Nỗ lực ngoại giao của Mỹ và đồng minh để ngăn chặn chiến tranh Trung Đông
Đ.ánh giá Trung Đông đang ở ‘thời khắc quan trọng’, Mỹ và các đồng minh đang tiến hành các hoạt động ngoại giao không ngừng nghỉ để xoa dịu căng thẳng trong khu vực.
Trung Đông dường như đang “nín thở” chờ xem Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này sẽ trả đũa như thế nào, sau khi Israel bị cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công á.m s.át thủ lĩnh cấp cao của Hamas và Hezbollah.
Các nguồn tin cho biết, Iran được cho là đang trong quá trình chuẩn bị trước khi tung đòn đáp trả Israel sau loạt động thái căng thẳng gần đây. Bằng chứng của sự trả đũa mới nhất là vụ 5 binh lính Mỹ và 2 nhà thầu bị thương trong một cuộc tấn công vào một căn cứ của Mỹ ở Iraq, được cho là do các nhóm được Iran hậu thuẫn thực hiện.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố Israel đã sẵn sàng cho mọi kịch bản, và nước này đang lâm vào một “cuộc chiến tranh đa mặt trận” với Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Iran. Về phía Iran, nước này tái khẳng định muốn tránh chiến tranh toàn diện với Israel, nhưng có quyền “trừng phạt” Israel theo luật pháp quốc tế. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cảnh báo về “hậu quả” đối với bất kỳ quốc gia nào ủng hộ Israel, một thông điệp rõ ràng nhắm vào Mỹ và các đồng minh.
Trong tình thế nước sôi lửa bỏng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ đang tham gia vào hoạt động ngoại giao mạnh mẽ, gần như suốt ngày đêm, với thông điệp tất cả các bên phải kiềm chế không leo thang.
“Chúng tôi tiếp tục làm việc tích cực để giảm căng thẳng ở Trung Đông và ngăn chặn xung đột lan rộng. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ Israel trước các cuộc tấn công từ các nhóm k.hủng b.ố hoặc những người bảo trợ của chúng, cũng như chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ binh sỹ của mình. Tuy nhiên các bên trong khu vực nên hiểu rằng các cuộc tấn công tiếp theo chỉ làm kéo dài xung đột, gây bất ổn, mất an ninh cho tất cả các bên, và các cuộc tấn công tiếp theo chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm mà không ai có thể dự đoán và không ai có thể kiểm soát. Điều cấp bách là các bên trong khu vực phải đ.ánh giá tình hình, hiểu được rủi ro tính toán sai lầm và đưa ra quyết định giúp xoa dịu căng thẳng, chứ không gây thêm căng thẳng”, ông Blinken nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Blinken đã hội đàm với các quan chức cấp cao của 2 nhà trung gian Qatar và Ai Cập. Tổng thống Joe Biden cũng đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Abdullah của Jordan.
Ngoài nỗ lực ngoại giao của Mỹ, Bộ trưởng ngoại giao Jordan Ayman Safadi đã có chuyến đi hiếm hoi tới Iran vào cuối tuần, gặp gỡ quyền bộ trưởng ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani. Qatar, quốc gia từng làm trung gian giữa Iran và Mỹ trong quá khứ, cũng đã liên lạc với Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Trung tướng lục quân Michael Kurilla, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, đơn vị giám sát các lực lượng Mỹ tại Trung Đông, đã có mặt tại Israel để tổ chức đ.ánh giá tình hình chung về các vấn đề an ninh và chiến lược, cũng như các hoạt động chuẩn bị chung trong khu vực.
Để ứng phó với một cuộc tấn công lớn của Iran có thể xảy ra, Israel đã kích hoạt một chiến hào chỉ huy bên dưới những ngọn đồi Jerusalem. Bên cạnh những thông điệp kiềm chế gửi tới Iran và Israel, Mỹ tin rằng việc “tháo ngòi nổ” lúc này chính là giải pháp chấm dứt giao tranh ở Gaza, nguyên nhân gốc rễ có thể làm dịu căng thẳng khu vực. Do đó, Mỹ đang gây sức ép buộc Israel tăng gấp đôi nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng b.ắn ở Gaza.
Iran nêu điều kiện để sớm hoàn tất đàm phán hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 11/3, Iran cho rằng các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này có thể sớm hoàn tất nếu phía các cường quốc thể hiện ý chí chính trị cần thiết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo hằng tuần ở thủ đô Tehran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Nasser Kanaani nhấn mạnh Iran cam kết tham gia đàm phán và khẳng định "nếu bên còn lại có ý chí chính trị cần thiết, các cuộc đàm phán đã được tiến hành có thể kết thúc trong thời gian ngắn nhất có thể, để tất cả các bên trở lại thực thi các cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận".
Phản ứng về những bình luận gần đây của Mỹ về chương trình hạt nhân của Iran, ông Kanaani nêu rõ Iran đang hợp tác đầy đủ với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) để tiếp tục giải đáp một số câu hỏi, cũng như một số vướng mắc về chương trình hạt nhân của nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran khẳng định chương trình hạt nhân của Tehran đang tiến triển phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của nước này được quy định trong thỏa thuận với IAEA.
Tại một cuộc họp hằng quý của Hội đồng Thống đốc IAEA mới đây, Mỹ đề nghị Iran "pha loãng toàn bộ uranium mà nước này đã làm giàu đến độ tinh khiết tới 60%, gần với mức 90% - cấp độ để sản xuất vũ khí".
Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) với nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng với Đức) vào tháng 7/2015. Theo thỏa thuận, Iran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc các nước phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết hạt nhân theo thỏa thuận. Các cuộc đàm phán về việc khôi phục JCPOA được bắt đầu vào tháng 4/2021 tại thủ đô Vienna của Áo. Đàm phán đã diễn ra nhiều vòng nhưng không đạt được đột phá đáng kể nào kể từ khi vòng đàm phán gần đây nhất kết thúc vào tháng 8/2022.
'Lò lửa' Trung Đông tăng nhiệt khi Iran quyết 'trừng phạt' Israel Sự căng thẳng gia tăng giữa Iran và Israel đang đặt toàn Trung Đông trên bờ vực của một cuộc xung đột quy mô lớn, nguy cơ lôi kéo sự can dự của nhiều quốc gia và nhóm vũ trang khác trong khu vực. Trung Đông bên bờ vực rơi vào vòng xoáy xung đột nguy hiểm. Ảnh: AFP/TTXVN Iran quyết trừng phạt...