Mỹ thiếu đối sách ngăn người dân tham gia IS
Chính phủ Mỹ đang thất bại trong việc ngăn cản người dân gia nhập làn sóng người ngoại quốc theo IS sang Iraq và Syria tham chiến, với con số gần 30.000 người.
Các tay súng thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đang trấn áp người biểu tình phản đối tổ chức này tại thành phố Aleppo (Syria) – Ảnh: Reuters
AFP ngày 29.9 trích dẫn báo cáo của Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ cho biết cơ sở hạ tầng an ninh quốc gia nước này quá yếu kém để đối phó với “một rừng” cách thức liên lạc và chiêu dụ công dân Mỹ của các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Video đang HOT
“Chính phủ Mỹ thiếu một chiến thuật mang tầm quốc gia để chống lại việc đi lại của các phần tử khủng bố, cũng như không đưa ra được chiến thuật nào trong gần 10 năm qua”, báo cáo cho hay.
“Người dân Mỹ đang bị cực đoan hóa với tốc độ nhanh chưa từng thấy và điều này đang vượt quá năng lực giám sát và can thiệp của lực lượng hành pháp liên bang”, Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ cảnh báo.
Ngoài ra, các công cụ dành cho lực lượng hành pháp đã không được phát triển để theo kịp sự thay đổi của công nghệ, trong bối cảnh các nhóm Hồi giáo cực đoan tăng cường tận dụng website và ứng dụng để liên lạc với công dân Mỹ, khiến cho an ninh nước này chật vật tìm cách ngăn chặn các âm mưu và lộ trình di chuyển của khủng bố.
Báo cáo còn cho hay, một số tay súng ngoại quốc ban đầu chỉ định sang Syria để giúp lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, “nhưng hiện phần lớn đã gia nhập IS do bị lôi kéo bởi ý nghĩ được trở thành một phần trong &’nhà nước Hồi giáo’ mà nhóm này vẽ ra”.
Trong số các tay súng ngoại quốc có mặt trong hàng ngũ IS, có ít nhất 4.500 người phương Tây, theo báo cáo trên. Và đã có hơn 250 công dân Mỹ đã gia nhập hoặc cố gia nhập IS.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Mỹ: IS là nguyên nhân khiến dân Syria di cư tới châu Âu
Theo Đài TNHK, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 27/9 tuyên bố "cực đoan bạo động" là nguyên nhân chính gây đau khổ cho người dân ở Syria cũng như ở những nơi khác ở Trung ông, đẩy hàng nghìn người ra đi tìm nơi an toàn hơn ở châu Âu.
Người di cư xếp hàng nhận đồ ăn trên tàu Hải quân Đức sau khi được cứu vớt trên biển Địa Trung Hải ngày 27/9. (Nguồn: TTXVN)
Phát biểu tại Diễn đàn Chống khủng bố toàn cầu được tô chưc ở New York, Ngoại trưởng Mỹ cho rằng các phần tử hiếu chiến thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là "nguyên nhân chính gây ra thảm kịch này" và ông cũng chỉ ra các nhóm al-Qaeda, al-Shabab, Boko Haram và Lashkar-e Tayyiba là những nhóm khủng bố đã gây ra "một gánh nặng cực kỳ cho các quốc gia ở tiền tuyến."
Ông Kerry nói rằng vấn nạn cực đoan bạo động ở mỗi nước khác nhau, nhưng "để đánh bại chủ nghĩa khủng bố, chúng ta cần phải hành động vừa ở cấp địa phương vừa ở mức toàn cầu."
Ngoại trưởng Kerry nói các giới chức trên thế giới phải chặn đứng hành động của các nhóm cực đoan chiêu dụ khủng bố. Ông chỉ ra rằng cần tới một sáng kiến mới nhằm giúp "các chính phủ vốn gặp nhiều đe dọa nhất" tìm ra giải pháp để ngăn chặn "chủ nghĩa cực đoan ngay từ đầu" và để đưa những người từng bị cực đoan hóa hội nhập trở lại với cộng đồng của họ./.
Theo Vietnam
Gần 30.000 tay súng nước ngoài đổ bộ Iraq và Syria Số lượng chiến binh nước ngoài đổ tới Iraq và Syria để gia nhập các nhóm cực đoan trong 12 tháng qua đã tăng gấp đôi, lên tới 30.000 người. Các chiến binh IS diễu hành ở thành phố Raqqa, trung tâm đầu não của tổ chức khủng bố ở Syria. Ảnh: AP Trong số các chiến binh ngoại quốc đầu quân cho...