Mỹ thay đổi chính sách xét nghiệm nCoV
Mỹ cho biết người tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV không cần làm xét nghiệm nếu không có biểu hiện nhiễm virus, làm dấy lên tranh cãi.
Những thay đổi mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ được thực hiện “lặng lẽ” trên trang web của cơ quan này hôm 24/8 trong bối cảnh truyền thông đang hoài nghi có can thiệp chính trị tới chính sách xét nghiệm.
Trang web của CDC trước đây viết: “Nên xét nghiệm cho tất cả những người tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV. Do khả năng lây nhiễm không triệu chứng, điều quan trọng là tất cả những người tiếp xúc với các ca nhiễm nCoV phải nhanh chóng được xác định và làm xét nghiệm”.
Tuy nhiên, hướng dẫn xét nghiệm của CDC hiện viết: “Nếu bạn đã tiếp xúc gần (trong khoảng 1,8m) với một ca nhiễm nCoV trong ít nhất 15 phút, song không xuất hiện triệu chứng, bạn không cần thiết phải xét nghiệm trừ khi bạn là người dễ bị tổn thương hoặc khi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay quan chức y tế địa phương khuyên bạn nên xét nghiệm”.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Galt, bang California, Mỹ, hôm 23/7. Ảnh: NYTimes.
Quan chức cấp cao Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Brett Giroir cho biết các hướng dẫn xét nghiệm mới của CDC đã được tham vấn và đóng góp tích cực từ các chuyên gia thuộc nhóm chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng.
Video đang HOT
Giroir không nói chi tiết về những bằng chứng mới dẫn tới thay đổi trong chính sách của CDC. Tuy nhiên, ông cho biết các tài liệu cần thiết đã được những quan chức cấp cao, bao gồm cả chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci, xem xét.
Fauci sau đó ngay lập tức phủ nhận, cho biết ông không tham gia bất cứ cuộc thảo luận nào liên quan tới các hướng dẫn xét nghiệm mới của CDC. “Tôi lo ngại điều này sẽ khiến mọi người nhận định không chính xác rằng lây nhiễm không triệu chứng không đáng quan tâm”, ông nói.
Nhiều chuyên gia y tế Mỹ cũng phản ứng mạnh mẽ với thay đổi của CDC. “Tôi vẫn không thể hiểu nổi cách CDC thay đổi hướng dẫn. Ước tính khoảng 40-50% ca nhiễm nCoV không triệu chứng. Những người đã phơi nhiễm virus cần biết điều này để bảo vệ thành viên gia đình và cộng đồng. Điều này dấy lên thắc mắc phải chăng sự thay đổi là do chúng ta không có đủ bộ xét nghiệm?”, Leana Wen, giáo sư tại Đại học George Washington, đăng trên Twitter.
Tổng thống Trump từng nhiều lần nói Mỹ nên thực hiện ít xét nghiệm hơn và đổ lỗi cho xét nghiệm rộng rãi khiến Mỹ “trông có vẻ như nước chống dịch kém”. Chính quyền Trump còn bị cáo buộc gây áp lực buộc CDC phải thay đổi hướng dẫn về việc mở cửa trở lại các trường học.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 24,3 triệu người nhiễm và gần 830.000 người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 6 triệu ca nhiễm và hơn 183.000 ca tử vong.
Trung Quốc phát triển tiêm kích tàng hình hai chỗ
Trung Quốc đang phát triển tiêm kích tàng hình chỗ ngồi hai bên dựa trên mẫu J-20, đóng vai trò máy bay cảnh báo sớm và trung tâm chỉ huy.
Viện Thiết kế máy bay Thành Đô (CADI), đơn vị chịu trách nhiệm phát triển chương trình J-20, đang nghiên cứu mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới. Mẫu tiêm kích này được cải tiến trên nền tảng tiêm kích tàng hình J-20, theo báo cáo được công ty Quantum Defence Cloud Technology có trụ sở tại Thâm Quyến công bố hồi đầu tuần trước.
Báo cáo này bao gồm bản phác thảo thiết kế của mẫu tiêm kích tàng hình có hai chỗ song song trong buồng lái, gần giống cách bố trí buồng lái tiêm kích bom Su-34 của Nga. Việc bố trí phi công ngồi cạnh nhau trong buồng lái giúp họ liên lạc và chia sẻ thông tin hiệu quả hơn so với cách sắp xếp chỗ ngồi trước sau.
"Mẫu máy bay thế hệ mới với khả năng tàng hình và bay vượt âm, có thể chỉ huy các máy bay không người lái (UAV), tiêm kích và thậm chí cả bệ phóng trên mặt đất, chiến hạm nổi lẫn tàu ngầm, biến nó thành một mẫu máy bay cảnh báo sớm cỡ nhỏ", báo cáo của CADI cho biết.
Phác thảo biến thể chỗ ngồi hai bên của tiêm kích J-20. Đồ họa: CADI.
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết mẫu máy bay này sẽ được trang bị vũ khí không đối không mới và không được sử dụng làm oanh tạc cơ, trái với đồn đoán trên truyền thông Trung Quốc.
"Đây không phải oanh tạc cơ thực sự. Để duy trì khả năng tàng hình và tính cơ động, toàn bộ tên lửa cần được đặt bên trong khoang vũ khí, do đó máy bay chỉ có thể mang theo vũ khí đối không hạng nhẹ", nguồn tin cho biết.
Các loại tên lửa hạng nặng có thể tấn công mục tiêu dưới đất và trên biển chỉ có thể lắp trên giá treo dưới cánh, làm giảm đáng kể khả năng tàng hình của mẫu máy bay mới.
"Tất cả oanh tạc cơ mang vũ khí hạng nặng đều dễ dàng bị lưới phòng không đối phương phát hiện", nguồn tin cho biết. "Do đó, mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi này không thể gây ra bất cứ mối đe dọa nào với căn cứ quân sự hoặc các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ", nguồn tin cho biết.
Phần lớn máy bay huấn luyện và một số oanh tạc cơ bố trí phi công chính chuyên điều khiển ngồi phía trước, phi công phụ điều khiển vũ khí ngồi phía sau. Thiết kế của mẫu tiêm kích tàng hình dựa trên J-20 với chỗ ngồi hai bên được giới chuyên gia nhận định là "đáng chú ý".
Tiêm kích J-20 của tại Triển lãm hàng không Quốc tế Trung Quốc ở thành phố Chu Hải, tháng 11/2018. Ảnh: AP.
Chuyên gia quân sự tại Hong Kong Tống Trung Bình cho rằng J-20 có thể được nâng cấp và sửa đổi thành các biến thể khác nhau do khả năng phát hiện mục tiêu mạnh mẽ, kết nối thông tin tình báo đa kênh và tác chiến điện tử.
"Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển mẫu máy bay mới nếu nó có thiết kế chỗ ngồi hai bên. Hình dáng khí động học của máy bay sẽ có những thay đổi lớn", Tống Trung Bình nói. "Mẫu máy bay sau đó sẽ không còn giống J-20 mà trở thành một kiểu máy bay mới".
CADI và Viện Thiết kế máy bay Thẩm Dương (SADI), đơn vị phát triển tiêm kích hạm J-15, đang chạy đua trong chương trình chế tạo tiêm kích mới có khả năng cạnh tranh với tiêm kích hạm thuộc dòng F-35 của Mỹ.
Covid-19 phá nát giấc mơ của tầng lớp trung lưu Ấn Độ Cho tới cuối tháng 3, Ashish Kumar vẫn đang sản xuất hộp nhựa đựng sôcôla cho Ferrero Rocher và thìa nhựa cho trứng Kinder Joy. Với tấm bằng về công nghệ khuôn nhựa, chàng trai 20 tuổi đã đặt bước chân đầu tiên lên nấc thang sự nghiệp mà mình đã chọn. Trong khi em trai của Kumar là Aditya chọn nghề luật,...