Mỹ thấy bị xúc phạm vì thông điệp của Tổng thống Nga Putin
Sau bài bình luận của Tổng thống Nga Putin gửi tới dân Mỹ, các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ hôm nay đã bày tỏ sự giận dữ vì cho rằng họ đã bị xúc phạm.
Ông Bob Menendez, thượng nghị sĩ Dân chủ từ bang New Jersey đã nói với CNN rằng: “Tôi đã đọc bài này khi đang ăn tối và nó làm tôi muốn ói”.
Ông John Boehner, Chủ tịch Hạ viện Mỹ thì cho rằng, ông đã bị xúc phạm. Còn Thượng nghị sĩ John McCain gọi bài báo của ông Putin là “sự xúc phạm đến trí thông minh của mỗi người dân Mỹ”.
Trước đó, trên tờ New York Times Tổng thống Putin đã bày tỏ ý kiến hoan nghênh tinh thần của ông Obama, khi đã theo đuổi các nỗ lực ngoại giao trong vấn đề Syria, tuy nhiên ông cũng đưa ra lời cảnh báo đối với dân Mỹ.
Ông Putin cho rằng, những sự kiện xung quanh vấn đề Syria gần đây, đã buộc ông phải lên tiếng trực tiếp với người dân Mỹ và các lãnh đạo chính trị của họ. Đây là việc làm rất quan trọng trong thời điểm hiện nay khi truyền thông giữa hai xã hội Nga-Mỹ đang có nhiều thiếu sót.
Tổng thống Nga Putin
Video đang HOT
Để dẫn chứng điều này, ông Putin cho rằng, quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đã đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh lạnh, nhưng cũng từng là đồng minh của nhau. Tổ chức quốc tế toàn cầu là Liên Hợp Quốc sau đó đã được thiết lập cũng là vì muốn ngăn sự tàn phá này xảy ra lần nữa. Và ông cho rằng những người sáng lập nên Liên Hợp Quốc hiểu rằng các quyết định ảnh hưởng đến chiến tranh và hòa bình chỉ có thể được đưa ra từ sự đồng thuận.
“Không ai muốn Liên Hợp Quốc phải chịu chung số phận như Hội Quốc Liên – tổ chức từng sụp đổ chỉ vì thiếu quyền lực thực tế. Điều này vẫn có thể xảy ra nếu như các quốc gia có tầm ảnh hưởng qua mặt Liên Hợp Quốc và tự ý hành động quân sự, mà không được sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an”, ông Putin nhấn mạnh.
Ông Putin cũng cảnh báo rõ ràng rằng, cuộc không kích mà Mỹ có thể tiến hành nhằm vào Syria, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nhiều quốc gia và nhiều lãnh đạo chính trị tôn giáo then chốt, sẽ chỉ khiến có thêm nhiều nạn nhân vô tội, bạo lực gia tăng và có thể kéo theo nhiều sự xung đột vượt qua cả biên giới Syria. Không những thế, theo ông Putin, cuộc chiến này cũng có thể xô đổ toàn bộ hệ thống luật quốc tế và trật tự quốc tế khỏi tình trạng cân bằng.
Tổng thống Nga cũng nhận định rằng, sự can thiệp quân sự vào các cuộc nội chiến ở các quốc gia nước ngoài đã trở thành chuyện quá quen thuộc với Hoa Kỳ. Và rằng, hàng triệu người trên khắp thế giới ngày càng không coi Mỹ là mẫu hình về dân chủ, mà là một quốc gia chỉ phụ thuộc vào vũ lực tàn bạo.
Trong khi đó, theo ông Putin, vũ lực là không hiệu quả khi Afghanistan vẫn đang quay cuồng, và không ai có thể nói điều gì sẽ xảy ra nếu như các lực lượng quốc tế rút đi. Libya thì đang bị chia cắt thành các bộ tộc và phe phái. Tại Iraq, cuộc nội chiến vẫn còn kéo dài, và hàng chục người thiệt mạng mỗi ngày…
Ông Putin khẳng định rằng: “Chúng tôi không bảo vệ chính quyền Syria, mà là bảo vệ luật quốc tế. Chúng tôi cần tới Hội đồng bảo an LHQ và tin tưởng rằng việc bảo toàn luật pháp và trật tự trong một thế giới phức tạp như hiện nay chính là một trong rất ít cách để giữ quan hệ quốc tế không rơi vào hỗn loạn”. Bởi theo ông, bất kể các cuộc không kích tấn công ra sao, các vũ khí tinh vi tới mức nào, thương vong của dân thường là điều không thể tránh khỏi, trong đó có người già, trẻ nhỏ, những đối tượng mà đáng ra cuộc không kích phải bảo vệ.
Ông Putin cũng gửi tới thông điệp rằng: “Nếu chúng ta có thể tránh được vũ lực trong vấn đề Syria, điều này sẽ giúp cải thiện bầu không khí quan hệ quốc tế và củng cố niềm tin giữa các bên. Đó sẽ là thắng lợi chung của chúng ta và mở cửa cho việc hợp tác trong các vấn đề then chốt khác”.
Theo ANTD
Báo Nhật: Trung Quốc không đủ tư cách "người duy trì trật tự thế giới"
Ngày 26/06, tờ "Sankei Shimbun" cho biết, măc dù có thể là từ sau chiến tranh lạnh đến nay, trật tự thế giới đều xoay quanh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng vai trò và năng lực của hai cường quốc này là hoàn toàn khác nhau.
Thông qua các hội nghị thượng đỉnh, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều hy vọng xây dựng được mối quan hệ mới giữa 2 cường quốc, nhưng xét về bản chất, đây chỉ là câu khẩu hiệu suông không phản ánh đúng tình hình thực tế.
So với quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ Mỹ - Trung Quốc khác biệt rất xa. Hiện Trung Quốc tuy là một cường quốc nhưng vẫn chưa đủ lực và không phải là cánh tay mà Mỹ cần nắm lấy để chung sức gánh vác nhiệm vụ "bảo vệ hòa bình và duy trì trật tự thế giới", điều này là rất rõ ràng.
Trong hội nghị thượng đỉnh lần này, lại một lần nữa Mỹ và Trung Quốc thể hiện sự bất đồng về quan điểm giá trị và các nguyên tắc cơ bản. Cả Washington và Bắc Kinh đều nhận thức được giữa 2 bên có nhiều vấn đề không thể thỏa hiệp, ví dụ như trong vấn đề tấn công mạng, cả 2 đều tự nhận là "Kẻ bị hại".
Về tiềm lực quân sự, Trung Quốc chưa đủ lực để làm đối trọng của Mỹ
Nhìn chung, cả Trung Quốc và Mỹ đều có những quan điểm và nguyên tắc không thể nhượng bộ. Trong các cuộc đối thoại thẳng thắn, Trung Quốc đều lấy tư cách của một "ông lớn", cái gì nên làm và cái gì không được làm đều trao đổi với Mỹ trên tư cách của "những cường quốc" với nhau.
Tuy vậy, trong các sự vụ quốc tế, nhất là trong vấn đề tranh chấp trên biển với các nước láng giềng, Trung Quốc đều lấy lấy "lợi ích cốt lõi" của mình làm mục đích cơ bản, điều này không giống với tư thái của một cường quốc, có đủ khả năng giải quyết công bằng và xử sự công tâm.
Trong những lĩnh vực không thuộc chế tài của luật quốc tế, ví dụ như vấn đề hacker tấn công mạng, chinh phục không gian vũ trụ, Trung Quốc không ngừng mở rộng phạm vi thế lực của mình, có những hành động làm dấy lên sự nghi ngờ về mục đích thực sự của họ.
Trung Quốc vừa nâng cấp máy bay ném bom H-6 và đe dọa sẽ sử dụng trên biển Đông
Còn trong các vấn đề được luật pháp quốc tế quy định, ví dụ như chủ quyền trên biển và lợi ích hải dương, Bắc Kinh lại luôn "tự do giải thích" luật pháp quốc tế theo ý chí của họ, để đạt được lợi ích quốc gia riêng của mình.
Tất cả những hành động này của Trung Quốc thực chất không có cống hiến gì cho lợi ích của cộng đồng quốc tế, mà còn gây thêm căng thẳng trong khu vực và trên thế giới, vì vậy họ không xứng đáng trở thành "Người bảo vệ hòa bình thế giới".
Theo ANTD
Không được luật ủng hộ, Trung Quốc dọa dẫm để chiếm Biển Đông Bắc Kinh kiên quyết từ chối không chịu giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là bởi vì họ hiểu rõ luật biển quốc tế được hầu hết các nước chấp nhận, trong đó có cả chính Trung Quốc, không ủng hộ cho những đòi hỏi chủ quyền...