Mỹ tăng áp lực để Tehran ngồi vào bàn đàm phán
Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Iran Brian Hook ngày 12.1 tuyên bố Washington sẽ không cấp thêm bất kỳ miễn trừ khỏi lệnh cấm nhập khẩu dầu Iran nào nữa.
Đợt trừng phạt nhắm vào các ngành vận tải biển, ngân hàng và năng lượng của quốc gia Trung Đông được Mỹ tái áp đặt vào tháng 11.2018. Nhưng thời điểm đó Washington cho phép 8 nhà nhập khẩu (có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc) tiếp tục mua dầu.
Xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu lớn của Iran – Ảnh: Reuters
Ông Hook từ chối cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ làm gì khi lệnh miễn trừ trên hết hạn vào tháng 5.2019, mà chỉ nhấn mạnh: “Iran đang ngày càng cảm thấy bị cô lập về kinh tế do trừng phạt chúng tôi ban hành. Chúng tôi muốn cắt đứt mọi nguồn thu cho chế độ này. 80% nguồn thu đến từ xuất khẩu dầu mỏ và đây là khoản tài trợ khủng bố hàng đầu”.
Video đang HOT
Cũng theo đặc phái viên Hook, chính quyền Tehran sẽ không chịu ngồi vào bàn đàm phán nếu không bị gây áp lực.
Đặc phái viên Hook khẳng định Mỹ muốn duy trì áp lực hòng buộc Iran ngồi lại đàm phán - Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) với lý do thỏa thuận không đề cập đến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran, những hoạt động hạt nhân của nước này sau năm 2025 (khi các điều khoản quan trọng của thỏa thuận hết hiệu lực) và vai trò trong các cuộc chiến tại Syria, Yemen. Ông muốn thông qua tái áp đặt trừng phạt nhằm buộc quốc gia Trung Đông tái đàm phán.
Iran từ chối thương lượng và luôn khẳng định chương trình tên lửa đạn đạo mà họ theo đuổi chỉ nhằm mục đích tự vệ.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Theo motthegioi
Thua lỗ, công ty vận tải biển rao bán cổ phần giá 1.200 đồng
Đó là giá chào bán cổ phần của Công ty cổ phần Vận tải biển và Thuê tàu Việt Nam vào đầu tháng 12 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Giá bán cổ phần của Vitranschart chỉ 1.200 đồng/cổ phần
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần Vận tải biển và Thuê tàu Việt Nam (Vitranschart) do Vinalines sở hữu vào ngày 5.12. Số cổ phần đấu giá chuyển nhượng lần này hơn 13,44 triệu cổ phần, tương đương 22,03% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 1.200 đồng/cổ phần. Nếu bán thành công, Vinalines sẽ thu về hơn 16 tỉ đồng.
Hiện tổng công ty đang nắm giữ 58,03% vốn điều lệ tại Vitranschart. Tiền thân của doanh ngiệp này là Công ty Vận tải biển miền Nam, được thành lập năm 1975. Ngành nghề kinh doanh chính gồm kinh doanh vận tải đường biển, đường thủy, khai thác cảng biển, cảng sông; kinh doanh kho, bãi; dịch vụ logistics...
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đến hết quý 2/2018, mức lỗ luỹ kế hơn 1.443 tỉ đồng và âm vốn chủ sở hữu 818,56 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tổng số nợ phải trả lên hơn 2.184,7 tỉ đồng, gấp 1,6 lần tổng tài sản của công ty. Do đó, công ty kiểm toán có đưa ra ý kiến bày tỏ sự lo ngại đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Vitranschart. Việc này phụ thuộc vào Ban tổng giám đốc có thể thu xếp được dòng tiền trong tương lai hay không.
Đề cập về lý do thoái vốn này, đại diện Vinalines cho biết nhằm để phân tán rủi ro. Ngành vận tải biển là ngành có nhiều rủi ro thể hiện qua việc tăng, giảm giá liên tục trong thời gian qua. Vì vậy, Nhà nước không nên kiểm soát chi phối ở ngành vận tải biển.
Tình trạng thua lỗ của nhiều công ty vận tải biển đã diễn ra nhiều năm qua và một số công ty đến nay vẫn chưa thoát lỗ. Ví dụ Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) đang "ngập chìm" trong khoản nợ hơn 3.100 tỉ đồng và tiếp tục lỗ hơn 52 tỉ đồng sau 6 tháng năm 2018...
Mai Phương
Theo thanhnien.vn
Vinalines vẫn lún sâu trong thua lỗ và nợ nần Vinalines lỗ gần 174,4 tỷ đồng sau 9 tháng và vẫn đang gánh khoản nợ hơn 20.051 tỷ đồng. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, mã chứng khoán MVN) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu 2018 với kết quả kinh doanh ảm đạm. 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp lỗ...