Mỹ thêm ‘nanh vuốt’ cho chiến hạm ven biển
Hải quân Mỹ đang nghiên cứu trang bị tên lửa Tomahawk cho phiên bản mới của tàu chiến ven biển LCS nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến trong tương lai.
Tạp chí National Interest cho biết, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện năng lực tác chiến cho chương trình tàu chiến ven biển LCS. Trọng tâm của chương trình nhấn mạnh đến tăng khả năng sống sót, hỏa lực mạnh hơn để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, tác chiến tàu mặt nước cùng lúc.
“Bạn có thể sử dụng cả hai nhiệm vụ cùng lúc. Điều này cung cấp cho hạm đội sự linh hoạt, vì bạn có thể sử dụng tàu theo nhiều cách ở nhiều địa điểm khác nhau”, đại úy Dan Brintzinghoffer, giám đốc chương trình LCS nói với Scout Warrior trong một cuộc phỏng vấn.
Sáng kiến phát triển biến thể mới của LCS được đề cập trong vài tháng gần đây theo chỉ đạo trước đó của cựu bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Ông Hagel đề xuất hải quân tìm kiếm một thiết kế tàu chiến ven biển mới có khả năng đa nhiệm để bổ sung cho LCS. Chương trình được gọi là “Chiến binh mặt nước cỡ nhỏ” (SSC).
SSC sẽ được tích hợp các công nghệ tác chiến mặt nước, chống ngầm với tên lửa chống hạm tầm xa, pháo hạm 76 mm, tên lửa Hellfire, pháo 30 mm để tác chiến cự ly gần và ngư lôi mạnh mẽ. Phiên bản mới được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mạnh hơn nhiều so với LCS.
Video đang HOT
Tàu chiến ven biển LCS, lớp Independence của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ
Về vũ khí chống hạm, hải quân đang xem xét tên lửa NSM tầm bắn 180 km do Thụy Điển sản xuất. Phiên bản sửa đổi từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, hoặc tên lửa tàng hình LRASM tầm bắn 370 km đang phát triển. Hiện tại, người ta vẫn chưa thể xác định phiên bản SSC mới có được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 hay không.
Nếu có hệ thống Mk41, tàu có thể sử dụng tên lửa Tomahawk hoặc tên lửa phòng không SM-6 để nâng cao khả năng phòng không vốn rất hạn chế trên phiên bản gốc của LCS. Ngoài ra, SSC được cấu hình theo công nghệ module cho phép dễ dàng tích hợp công nghệ và vũ khí mới trong tương lai, chẳng hạn như pháo laser, pháo ray điện từ.
Tàu hộ vệ tên lửa mới dự kiến bàn giao cho hải quân vào năm 2023 trong kế hoạch mua sắm 52 chiếc của chương trình LCS. Chương trình LCS được thiết kế để tác chiến ở khu vực gần bờ với công nghệ gói “nhiệm vụ hoán đổi” tùy thuộc vào yêu cầu tác chiến.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích và chuyên gia hải quân cho rằng, khả năng sống sót của LCS khá thấp mặc dù con tàu có tốc độ khá nhanh. Tốc độ tối đa tới 40 hải lý/giờ (khoảng 72 km/h) không giúp tàu giảm được khả năng bị tấn công, vì tàu không đủ vũ khí để tấn công hay phòng thủ.
Chương trình LCS từng vấp phải nhiều sự chỉ trích về năng lực tác chiến và khả năng sống sót. Cựu bộ trưởng Hagel đã dừng kế hoạch mua sắm LCS ở con số 32 thay vì 52 như trước đó. Sau đó, ông đã chấp nhận yêu cầu của hải quân mua sắm 20 chiếc thuộc phiên bản cải tiến của LCS.
Kế hoạch phát triển “Chiến binh mặt nước cỡ nhỏ” là một phần trong chiến lược “Phân tán mối đe dọa” nhằm trang bị tốt hơn cho Hải quân Mỹ để đối phó với các đối thủ mới nổi như Nga, Trung Quốc.
Theo_Zing News
Mỹ liên tiếp đưa cụm tác chiến tàu sân bay tới Địa Trung Hải
Hôm qua (8/6), cụm tác chiên tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Mỹ đã tiên vào Địa Trung Hải đê hô trợ các lợi ích an ninh quôc gia của Mỹ tại châu Âu. Đó là thông tin vừa được Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu đưa ra trong một thông cáo báo chí.
Trước đó, hồi đầu tuần, hải quân Mỹ đã triển khai cụm tác chiến tàu sân bay đầu tiên, đợt triển khai cùng một lúc nhiều cụm tác chiến tàu sân bay nhất kể từ năm 2012 tới vùng biển này.
Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu cho biết trong một thông cáo báo chí được đưa ra hôm qua (8/6) rằng: "Cụm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (IKE CSG) đã tiến vào Địa Trung Hải và vùng đảm trách của Hạm đội 6 trong ngày hôm nay để hỗ trợ các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ tại châu Âu".
Bên cạnh tàu sân bay USS Dwight Eisenhower (CVN 69), cụm tàu này còn bao gồm một liên đội không quân hạm gồm khoảng 80 chiếc máy bay các loại, các tàu tuần dương USS San Jacinto và USS Monterey và một liên đội tàu khu trục gồm các tàu USS Roosevelt, USS Mason, USS Nitze và USS Stout.
Theo thông cáo báo chí trên, trong khi triển khai tại Địa Trung Hải, cụm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower sẽ tham gia một cuộc diễn tập di chuyển (PASSEX) với các đơn vị hải quân Italia trong nhiều ngày.
Hôm 3-6, cụm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN 75) của hải quân Mỹ đã tiến hành các phi vụ không kích đầu tiên nhằm vào các mục tiêu của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria. Cụm tác chiến này bao gồm tàu sân bay USS Harry S. Truman, tàu tuần dương mang tên lửa điều khiển USS Anzio và tàu khu trục USS Gonzalez.
"Sự có mặt của 2 cụm tàu tác chiến trên ở Địa Trung Hải đã chứng minh cho cam kết đảm bảo an toàn và an ninh khu vực của Mỹ. Lực lượng này sẽ hoạt động tích cực hơn để hỗ trợ các đồng minh và đối tác châu Âu, phát hiện các mối đe dọa tiềm tàng và có khả năng thực hiện các hoạt động yểm trợ cho chiến dịch chống IS", thông cáo cho biết thêm.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Indonesia tiếp tục hứng chịu động đất mạnh Sau trận động đất mạnh 6,3 độ richter hôm qua, sáng nay, 9/6, Indonesia tiếp tục hứng chịu một trận động đất mạnh khác, cường độ 6,2 độ richter, ở ngoài khơi đảo Lombok. Trang tin Channel NewsAsia cho biết, hiện chưa có thông tin nào về thương vong hay thiệt hại do trận động đất này gây ra. Trận động đất, có...