Mỹ tháo “ngọc trai” khỏi chuỗi vòng cổ Trung Quốc
Tổng thống Myanmar Thein Sein sẽ đến Mỹ ngày 20/5 – chuyến thăm chính thức đầu tiên trong 47 năm qua.
Tổng thống Obama gặp Tổng thống Thein Sein khi đi thăm Myanmar (Ảnh: AP)
Những người ủng hộ cải thiện quan hệ Mỹ-Myanmar gọi chuyến thăm sắp tới là mốc quan trọng trong quan hệ song phương và là bằng chứng về sự hỗ trợ của Washington dành cho sự thay đổi dân chủ tại Myanmar.
Những người phê phán thì nhấn mạnh thực tế là tình trạng vi phạm nhân quyền tại Myanmar vẫn đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, như thường lệ, trong trường hợp này, nhân quyền chỉ là màn khói che giấu mục tiêu địa chính trị quan trọng hơn của Mỹ, đó là là đưa Myanmar ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và đảm bảo cho Washington một chỗ đứng trong khu vực chiến lược quan trọng này.
Gần nửa thế kỷ qua Myanmar được giới quân sự lãnh đạo. Phương Tây đã áp đặt lên quốc gia này các cơ chế trừng phạt cứng rắn, và trên thực tế từ lâu đồng minh duy nhất của Myanmar là Trung Quốc.
Năm 2011, tổng thống Myanmar Thein Sein đã thực hiện chính sách dân chủ trong nước và đường lối cởi mở hơn trong quan hệ với phương Tây. Hàng trăm tù nhân chính trị được ra tù, trong đó có lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, người trong nhiều năm bị quản thúc tại gia. Nhân vật được trao giải Nobel Hòa bình này đã được bầu vào Quốc hội.
Video đang HOT
Do đó, phương Tây đã làm dịu lập trường của mình và gỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar. Tháng 11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Myanmar.
Tuy nhiên, cải cách tại Myanmar chỉ mang tính nửa vời. Thậm chí xung đột sắc tộc và tôn giáo trong nước trong những năm gần đây còn gia tăng. Ông Boris Volkhonsky, chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược Nga nói: “Năm 2012, tại bang miền tây Rakhine, đám đông Phật tử chiếm đa số ở Myanmar đã càn quét, tàn sát người dân tộc thiểu số Hồi giáo. Hậu quả các cuộc bạo loạn, mà chính quyền và quân đội dung túng, nếu không nói là trực tiếp khuyến khích, là khoảng 200 người thiệt mạng, hơn 140.000 người mất nhà cửa và vẫn đang sống ở các trại tị nạn trong điều kiện kinh khủng.”
Trả lời phỏng vấn hãng tin Pháp AFP, ông Zaw Htay, Chánh Văn phòng của Tổng thống Thein Sein nói rằng việc người đứng đầu nhà nước Myanmar được mời tới Nhà Trắng thể hiện sự tán thành của Washington đối với “mùa xuân Myanmar” và là một dấu hiệu nữa cho thấy các cuộc cải cách tại quốc gia từng bị cô lập này là không thể đảo ngược.
Ông Zaw Htay nhấn mạnh rằng quốc gia của ông sẽ không đi tụt lùi trên con đường dân chủ, và rằng “mùa xuân Myanmar cụ thể hơn so với mùa xuân Arập và là hiện thân của những giá trị mà Mỹ hỗ trợ trên toàn thế giới”.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền chỉ ra thực tế rằng tổng thống Mỹ làm ngơ trước tội ác chống nhân loại và diệt chủng ở Myanmar, và thậm chí còn gọi tình hình hiện nay là “phân biệt chủng tộc.”
Ông Boris Volkhonsky nhận định: “Trên thực tế, vấn đề nhân quyền là bức màn khói che đậy những thứ quan trọng hơn. Myanmar là một trong những điểm quan trọng trong chiến lược &’chuỗi ngọc trai’ của Trung Quốc. Myanmar nằm trên con đường tắt tiềm năng vận chuyển hàng hóa từ châu Phi và Trung Đông tới miền nam Trung Quốc. Cảng Chauphyu nằm ở bang Rakhine đang được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc và có vai trò rất quan trọng. Cuối năm 2011, Mỹ công bố &’chiến lược thay đổi trục ảnh hưởng’ và &’quay trở lại châu Á’. Mục đích chính của chiến lược này hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.”
Xung đột dân tộc phù hợp với chiến lược này một cách hoàn hảo. Nguyên tắc cũ của “chia để trị” không chỉ có thể cản trở việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc, mà còn tạo cho Mỹ nhiều đòn bảy kiểm soát tình hình. Vì vậy, theo chuyên gia Volkhonsky, Washington sẽ tiếp tục xem xét vấn đề nhân quyền tại Myanmar một cách “có chọn lọc,” trên thực tế cũng giống như họ vẫn thực hiện ở các nước khác.
Theo Dantri
Dân mong muốn Trung ương đoàn kết, thống nhất cao trong hành động
Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng (khóa XI) bế mạc sáng 11.5, tại Hà Nội. Hội nghị đã bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa XI đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự lễ bế mạc hội nghị.
Đồng chí Trần Quốc Vượng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương - được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI.
Quan tâm đến Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng khóa XI vừa kết thúc, dư luận nhìn chung thấy mừng vì Trung ương (TƯ) đã thống nhất cao, ra được các nghị quyết, quyết định về 6 nội dung quan trọng. Mong muốn của nhân dân là TƯ đoàn kết, thống nhất cao trong hành động, đưa nghị quyết vào thực tiễn. Nhân dịp này, xin giới thiệu một số phân tích của các đồng chí từng là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng các thời kỳ về các nhiệm vụ mà Đảng ta sẽ triển khai, ngay sau hội nghị này.
Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQVN: Công tác dân vận là làm sao để dân dám nói...
Hội nghị bàn luận 6 vấn đề đều gắn kết mật thiết với nhau, có làm tốt cái này thì mới thành công cái kia, trong đó theo tôi vấn đề về sửa đổi Hiến pháp là trước tiên. Từ Hiến pháp sẽ cho ra hệ thống chính trị đúng. Hiến pháp sẽ định hình cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ".
Đặt vấn đề thảo luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận lúc này theo tôi là rất đúng. Vì hiện nay lòng tin của dân đối với Đảng phần nào bị giảm sút, cần phải lấy lại lòng tin vững chắc của dân với Đảng. Chúng ta đã có nghị quyết về giai cấp công nhân, nghị quyết về đại đoàn kết dân tộc, nghị quyết về nông dân, nghị quyết về Việt kiều... Việc thực hiện các nghị quyết này những năm qua còn hạn chế. Tôi vẫn nói rằng, nếu các nghị quyết này mà thực hiện được 60% thì cũng đã nổi bật.
Tham nhũng chủ yếu ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan dịch vụ. Làm sao để phát huy vai trò của người dân trong giám sát, phản biện xã hội? Tôi cho rằng, người dân biết hết, "ông công đoàn", "ông hội nông dân ", " ông cựu chiến binh"... biết hết, nhưng họ không dám nói.
Theo tôi, công tác dân vận là làm sao để dân dám nói. Tất cả các nơi đều có vai trò dân giám sát, đừng để vụ việc vỡ lở ra mới biết. Muốn vậy thì phải có cơ chế, cơ chế nhân dân làm chủ thế nào? Nếu không có cơ chế cụ thể thì làm sao dân thực hiện vai trò giám sát, phản biện được? Phải có cơ chế, chính sách làm chỗ dựa, để họ có quyền hẳn hoi..., những điều này phải rất cụ thể. Nên chăng trong hệ thống chính trị, trong Hiến pháp phải rõ vai trò của các tổ chức quần chúng?
Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng: Đây là dịp "lửa thử vàng" đối với cán bộ cách mạng chân chính
Tôi thấy mừng là TƯ có thống nhất cao về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4, khi khẳng định phải kiên quyết và kiên trì tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TƯ 4 để tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng vào cuối nhiệm kỳ này. Thông cáo từ hội nghị cho thấy TƯ chưa thỏa mãn với kết quả bước đầu, chỉ ra còn nhiều thiếu sót... Tôi đồng tình với TƯ là phải tiếp tục kiên trì và quyết liệt, và theo tôi không nên làm theo kiểu phong trào, phải làm thực chất để tạo được chuyển biến thực chất. Đối với các cán bộ cách mạng chân chính, đây là dịp "lửa thử vàng". Đã trở thành quy luật của nhân loại - quốc gia nào cũng coi trọng vai trò của dân, huống hồ ta là "nhà nước của dân, do dân, vì dân".
Về hệ thống chính trị, cần phải đổi mới, hoàn thiện để có một hệ thống chính trị tạo ra sức mạnh, chứ không phải nặng nề. Việc tách ra nhập vào đã đến lúc phải tổng kết nghiêm túc về việc này. Đổi mới phải thận trọng, không nên làm một lúc tất tật. Chỗ nào cần tổng kết, chỗ nào cần thay đổi, không níu kéo nhau, không chờ đợi nhau. Các ban Đảng cũng cần sắp xếp lại nếu tổng kết thấy cần, không chạy theo sức ép dư luận.
Có đặt mình vào trong cuộc mới thông cảm được khó khăn của TƯ, của Bộ Chính trị, tôi muốn nói là những tồn tại của Đảng có từ nhiều khóa, trong đó có trách nhiệm cá nhân tôi. Mong muốn của các đảng viên và nhân dân nói chung là sự đoàn kết thống nhất cao của TƯ trong hành động để đánh tan dư luận không đúng về nội bộ của Đảng.
Ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH: Đảng đang gánh nhiều việc của chính quyền
Tôi cho rằng hệ thống chính trị của ta đang có những vấn đề cần đặt ra, phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, và gắn nội dung này với nội dung bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là rất thích hợp. Tôi cho đây là nội dung trúng và phù hợp, kịp thời; tuy nhiên, ở tầm mức chiến lược chứ không phải ở tầm mức khắc phục hạn chế, yếu kém.
Nhân đây, tôi muốn thảo luận thêm về vấn đề này. Theo cơ chế hiện nay, Đảng ta đang phải gánh nhiều việc của chính quyền nên rất mất thời gian. Điều này không chỉ ở cơ sở, mà ở TƯ cũng vậy. Những vấn đề ở HĐND cũng vậy, bên cấp uỷ chỉ đạo quá sâu, không để HĐND chủ động và chịu trách nhiệm. Khi Đảng làm thay cả việc của các cơ quan khác thì Đảng sẽ không phát huy được vai trò chính của mình. Đây cũng là lý do, nguyên nhân dẫn tới có một số việc thuộc trách nhiệm của mình thì Đảng lại chưa làm tốt
Theo Dantri
Mất ăn mất ngủ vì khu mộ hoành tráng "mọc" sát nhà Môt khu mô hoành tráng được cho là của môt người "có máu mặt" ở thị trấn Cái Bè vừa được dựng lên giữa hai nhà dân, trong khu dân cư, khiên nhiêu người mất ăn mất ngủ. Ngày 7/5, PV Dân trí đã tới nhìn tân mắt khu mộ hoành tráng nằm giữa hai hộ gia đình tại tổ 17, khu vực...