Mỹ tăng cường hiện diện ở Thái Bình Dương
Tổng thống Micronesia Wesley Simina cho biết Mỹ đang xem xét các kế hoạch quốc phòng trên khắp Liên bang Micronesia (FSM).
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh kế hoạch nâng cấp sân bay trị giá 400 triệu USD ở Micronesia nhằm tăng cường khả năng phòng thủ ở Thái Bình Dương, theo The Guardian ngày 10.4.
Khu vực này ngày càng có tầm quan trọng chiến lược của Mỹ nhằm tranh giành ảnh hưởng với các đối thủ. Trong đó, Micronesia là một trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. Trước đó, hồi tháng 5.2023, Mỹ và Micronesia đã ký Hiệp ước Liên kết Tự do (COFA), quy định việc Washington sẽ viện trợ tài chính và hỗ trợ cho Micronesia, đổi lại lực lượng vũ trang Mỹ được độc quyền vận hành căn cứ tại đây.
Tổng thống Simina nói rằng: “Micronesia sẵn sàng cho Mỹ xem xét đối với bất kỳ hoạt động nào liên quan đến quốc phòng, bao gồm cả việc sử dụng đất đai và đại dương của nước này”.
(Từ trái sang) Tổng thống Micronesia David Panuelo, Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare và Thủ tướng Papua New Guinea James Marape tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – các quốc đảo Thái Bình Dương, ở Nhà Trắng ngày 5.10.2023. Ảnh REUTERS
Hiện Mỹ tiến hành nâng cấp sân bay trên đảo Yap (Micronesia) – một trong 4 bang hợp thành Micronesia. Lực lượng Không quân Mỹ cho biết Micronesia và đảo Yap “có vị trí chiến lược” ở phía tây Thái Bình Dương. Do đó, việc phát triển sân bay Yap là cần thiết vì có rất ít sân bay chuyển hướng hoặc dự phòng có sẵn để làm địa điểm phòng thủ tiềm năng của Mỹ trong khu vực. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang xem xét các bang còn lại là Chuuk, Pohnpei và Kosrae của Micronesia để tìm “các loại dự án mới”.
Về vấn đề tài chính, bà Katherine Koenig, người phát ngôn của phái đoàn Liên khu vực Mariana – nơi quản lý các hoạt động quân sự của Mỹ ở các khu vực Thái Bình Dương, cho biết ngân sách đề xuất của Mỹ cho năm tài chính 2025 có 400 triệu USD để phát triển sân bay và cảng biển Yap.
Dự án gồm có mở rộng đường băng để đáp ứng hoạt động cất và hạ cánh của các máy bay cỡ lớn hơn, từ đó hỗ trợ huấn luyện và sứ mệnh nhân đạo tại sân bay Yap. Bà Katherine cho biết, nếu được Quốc hội Mỹ thông qua, số tiền đầu tư ban đầu là 96 triệu USD vào năm 2025.
Đảo Yap sẽ là nơi diễn ra một phần trong các cuộc diễn tập quân sự gia tăng của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Nội dung tập trận đã được thảo luận trong cuộc gặp giữa Tổng thống Micronesia Simina và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ở Washington vào tháng 3.
Theo đó, ông Austin cho biết Mỹ và Micronesia thảo luận về “những cơ hội mới để hợp tác về thế trận phòng thủ giữa hai nước”. Còn về phía Micronesia, ông Simina cho biết ông đang làm việc với bộ quốc phòng và Không quân Mỹ về chi tiết của cuộc tập trận. “Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi không biết số lượng cuộc tập trận cụ thể sẽ được thực hiện ở đảo Yap mỗi năm hoặc mỗi tháng”, ông Simina trình bày thêm.
Tổng thống Liên bang Micronesia Wesley Simina. Ảnh AFP
Nhận định về sự kiện trên, ông Michael Walsh, nhà nghiên cứu liên khu vực tại Trung tâm Nghiên cứu Úc, New Zealand và Thái Bình Dương, cho rằng Mỹ đang tìm cách mở rộng các căn cứ không quân trong khu vực để tăng thêm “sự phức tạp” cho hoạt động của mình.
“Hy vọng rằng sự phức tạp ngày càng tăng này sẽ khiến đối thủ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc dự đoán chính xác cách quân đội Mỹ sẽ phản ứng trong trường hợp có bất kỳ thách thức quân sự nào”, ông Michael nói.
Tại sao bang Hawaii không được NATO bảo vệ?
Theo Tổng thống Simina, người dân đảo Yap rất dễ thích nghi và ủng hộ các hoạt động phát triển quốc phòng. Mặc dù có thể còn một số lo ngại, đặc biệt về vấn đề môi trường, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ biết rất rõ thách thức này.
Vào tháng 8.2023, chính phủ Micronesia tiết lộ kế hoạch của lực lượng Không quân Mỹ triển khai “các tài sản phòng không” tới đảo Yap. Tuy nhiên, thông tin chi tiết chưa được công bố. Ngoài Micronesia, Mỹ còn có các căn cứ quân sự ở các đảo quốc Thái Bình Dương khác là Palau và Quần đảo Marshall.
Mỹ ký thỏa thuận an ninh với 3 đảo quốc Thái Bình Dương
Các nhà lãnh đạo của 3 đảo quốc Thái Bình Dương đã lên tiếng khi một thỏa thuận kinh tế và an ninh mới với Mỹ được ký sau 5 tháng trì hoãn.
AFP hôm nay 11.3 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tuần qua đã ký các Hiệp ước Hiệp hội Tự do với lãnh đạo của 3 đảo quốc Thái Bình Dương gồm Palau, Quần đảo Marshall và Liên bang Micronesia.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một lần ký sắc lệnh hành pháp. Ảnh AFP
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cho hay Washington mong muốn được hợp tác với các đối tác Thái Bình Dương trong hai thập niên tới. Ông Blinken cho biết thêm những thỏa thuận mới có thời hạn 20 năm sẽ cung cấp cho 3 đảo quốc Thái Bình Dương tổng số tiền tài trợ là 7,1 tỉ USD.
Thỏa thuận mới mang lại cho 3 đảo quốc Thái Bình Dương sự đảm bảo về an ninh và ngân sách. Đổi lại, Washington có được ảnh hưởng và quyền bố trí các cơ sở quân sự trên một vùng trung tâm của Thái Bình Dương, theo AFP.
Tổng thống Quần đảo Marshall Hilda Heine cho hay thỏa thuận mới "thể hiện một bước tiến rất lớn trong nỗ lực chung và lâu dài của chúng tôi nhằm củng cố và cải thiện hiệp ước". Bà Heine còn nhấn mạnh thỏa thuận mới bao gồm 700 triệu USD dành cho Marshalls trong 4 năm tới.
Tổng thống Micronesia Wesley Simina thì mô tả việc ký kết hiệp ước là "một cột mốc quan trọng", "mở ra một chương mới trong quan hệ đối tác lâu dài của chúng tôi với Mỹ". Ông Simina cho biết thêm Micronesia sẽ nhận được khoản tài trợ cho giáo dục, chăm sóc y tế, các dự án môi trường và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Còn văn phòng của Tổng thống Palau Surangel Whipps Jr nói rằng đây là "tin tuyệt vời". Giới chức cho hay trong một tuyên bố rằng thỏa thuận mới bao gồm 889 triệu USD dành cho nước này.
Việc Tổng thống Biden ký kết các thỏa thuận nói trên kết thúc nhiều tháng trì hoãn ở Washington D.C.
Palau và Micronesia đã đồng ý gia hạn thỏa thuận vào giữa năm ngoái, và Quần đảo Marshall cũng đã có động thái tương tự vào tháng 10.2023, nhưng các nhà lập pháp Mỹ phải mất 5 tháng mới đạt được sự thống nhất về các hiệp ước.
Ngoại trưởng Vương Nghị: Mỹ 'nhận thức sai lầm' về Trung Quốc
Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Tổng thống Heine đã nói rằng sự chậm trễ này sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ của Mỹ với Marshalls, theo AFP.
Trong tháng trước, các nghị sĩ của cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa đã cảnh báo với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson rằng việc không phê chuẩn các hiệp ước với 3 đảo quốc nói trên sẽ là "món quà tự hủy hoại nhất mà Mỹ có thể tặng cho Trung Quốc ở Thái Bình Dương".
Mỹ níu kéo đối tác ở nam Thái Bình Dương Các đảo quốc trong khu vực ngày càng có thêm nhiều đối tác bên ngoài để lựa chọn hợp tác, và lại rất khôn khéo chơi con bài đối trọng. Văn kiện cuối cùng chưa được ký kết chính thức, nhưng Mỹ đã đàm phán thành công với Palau, Quần đảo Marshall và Cộng hòa Micronesia về thỏa thuận hợp tác mới thay...