Mỹ thiếu thuốc giữa đại dịch
Nhu cầu thuốc hỗ trợ hô hấp, giảm đau và an thần cho bệnh nhân Covid-19 tăng cao làm cạn kiệt nguồn cung trên khắp nước Mỹ.
Trong khi các bệnh viện đang làm việc hết công suất do số lượng ca Covid-19 tăng kỷ lục, các loại thuốc quan trọng, thiết yếu để làm giảm các triệu chứng hô hấp cho bệnh nhân cũng dần trở nên khan hiếm.
Chủ yếu trong số đó là các loại thuốc giúp mở đường thở, kháng sinh, kháng virus và thuốc an thần. Chúng đều rất quan trọng trong việc trợ giúp bệnh nhân thở máy, kiểm soát nhiễm trùng phổi thứ cấp, hạ sốt, giảm đau và hồi sức cho bệnh nhân bị ngừng tim.
Nhu cầu các loại thuốc này tăng mạnh trong tháng 3 khi dịch bùng phát tại Mỹ. Đơn hàng kháng sinh azithromycin và kháng virus ribavirin tăng gần gấp ba. Các loại thuốc giảm đau và an thần như fentanyl, midazolam và propofol tăng lần lượt 100%, 70% và 60%. Lượng cầu albuterol, loại thuốc vốn sử dụng cho bệnh hen giúp hỗ trợ các ca Covid-19 nặng, cũng tăng đáng kể.
Trong khi đó, theo báo cáo của Premier Inc., một công ty phân tích, tư vấn và cung cấp dịch vụ y tế cho nhiều bệnh viện tại Mỹ, số lượng đơn thuốc được cấp và vận chuyển đến các bệnh viện lại giảm từ một nửa tới trong một tháng qua.
Nguồn cung nguyên liệu thô cho các hãng dược ở Mỹ phụ thuộc nhiều vào các công ty Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Chuyên gia về thuốc Erin Fox của Đại Học bang Utah cho biết: “Chúng ta cũng thiếu hụt nguồn thuốc men, bên cạnh khan hiếm khẩu trang và máy thở. Nước Mỹ chưa sẵn sàng cho sự tăng vọt bất ngờ ngày.”
Trong một khảo sát của Premier Inc., với 377 bệnh viện và 100 cơ sở chăm sóc dài hạn, tại nhà và nhà thuốc bán lẻ, tình trạng khan hiếm thuốc ảnh hưởng nhất tới các cơ sở chăm sóc trực tiếp. 70% báo cáo thiếu hụt ít nhất một loại thuốc. Với các cơ sở chăm sóc dài hạn, tại nhà và các nhà thuốc bán lẻ, con số này là 48%.
Vấn đề này nghiêm trọng nhất ở các vùng tâm dịch như New York, California và Washington.
Với dự đoán đỉnh dịch vẫn còn cách vài tuần nữa, sự thiếu hụt này càng làm rõ nét thêm những yếu điểm trong dây chuyền cung ứng hiện tại.
“Các dây chuyền cung cấp dược phẩm là một ngành sản xuất thời hạn”, tiến sĩ Fox cho biết. “Các nhà sản xuất chỉ phân phối đủ lượng sản phẩm, và họ dự đoán nhu cầu dựa trên số lượng họ bán ra trước đó. Không ai nghĩ nhu cầu bất kỳ loại thuốc nào sẽ tăng lên gấp 10 lần, vì thế họ không dự trữ”.
Video đang HOT
Trước khi khủng hoảng xảy ra, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ghi nhận việc suy giảm nguồn cung hơn 100 loại thuốc do việc đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc, Ấn Độ và một vài quốc gia khác.
Theo ông Stephen Schondelmeyer, giáo sư trường dược Đại Học bang Minnesota: “18 trong số 21 loại kháng sinh quan trọng điều trị nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân Covid-19 phụ thuộc 80% nguồn cung từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Italy – những nơi mà việc sản xuất đều đang bị gián đoạn”.
Một nguyên nhân nữa dẫn tới vấn đề về dây chuyền cung ứng toàn cầu là các nước cấm xuất khẩu một số loại thuốc nhất định, do cuộc chiến thương mại, hoặc họ muốn đảm bảo nguồn cung cho người dân trong nước, tiến sĩ Schondelmeyer cho hay.
Chính phủ Mỹ cũng có thể thúc đẩy các nhà sản xuất nội địa tăng cường năng suất để giải quyết vấn đề nguồn cung. Nhưng để làm được điều này cần có thời gian, ít nhất là 2-3 tháng, và điều đó sẽ không giải quyết được nhu cầu bức thiết hiện tại.
Việc tăng năng suất cũng phụ thuộc vào hạn ngạch của các loại hóa chất và nguyên liệu được kiểm soát bởi Cơ quan phòng chống chất gây nghiện Mỹ (DEA). Hôm 31/3, Hiệp hội Bệnh viện Mỹ và bốn tập đoàn y tế khác đã gửi yêu cầu tới DEA để tạm thời nới lỏng hạn ngạch cho sản xuất nội địa. Tuy nhiên cơ quan này chưa có phản hồi.
Thuốc sốt rét Chloroquine được thử nghiệm để điều trị Covid-19. Ảnh: AFP
Trong khi đó, các bệnh viện bắt đầu tìm kiếm những cách thức điều trị khác hiệu quả tương đương các phương án tiêu chuẩn hiện tại. Theo tiến sĩ Lewis J. Kaplan, Chủ tịch Hiệp hội Critical Care Medicine: “Benzodiazepines vốn được hạn chế sử dụng vì chúng có thể gây mê sảng, đặc biệt ở những bệnh nhân có vấn đề về giấc ngủ. Nhưng bây giờ, nó lại được đưa vào thay thế các loại thuốc an thần tiêu chuẩn do nguồn cung có hạn”.
Nhiều bệnh viện đang sử dụng các loại kháng sinh thay thế, nghiền nát viên thuốc thay vì sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch, đồng thời giảm bớt các phẫu thuật và điều trị không cần thiết để ưu tiên cho các bệnh nhân Covid-19, tiến sĩ Kaplan cho biết.
Tuy vậy, nhiều hãng dược phẩm lớn khẳng định nguồn cung và mạng lưới phân phối của họ sẽ không gặp nhiều gián đoạn. Các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân không nên tích trữ thuốc men vì sự thiếu hụt ở từng vùng sẽ dẫn tới sụt giảm nguồn cung trên toàn quốc gia.
Thuốc men không giống như máy móc vì sẽ tiêu hao sau khi được sử dụng. Việc di chuyển nguồn lực tới những nơi cần thiết hơn là không thể.
Giới chuyên gia cho rằng để phòng tránh vấn đề này trong tương lại, các công ty dược phẩm, các nhà phân phối cần minh bạch dữ liệu về dây chuyền cung ứng.
“Chúng ta cần minh bạch hơn và bắt đầu nghiên cứu những cách để lên kế hoạch cũng như xác định điểm yếu, thay đổi chính sách cần thiết tương ứng”, tiến sĩ Schondelmeyer nhận định.
Linh Phan
Cho con 6 tháng ăn no rồi đặt ngủ ngay, mẹ tranh thủ đi ăn cơm nhưng khi quay lại thì đứa bé đã không còn thở
Sau khi cố gắng đánh thức con nhưng không có kết quả, người mẹ sợ hãi cùng cực đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn.
Anh Tử là một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc. Cô lần đầu làm mẹ, cái gì cũng bỡ ngỡ và không hiểu. Mẹ chồng cô mất sớm, mẹ đẻ cũng thường xuyên tới giúp cô chăm sóc em bé nhưng bà đâu thể ở bên cạnh cô cả ngày. Công cuộc chăm sóc con thật sự là một cuộc chiến đầy hoảng loạn của Anh Tử.
Con được 6 tháng, Anh Tử ở nhà trông con còn chồng cô đi làm kiếm tiền. Hôm đó, sau khi con con bú no, cô liền ru con ngủ. Đặt con xuống giường, cô tranh thủ ra ngoài ăn cơm. Còn rửa bát, giặt quần áo và làm việc nhà nữa, rất nhiều việc đang chờ.
Bà mẹ đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn. (Ảnh minh họa)
Nhưng tới khi cô làm xong việc quay trở vào thì phát hiện khóe miệng và trên mặt con dính đầy sữa, và con cô thì im lìm không có động tĩnh gì cả. Anh Tử cô gắng đánh thức con nhưng không có kết quả. Cô sợ hãi cùng cực đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn. Con cô đã bị sặc sữa trong khi ngủ. Bác sĩ nói, giá như cô không cho con ngủ ngay mà thực hiện vỗ ợ hơi cho con thì mọi chuyện đã khác rồi.
Sặc sữa là hiện tượng trẻ bị nôn trớ nhưng sữa không thoát được ra ngoài mà đi ngược trở lại vào đường thở, cổ họng, khí quản của trẻ. Sặc sữa gây ra những nguy hiểm khó lường cho trẻ nhỏ:
- Gây khó thở: Trẻ vẫn còn bú sữa sẽ không có phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể. Khi bị sặc sữa, trẻ không thể tự ho để đẩy dị vật ra ngoài, sữa che khuất đường thở khiến trẻ bị khó thở.
- Gây thiếu oxy lên não: Khi trẻ khó thở, thậm chí ngạt thở, đại não không được cung cấp đủ oxy sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy lên não. Hậu quả này vô cùng nghiêm trọng, có thể để lại những di chứng suốt đời.
- Sữa tràn vào phổi gây viêm phổi: Trẻ sơ sinh không chỉ bị sặc sữa mà còn có thể bị sặc cả thức ăn. Nếu dị vật rơi vào phổi sẽ gây viêm phổi ở trẻ, với các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt. Lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.
Phòng ngừa trẻ bị sặc sữa:
- Không nên cho trẻ ăn khi đang khóc, đang ho, trẻ vừa ăn vừa ngủ hoặc vừa ăn vừa chơi đùa. Không để trẻ ngậm đầy sữa trong miệng nhưng không nuốt, khi thở mạnh hoặc cười có thể làm sữa tràn vào đường thở.
- Nếu sữa mẹ quá nhiều nên vắt bớt rồi mới cho trẻ bú. Với trẻ bú bình, chọn núm bình đúng độ tuổi, có lỗ thông phù hợp. Không nên đổ sữa thẳng vào miệng bé hoặc đổ nhanh, dễ làm trẻ bị sặc sữa.
- Sau khi trẻ bú xong, cha mẹ hãy loại bỏ hết lượng sữa còn trong miệng con mà bé chưa nuốt hết. Nhất là trước khi con ngủ, nếu không lượng sữa ấy dễ khiến trẻ bị sặc trong lúc ngủ.
- Luôn luôn vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú. Nên thiết lập giờ ăn và giờ ngủ cách xa nhau, tốt nhất là cho trẻ ăn khi tỉnh táo.
- Với các bé sơ sinh, tránh cho bú nằm.
Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa:
- Vỗ lưng: Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.
Khi trẻ bị sặc sữa, mẹ cần áp dụng sơ cứu bằng cách vỗ lưng - ấn ngực (Ảnh minh họa)
- Ấn ngực: Giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 của tay trái ấn vuông góc xuống sâu 1/3 dưới xương ức. Tốc độ ấn 1 lần /giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp nhau.
- Đánh giá dấu hiệu hồi phục: Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục, tiếp tục vỗ lưng - ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục (có thể 6 - 10 lần).
- Làm thông thoáng đường thở bằng cách hút mũi miệng: Trong khi thực hiện vỗ lưng - ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho trẻ, hút miệng trước, mũi sau. Nếu cấp cứu tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng, người cấp cứu có thể dùng miệng để hút nhanh cho trẻ. Khi trẻ đã hồi phục, vẫn phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi tiếp.
Dịch bệnh do virus corona lan rộng, bác sỹ Trần Quốc Khánh livestream hướng dẫn 15 cách phòng chống Được biết, virus corona lây truyền từ người sang người rất có thể là qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh, qua đường thở (nói chuyện, ho, hắt hơi), qua vật thể và bề mặt bị ô nhiễm. Trước tình trạng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới (nCov) vẫn chưa được kiểm soát, bác sỹ...