Mỹ theo dõi khả năng ‘vượt rào; của những loại vũ khí Ukraine sử dụng ở Kursk
Chính quyền Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các loai vũ khí được Ukraine sử dụng khi tiến sâu hơn vào lãnh thổ Nga, nhằm xác định liệu Kiev có tuân thủ các hạn chế của Washington đối với việc sử dụng vũ khí của Mỹ hay không.
Xe tăng của Ukraine ở tỉnh Sumy giáp biên giới với Nga. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Theo đài CNN, chính quyền Mỹ đã theo dõi chặt chẽ khi các lực lượng Ukraine tiến sâu hơn vào lãnh thổ Nga, một phần được hỗ trợ bởi vũ khí và thiết bị do Mỹ cung cấp. Điều này đã đặt ra câu hỏi về việc liệu Kiev có tuân thủ các hạn chế của chính quyền Tổng thống Biden đối với việc sử dụng vũ khí của Mỹ hay không.
Hai quan chức Mỹ xin giấu tên cho biết, Ukraine đã sử dụng vũ khí và phương tiện của Mỹ trong cuộc tấn công xuyên biên giới của mình, mặc dù chính quyền Tổng thống Biden đã đặt ra ranh giới về việc sử dụng vũ khí Mỹ ở Nga. Nguồn tin này không nêu chi tiết các ranh giới chính xác mà Mỹ đã đặt ra nhưng khẳng định Ukraine “về mặt kỹ thuật” không vi phạm các giới hạn do Mỹ áp đặt.
Trong một bức ảnh của Reuters chụp hôm 13/8, xuất hiện những chiếc Humvee do Mỹ sản xuất tiến vào tỉnh Kursk của Nga qua cửa khẩu biên giới gần Sudzha, bên lãnh thổ Nga.
Các quan chức cho biết Ukraine cũng đã sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS như một phần của chiến dịch, nhưng các phương tiện này dường như vẫn ở trong lãnh thổ Ukraine, sử dụng tên lửa GMLRS có tấm bắn xa để tấn công Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 15/8 công bố video từ thiết bị bay không người lái (UAV) cho thấy một bệ phóng HIMARS đang bắn tên lửa trong một khu rừng chỉ cách biên giới Nga-Ukraine chưa đầy 8km.
Các quan chức Mỹ nói rằng những hạn chế của Mỹ đối với việc sử dụng tên lửa ATACMS (tên lửa chiến thuật lục quân tầm xa) không thay đổi. Ukraine đã sử dụng ATACMS để tấn công các hệ thống phòng không của Nga ở bán đảo Crimea.
Video đang HOT
Hôm 16/8, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Ukraine có thể đã sử dụng HIMARS để phá hủy một cây cầu bắc qua sông Seym ở vùng Kursk, đồng thời cho biết thêm cuộc tấn công đã khiến các tình nguyện viên đang sơ tán dân thường thiệt mạng.
Tuy vậy, hiện chưa rõ các phương tiện của Mỹ đã được sử dụng ở mức độ nào trong chiến dịch ở Kursk.
Các kênh Telegram ủng hộ Nga đã lan truyền những hình ảnh cho thấy một đoàn xe Ukraine bị phá hủy ở tỉnh Kursk. CNN không thể xác định chính xác địa điểm chụp những bức ảnh này nhưng một trong những phương tiện bị phá hủy là chiếc Cougar MRAP do Mỹ sản xuất.
Một quan chức Mỹ cũng cho biết quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu Stryker do Mỹ sản xuất, có khả năng vận chuyển bộ binh trên chiến trường. Đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy một chiếc Stryker đã bị bắn hạ trong một khu vực nhiều cây cối ở Kursk, nhưng CNN không thể xác minh tuyên bố này.
Hôm 16/8, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, tướng Oleksandr Syrsky cho biết quân đội Ukraine, vốn đã vào sâu lãnh thổ Nga khoảng 35 km, vẫn đang tiến “ở một số khu vực từ 1 đến 3 km”. Hoạt động này đã đặt Điện Kremlin vào thế phòng thủ, buộc Nga phải đưa một bộ phận quân từ tiền tuyến về để đẩy lùi cuộc đột kích.
Theo hai quan chức Mỹ, Washington đã vạch ra ranh giới một khu vực phía Bắc Ukraine, và chỉ thị cho Kiev hạn chế sử dụng vũ khí Mỹ trong khu vực đó. Các quan chức không mô tả chính xác vị trí của vùng địa lý hoặc kích thước của nó, nhưng họ cho biết sự xâm nhập của Ukraine vẫn nằm trong ranh giới cho phép và hoạt động này không vi phạm chính sách của Mỹ liên quan đến việc sử dụng vũ khí của Mỹ trong xung đột với Nga.
Vì hoạt động tại Kursk vẫn nằm trong khu vực đã thỏa thuận nên các quan chức Mỹ cho biết nó không vi phạm “về mặt kỹ thuật” các giới hạn do Washington áp đặt. Một quan chức nói rằng cuộc tấn công của Ukraine tuân theo “khuôn khổ pháp luật” về chính sách của Mỹ, nhưng thừa nhận đó “không phải là những gì chúng tôi đã nghĩ đến”.
Cho đến nay Mỹ chưa công khai bày tỏ quan điểm về hành động của Ukraine tại Kursk, một chiến dịch mà các nhà phân tích phương Tây cho rằng đã đạt được thành công “đáng ngạc nhiên”. Chính quyền Tổng thống Biden đã không yêu cầu cho Kiev rút lực lượng của mình về, cũng như không hỗ trợ hoàn toàn cho chiến dịch này. Thay vào đó, Nhà Trắng đã thận trọng khi chỉ tuyên bố một cách công khai rằng họ sẽ tiếp tục ủng hộ khả năng tự vệ của Ukraine.
Các quan chức cho biết, điều đáng ngạc nhiên không kém là phản ứng chậm của Điện Kremlin trước vụ xâm nhập, đánh dấu lần đầu tiên Nga bị mất lãnh thổ có chủ quyền kể từ khi xung đột bùng nổ 2 năm trước tại Ukraine.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao của Mỹ đang cố gắng hiểu rõ hơn về mục tiêu của Kiev khi tiến hành cuộc tấn công vào Nga. Ukraine đã không thông báo trước cho Mỹ về cuộc tấn công và Mỹ vẫn chưa rõ mục tiêu lâu dài của hoạt động này là gì.
Khi được hỏi liệu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin có trao đổi với người đồng cấp Ukraine, Umerov rằng ông ủng hộ hoạt động này hay không, Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết: “Điều tôi có thể nói với bạn là chúng tôi ủng hộ ở điểm nào và đó là việc Ukraine tiếp tục tự vệ”.
Politico: Mỹ cho phép Ukraine tấn công bất kỳ nơi nào bên trong biên giới Nga
Tờ Politico đưa tin Mỹ đã cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ sản xuất ở bất kỳ đâu, không chỉ ở khu vực Kharkov.
Tên lửa được phóng từ Hệ thống Tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn các nguồn tin giấu tên, tờ Politico cho rằng động thái này không thể hiện sự thay đổi trong chính sách của Washington về việc Kiev sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp trong cuộc xung đột với Nga.
Cuối tháng 5, các phương tiện truyền thông đưa tin Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã lặng lẽ "bật đèn xanh" cho các cuộc tấn công của Ukraine bằng vũ khí của Mỹ bên trong lãnh thổ Nga vì "mục đích phản công ở khu vực Kharkov". Theo các báo cáo, lệnh cấm các cuộc tấn công sâu bên trong nước Nga bằng vũ khí tầm xa vẫn không thay đổi.
Trong cuộc phỏng vấn với ABC News vào đầu tháng này, ông Biden cũng làm rõ rằng Ukraine chỉ có thể sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất ở gần biên giới với Nga, nếu Moskva dùng vũ khí ở phía bên kia biên giới để tấn công các mục tiêu cụ thể ở Ukraine.
"Washington không cho phép Ukraine tấn công sâu hơn 320 km vào lãnh thổ Nga. Chúng tôi không cho phép họ tấn công vào Moskva, hay Điện Kremlin", ông giải thích rõ.
Tuy nhiên, các quan chức giấu tên nói chuyện với Politico đã xác nhận tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan vào đầu tuần này. Trong đó, ông Sullivan cho biết khả năng bắn vũ khí do Mỹ cung cấp của Kiev không chỉ giới hạn ở khu vực Kharkov.
"Phạm vi này sẽ mở rộng đến bất kỳ nơi nào, khi lực lượng Nga đi qua biên giới từ phía Nga sang phía Ukraine để kiểm soát thêm lãnh thổ Ukraine", ông Sullivan cho biết trong cuộc phỏng vấn với PBS hôm 18/6.
Ông Sullivan giải thích lực lượng Nga đang tiến vào khu vực Kharkov, nhưng nếu họ di chuyển qua biên giới ở một số khu vực khác, vũ khí của Mỹ cũng sẽ được sử dụng ở đó.
"Đây không phải là vấn đề địa lý. Đây là lẽ thường tình. Nếu Nga tấn công hoặc sắp tấn công Ukraine, thì việc để Ukraine đáp trả các lực lượng đang tấn công từ bên kia biên giới là điều hợp lý", ông nói.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần cảnh báo việc Mỹ và các đồng minh cung cấp vũ khí cho Kiev để tấn công sâu vào trong lãnh thổ Moskva. Điện Kremlin lập luận rằng các cuộc tấn công này đồng nghĩa với việc phương Tây trực tiếp tham gia xung đột, vì quân đội Ukraine không thể phóng các hệ thống tầm xa của nước ngoài mà không có sự hỗ trợ từ các quốc gia NATO.
Hôm 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Moskva sẽ không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho các quốc gia khác, bao gồm cả Triều Tiên, để đáp trả việc phương Tây cung cấp hệ thống tầm xa cho Ukraine.
Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng. Các đại biểu dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Fasano, Puglia, miền Nam Italy, ngày 13/6/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN Các đồng minh châu...