Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ phải bỏ S-400 của Nga nếu muốn mua Patriot của Washington
Mỹ đã đưa ra đề nghị chính thức với Thổ Nhĩ Kỳ về hợp đồng mua hệ thống tên lửa Patriot trị giá 3,5 tỷ USD với điều kiện Ankara phải hủy thương vụ mua “rồng lửa” S-400 của Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot (Ảnh: EPA)
RT dẫn thông tin từ truyền thông địa phương cho biết một phái đoàn của Mỹ đã tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tuần này để đưa ra những đề xuất của Washington với các quan chức quốc phòng và Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo Yeni Safak cho biết Mỹ đã đưa ra đề xuất chính thức với Thổ Nhĩ Kỳ về hợp đồng mua hệ thống tên lửa Patriot trị giá 3,5 tỷ USD của Mỹ. Tuy nhiên, điều kiện do Washington đưa ra để chuyển giao hệ thống Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara phải hủy hợp đồng mua các hệ thống phòng không của Nga.
Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ bán 80 tên lửa Patriot và 60 tên lửa khác cùng các radar, bệ phóng và một số trang thiết bị khác cho Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia mà Washington coi là đồng minh quan trọng.
Video đang HOT
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từng nổi giận với Mỹ vì không bán các hệ thống Patriot cho Ankara khi nước này cần nhất. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã tìm cách sở hữu các hệ thống Patriot để nâng cao năng lực phòng không của mình.
Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng với Nga để mua các hệ thống phòng không S-400 hiện đại. Việc lắp đặt các hệ thống này dự kiến sẽ bắt đầu tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm nay.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga đã khiến Mỹ “ nóng mặt”. Washington cho rằng việc một nước thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vũ khí của Nga có thể gây nguy hiểm cho an ninh của khối. Để đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ, Quốc hội Mỹ đã hoãn chuyển 100 máy bay chiến đấu F-35 cho Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra miễn cưỡng khi phải nhượng bộ trước sức ép của Mỹ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định thương vụ S-400 đã hoàn tất và Ankara không cần bất kỳ sự cho phép của ai để ký kết các thỏa thuận cần thiết cho an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi được hỏi về cuộc đàm phán với Mỹ liên quan tới hệ thống Patriot, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tái khẳng định rằng không có bất kỳ kế hoạch nào về việc hủy thỏa thuận S-400 với Nga.
Năm ngoái, Mỹ từng cảnh báo trừng phạt Ấn Độ sau khi nước này ký thỏa thuận 5,4 tỷ USD với Nga để mua 5 hệ thống S-400.
Thành Đạt
Theo Dantri/RT
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho Mỹ kiểm tra S-400 mua từ Nga
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽkhông cho Mỹ cơ hội nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mua từ Nga.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu khẳng định với đại sứ Nga tại Ankara - Alexei Yerkhov rằng nước này sẽ không cho Mỹ cơ hội nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mua từ Nga. Thông tin trên được hãng tin Sputnik dẫn một nguồn tin Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ngày 27-12 .
"Bộ trưởng của chúng tôi đã khẳng định với đại sứ Nga rằng không hề có cuộc đối thoại nào, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho Mỹ cơ hội nghiên cứu hệ thống phòng không S-400 " - Sputnik trích lời nguồn tin.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: SPUTNIK
Ông Cavusoglu ngày 26-12 cho hay ông đã gặp ông Yerkhov nhưng không tiết lộ chi tiết nội dung cuộc gặp.
Gần đây, Bloomberg dẫn hai nguồn thạo tin cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị Mỹ nghiên cứu hệ thống S-400 mà Nga sắp bàn giao cho Ankara theo hợp đồng đã ký hồi tháng 12 năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar sau đó lên tiếng dứt khoát bác bỏ thông tin được nêu trong bản tin của Bloomberg.
Trước đó, Ngoại trưởng Cavusoglu xác nhận rằng Ankara đã hoàn tất thỏa thuận mua S-400 của Nga, khẳng định sẽ mua thêm hệ thống tên lửa này của Nga mà không "có bất kỳ câu hỏi nào nữa".
Thương vụ mua S-400 là một cản trở lớn trong quan hệ Mỹ-Thổ thời gian qua khi Mỹ lo ngại hệ thống này có thể cho phép Nga thu thập thông tin kỹ thuật về các hệ thống vũ khí của Mỹ và NATO .
Theo Tri Túc
Pháp luật TP.HCM
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã ký xong hợp đồng S-400 với Nga "Thỏa thuận về hệ thống phòng không S-400 đã giải quyết xong. Chúng tôi đã ký kết và sẽ nhận S-400 từ Nga. Không có bất cứ trục trặc nào xảy ra", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt Cavusoglu tuyên bố. Nga chuyển S-400, Su-35 cho Trung Quốc trước năm 2020 Trước đó, Mỹ từng tuyên bố sẽ sẽ cung cấp cho Thổ...