Mỹ tham gia tập trận gần biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ với Trung Quốc
Cuộc diễn tập như một phần của chương trình tập trận chung thường niên lần thứ 18 được gọi là “ Yudh Abhyas” – hay “ Thực hành chiến tranh”.
Quân đội Mỹ và Ấn Độ sẽ tổ chức các cuộc tập trận ở Auli thuộc bang Uttarakhand, Ấn Độ vào giữa tháng 10. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, Mỹ sẽ tham gia một cuộc tập trận chung với Ấn Độ, cách biên giới tranh chấp của quốc gia Nam Á này với Trung Quốc gần 100 km.
Cuộc tập trận sẽ được tổ chức vào giữa tháng 10 tới ở độ cao 3.000 m thuộc khu vực Auli trên dãy núi Himalaya, bang Uttarakhand của Ấn Độ.
Auli cách “Ranh giới Kiểm soát Thực tế” (LAC) khoảng 95 km, một vùng đất giáp biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Video đang HOT
Khi được hỏi về các cuộc tập trận chung, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng quan hệ đối tác với Ấn Độ là “một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở”.
Người phát ngôn trên nêu rõ: “Một yếu tố quan trọng của nỗ lực rộng lớn này bao gồm các cuộc tập trận, huấn luyện và ‘Yudh Abhyas’ là một trong những cuộc tập trận song phương thường niên được thiết kế để cải thiện khả năng tương tác cũng như nâng cao năng lực của hai bên để giải quyết một loạt các thách thức an ninh khu vực”.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên căng thẳng kể từ cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai bên dãy Himalaya vào tháng 6/2020 khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Căng thẳng càng gia tăng gần đây khi Trung Quốc xây dựng một cây cầu bắc qua hồ Pangong Tso nằm dọc biên giới – một động thái bị chính phủ Ấn Độ lên án là “chiếm đóng bất hợp pháp”.
Trong chuyến thăm Ấn Độ năm nay, Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ Charles Flynn mô tả hoạt động xây dựng quân sự của Trung Quốc gần biên giới tranh chấp là “đáng báo động”.
Mặc dù căng thẳng gần đây đã giảm bớt, nhưng cả hai bên vẫn duy trì sự hiện diện quân đội lớn ở khu vực biên giới, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm tiềm ẩn trong trường hợp xảy ra các cuộc đụng độ bất ngờ.
Ấn Độ, Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết bất đồng
Ngày 25/3, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Ngoại trưởng nước này Subrahmanyam Jaishankar đã có các cuộc gặp riêng rẽ với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang ở thăm New Delhi, trong đó hai bên đều nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các bất đồng còn tồn đọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 7/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong cuộc gặp, Cố vấn An ninh Doval đã nhấn mạnh việc rút quân sớm và hoàn toàn khỏi khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước là chìa khóa để giải quyết các mâu thuẫn. Theo ông, việc duy trì tình hình hiện tại không phục vụ lợi ích chung của hai nước. Do đó, khôi phục hòa bình và sự yên bình sẽ giúp xây dựng lòng tin lẫn nhau và tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ tiến triển trong tương lai.
Về phần mình, Bộ trưởng Vương Nghị nhấn mạnh Trung Quốc và Ấn Độ nên kiên định với con đường phát triển của riêng mình, đồng thời cùng nỗ lực vì hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Ông đề xuất một cách tiếp cận 3 điểm để đạt được mục tiêu đó. Trước tiên, cả hai bên nên nhìn nhận quan hệ song phương với tầm nhìn dài hạn. Thứ hai, nên coi sự phát triển của mỗi bên với tâm lý đôi bên cùng có lợi. Thứ ba, cả hai nước nên tham gia vào tiến trình đa phương với tinh thần hợp tác.
Cũng trong ngày 25/3, phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp Vương Nghị, Ngoại trưởng Jaishankar cho biết đã nỗ lực truyền đạt quan điểm của Ấn Độ. Ông nhấn mạnh Ấn Độ xem việc rút hoàn toàn quân đội hai nước khỏi khu vực biên giới là "chìa khóa" để cải thiện quan hệ song phương.
Trong khi đó, Bộ trưởng Vương Nghị cho rằng hai bên cần giải quyết những khác biệt, nhấn mạnh thế giới sẽ lắng nghe nếu Trung Quốc và Ấn Độ có cùng chung tiếng nói.
Các cuộc gặp trên diễn ra sau khi Bộ trưởng Vương Nghị đến New Delhi vào tối 24/3. Đây là chuyến cấp cao nhất của một quan chức Trung Quốc tới Ấn Độ kể từ khi binh sĩ hai nước đụng độ lớn ở khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC) hồi năm 2020. Trước đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành cuộc đàm phán cấp Tư lệnh Quân đoàn lần thứ 15 vào ngày 11/3.
Theo tuyên bố chung sau đàm phán, giới chức Ấn Độ và Trung Quốc đã trao đổi quan điểm chi tiết về vấn đề này theo chỉ đạo của lãnh đạo hai nước để nỗ lực giải quyết sớm nhất các vấn đề còn tồn đọng. Hai bên tái khẳng định rằng một giải pháp như vậy sẽ giúp khôi phục hòa bình dọc LAC và thúc đẩy tiến triển trong quan hệ song phương. Hai bên cũng nhất trí từ nay đến lúc đạt được giải pháp sẽ duy trì an ninh và ổn định trên thực địa ở khu vực phía Tây.
Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã leo thang trở lại hồi đầu tháng 5/2020 trong bối cảnh hai bên triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ cùng nhiều vũ khí hạng nặng tại biên giới. Suốt hơn 80 năm qua, hai nước vẫn luôn mâu thuẫn về tuyến biên giới dài gần 3.500 km dọc dãy Himalaya và đụng độ vẫn thường xảy ra do các tuyên bố chồng lấn. Nhiều vòng đàm phán đã được tiến hành nhưng vẫn chưa thể đưa hai quốc gia đông dân nhất thế giới này đi đến đồng thuận về vấn đề biên giới.
Trung Quốc bị nghi xây cầu giúp chuyển quân nhanh hơn tới biên giới Ấn Độ Trung Quốc dường như đã xây cầu ở khu vực Hồ Pangong Tso ở Himalaya để có thể tăng tốc độ di chuyển quân tới gần biên giới với Ấn Độ. Hồ Pangong Tso (Ảnh: The Print). Báo The Print của Ấn Độ dẫn nguồn thạo tin cho biết, quân đội Trung Quốc dường như đã xây cầu băng qua phần hồ Pangong...