ngại chính của tôi không phải là việc mở cửa vật lý mà là sự ảnh hưởng trong hành vi của con người", Giáo sư Thosem nhận định. Ông lấy dẫn chứng rằng người Đan Mạch đã không còn rửa tay thường xuyên như thời điểm một tháng trước.
Ông Thosem cũng nêu ra một sự khác biệt lớn giữa Đan Mạch và Thụy Điển là theo số liệu mới nhất trong vài tuần trước, chỉ khoảng 1% dân số Đan Mạch mắc Covid-19, trong khi con số này ở Stockholm là 7%.
Giáo sư Paludan cho rằng, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định quốc gia nào xử lý dịch Covid-19 tốt hơn, nhưng một biện pháp phòng dịch "lai" giữa các nước Bắc Âu có thể sẽ phát huy hiệu quả. "Các bạn hoàn toàn có thể lý luận rằng nếu lần sau có đại dịch, chúng ta có thể áp dụng biện pháp "pha trộn" giữa Đan Mạch và Thụy Điển, nghĩa là có đóng cửa nhưng không phải đóng toàn bộ", ông Paludan nói.
Thủ đô Tokyo bước vào giai đoạn 1 nới lỏng phong tỏa Từ ngày 26/5, thủ đô Tokyo của Nhật Bản bước vào giai đoạn 1 nới lỏng phong tỏa do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, với việc mở lại bảo tàng, thư viện và các cơ sở thể thao trong nhà. Người dân lưu thông trên một tuyến phố ở Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản khi lệnh tình trạng khẩn cấp do...