Mỹ tăng cường triển khai lực lượng tại Australia từ năm 2025
Mỹ sẽ triển khai máy bay tuần tra hàng hải và máy bay trinh sát hoạt động tại các căn cứ trên khắp miền Bắc Australia, đồng thời triển khai thường xuyên hơn các máy bay ném bom tại nước này.
Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Nguồn: AP)
Ngày 6/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã có cuộc họp với Ngoại trưởng Australia Penny Wong và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles, trong khuôn khổ Tham vấn cấp Bộ trưởng Australia-Mỹ (AUSMIN) thường niên tại thành phố Annapolis, bang Maryland, Mỹ.
Sau tham vấn, hai bên cho biết từ năm 2025, Australia sẽ bắt đầu hợp tác với Mỹ sản xuất vũ khí dẫn đường để tăng cường cung cấp cho các đồng minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở nước này, bao gồm cả máy bay ném bom.
Hai bên cũng đang nâng cấp các căn cứ không quân ở miền Bắc và miền Đông của Australia.
Video đang HOT
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết các lực lượng luân phiên của Mỹ sẽ gia tăng hiện diện ở Australia.
Điều này đồng nghĩa rằng sẽ có thêm máy bay tuần tra hàng hải và máy bay trinh sát hoạt động tại các căn cứ trên khắp miền Bắc Australia, cũng như việc triển khai thường xuyên hơn các máy bay ném bom của Mỹ tại quốc gia này.
Mỹ hiện không có căn cứ quân sự nào ở Australia, thay vào đó lực lượng Thủy quân Lục chiến nước này sẽ luân phiên triển khai 6 tháng mỗi năm tại thành phố Darwin, miền Bắc Australia.
Mỹ cũng đang xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng hải quân cũng như các phi đội trong các căn cứ của Australia.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cũng xác nhận việc hai nước hợp tác chặt chẽ hơn trong sản xuất vũ khí dẫn đường tại Australia.
Theo kế hoạch, Australia sẽ bắt đầu hợp tác sản xuất tên lửa dẫn đường vào năm tới, bao gồm cả Hệ thống tên lửa phóng loạt dẫn đường (GMLRS) được sử dụng ở Ukraine.
Tuyên bố chung sau cuộc tham vấn nêu rõ Nhật Bản sẽ tăng cường tập trận với Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Darwin.
Tuyên bố cũng lần đầu tiên đề cập đến quần đảo Cocos – lãnh thổ chiến lược của Australia tại khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời cho biết Mỹ hoan nghênh và sẽ hỗ trợ Australia hoàn thành kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng tại quần đảo này.
Quần đảo Cocos nằm cách đất liền Australia 3.000km về phía Tây.
Australia cho biết họ sẽ bắt đầu mở rộng sân bay tại đây để có thể vận hành các máy bay quân sự hạng nặng hơn, bao gồm cả máy bay chống tàu ngầm P-8A Poseidon./.
Papua New Guinea ước tính trên 2.000 người bị vùi lấp trong thảm họa sạt lở đất
Chính phủ Papua New Guinea ước tính trên 2.000 người có thể đã bị vùi lấp trong trận sạt lở đất cuối tuần qua tại nước này.
Hiện trường vụ lở đất tại Maip Mulitaka, tỉnh Enga, Papua New Guinea ngày 24/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Con số trên được đưa ra trong một bức thư của Trung tâm Thảm họa quốc gia Papua New Guinea gửi Liên hợp quốc. Bức thư đề ngày 26/5, được công bố ngày 27/5.
Ngôi làng Yambali có nhiều cư dân sinh sống ở tỉnh Enga, miền Bắc Papua New Guinea, gần như bị xóa sổ khi một mảng núi Mungalo sạt xuống rạng sáng 24/5, chôn vùi hơn 150 ngôi nhà khi người dân đang ngủ. Các cơ quan cứu trợ và lãnh đạo địa phương ban đầu lo ngại có khoảng 100 - 300 người đã thiệt mạng dưới bùn và đống đổ nát tại khu vực bị đất lở vùi lấp trải dài gần bằng 4 sân bóng đá cao gần bằng 2 tầng nhà. Sau đó, LHQ ước tính số nạn nhân thiệt mạng trên 670 người sau khi lãnh đạo địa phương và nhân viên cứu trợ thảm họa lưu ý số liệu chính thức chưa phản ánh đúng con số thực tế cư dân tại khu vực này.
Tuy nhiên, số liệu mới từ Trung tâm Thảm họa quốc gia Papua New Guinea gửi LHQ phản ánh thiệt hại có thể còn lớn hơn nhiều. Các cơ quan viện trợ ước tính trên 1.000 người đã phải sơ tán sau thảm họa, trong khi các điểm cung cấp thực phẩm và nước uống bị tàn phá.
Trong khi đó, LHQ cho biết lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người sống sót.
Quan chức Cơ quan di cư của LHQ Serhan Aktoprak cho biết đã hơn 3 ngày kể từ khi thảm họa xảy ra nên các nỗ lực cứu hộ đang phải chạy đua với thời gian. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ đang phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm. Tình trạng đá lở và nước ngầm chảy bên dưới các đống đổ nát khiến bề mặt hiện trường rất trơn trượt. Quan chức LHQ cho biết khoảng 250 ngôi nhà gần đó đã được sơ tán để đề phòng. Các đội cứu hộ khẩn cấp, do lực lượng quốc phòng Papua New Guinea dẫn đầu, đã có mặt tại hiện trường nhưng các thiết bị hạng nặng cần thiết cho công tác cứu hộ chưa thể tiếp cận ngôi làng hẻo lánh vì con đường chính vẫn bị cắt và lối vào duy nhất là bằng trực thăng.
Kể từ đầu năm, Papua New Guinea đã trải qua nhiều trận động đất, lũ lụt và lở đất, khiến việc triển khai các dịch vụ khẩn cấp và cứu hộ càng khó khăn hơn.
Chính phủ nước này vẫn tập trung vào việc dọn dẹp các mảnh vỡ và mở đường dẫn đến ngôi làng, chuẩn bị vận chuyển và phân phối thực phẩm, nước uống, đồng thời hỗ trợ thành lập các trung tâm tạm trú cho người sơ tán.
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia, ông Richard Marles, cho biết chính phủ nước này đã thảo luận việc cung cấp hỗ trợ cho Papua New Guinea trong những ngày qua. Phát biểu trên đài truyền hình ABC, ông Richard Marles cho biết Australia có thể hỗ trợ vận tải hàng không phục vụ các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ. Các quyết định hỗ trợ sẽ được đưa ra tùy theo tình hình thực tế và thông qua các cuộc thảo luận với chính phủ nước láng giềng.
Tiếp diễn các cuộc tấn công quy mô lớn tại Dải Gaza và Bờ Tây Các cuộc tấn công quy mô lớn giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas tiếp tục diễn ra tại Dải Gaza và vùng lãnh thổ Bờ Tây của Palestine rạng sáng 25/10, khiến nhiều người thiệt mạng. Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Israel xuống Gaza ngày 23/10/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Thông báo của cơ quan y tế...